Khai thác và chế biến dầu khí
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: Khai thác và chế biến dầu khí thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
Điều kiện thuận lợi:
-Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, trong đó dầu khí là một nguồn năng lương quý giá.
-Vị trí địa lý ở mũi đầu khu vực Đông Nam Á với bờ biển trải dài, nhiều cảng biển,vùng biển rộng hơn l triệu km2 , có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Theo các nhà khoa học, trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa khoảng 10 tỷ tấn quy dầu, khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỷ m3 /năm. Trữ lượng khai thác ước tính của Việt Nam đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong Đông Nam Á (Theo Tạp chí Tài chính). Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 31 trên thế giới về sản lượng dầu thô và khí đốt
-Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật ngày một hoàn thiện.
-Sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
Thực trạng phát triển
- Tích cực: Dầu khí khai thác tăng từng năm, sản lượng dầu mỏ khai thác và xuất khẩu liên tục gia tăng với tốc độ bình quân đạt khoảng 15%/năm, trong đó xuất khẩu dầu đã giúp cho nước ta có nguồn thu ngoại tệ đáng kể, giảm tỷ lệ nhập siêu của nền kinh tế.
- Khó khăn: Tuy nhiên, phát triển Ngành dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, mức độ rủi ro cao, trình độ công nghệ khoa học hiện đại, tính quốc tế hóa rộng rãi… Trong khi nền công nghiệp dầu khí nước ta còn non trẻ, Kinh nghiệm tổ chức và quản lý chưa nhiều.
Do cần nguồn vốn lớn nên còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài -> Mức độ thăm dò không đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu ở vùng nước nông đến 200m với tổng diện tích các lô đã kí hợp đồng mới chiếm khỏng 1/3 diện tích thềm lục địa.
So với thứ hạng cao về trữ lượng dầu tự nhiên, Việt Nam lại có thứ hạng khai thác chưa cao vì rào cản trình độ: trình độ phát triển ngành dầu khí của Việt Nam còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao.
Các giải phát phát triển:
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành.
- Tạo lập môi trường: Hành lang pháp lý, mở cửa hội nhập sâu rộng.
-Các chính sách điều tiết, hỗ trợ của nhà nước: Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn ngân lực.
DẦU KHÍ LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÔ CÙNG QUÝ GIÁ ĐỐI VỚI BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO TRÊN THẾ GIỚI. NÓ LÀ NGUỒN CUNG CẤ NĂNG LƯỢNG VÔ CÙNG QUAN TRỌNG PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. ĐỐI VỚI NHỮNG QUỐC GIA ĐƯỢC THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI VỀ NGUỒN DẦU KHÍ THÌ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ LÀ MỘT YẾU TỐ CÓ Ý NGHĨA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHUNG CỦA ĐẤT NƯỚC. BỞI CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ NGÀY NAY LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, ĐI ĐẦU TRONG VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI NHẤT CỦA THẾ GIỚI.
Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng ngành dầu khí Việt nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng dầu khí của đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển ngành dầu khí hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu đầu tiên được khai thác vào tháng 6/1986 bởi Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô. Mỏ này nằm cách Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam.
Các dàn khoan dầu tại mỏ Bạch Hổ
Mỏ Rồng là mỏ thứ hai được Vietsovpetro đưa vào khai thác từ tháng 2/1994. Mỏ này nằm cách mỏ Bạch Hổ 33km về phía Tây Nam.
Mỏ Rạng Đông cách Bạch Hổ 60km về phía Đông Bắc, được khai thác từ tháng 8/1998, bởi công ty dầu Nhật Việt.
Mỏ Ruby nằm cách Vũng Tàu 150 km về phía Đông, được khai thác từ tháng 10/1998 bởi công ty dầu khí quốc gia Petronas
Mỏ Đại Hùng nằm cách Vũng Tàu 250 km về phía đông nam, là một mỏ có cấu tạo hết sức phúc tạp. Nhà thầu BHP, một tập đoàn dầu khí của Ô x trây li a được cấp giấy phép khai thác và mỏ này được khai thác từ tháng 10/1994. Sau đó, BHP đã chuyển nhượng giấy phép khai thác mỏ Đại Hùng cho Petronas (đầu năm 1997). Nhưng Petronas cũng không bù đắp được chi phí khai thác, nên đã quyết định chuyển nhượng việc khai thác mỏ này cho Petrovietnam. Và từ năm 1999, Vietsovpetro chính thức tiếp nhận điều hành khai thác mỏ Đại Hùng.
Mỏ dầu khí Bunga Kekwa được khai thác từ tháng 9 năm 1997, bởi Petronas và Tập đoàn dầu khí quốc tế IPC (International Petroleum Corp ).
Hiện nay, sản lượng khai thác gần 350 nghìn thùng dầu/ngày và trên 1,5 tỉ m3 khí một năm. Sự phân bố sản lượng dầu khai thác của các mỏ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Sản lượng khai thác dầu phân theo mỏ năm 1999
Tính đến ngày 12/6/2005, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã khai thác được tấn dầu quy đổi thứ 200 triệu từ thềm lục địa Việt Nam kể từ khi khai thác tấn đầu tiên vào tháng 6/1986.
Việc khai thác khí bắt đầu từ việc phát hiện ra mỏ Tiền Hải C tỉnh Thái Bình năm 1975 và được đưa vào khai thác năm 1981 với sản lượng 8,4 triệu m3 khí. Đến năm 2000, mỏ Tiền Hải C đã khai thác được 477,5 triệu m3 khí.
Việc nghiên cứu thăm dò khẳng định tiềm năng lớn về khí từ các bể trầm tích Đệ Tam đã đặt cơ sở cho việc quy hoạch tổng thể về công nghiệp khí, nhằm cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện tuôc bin khí, cho tiêu dùng trong gia đình, làm khí hóa lỏng (LPG),khí nén ( LNG), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. Dự án sử dụng khí đồng hành ở bể Cửu Long đã được triển khai. Cho đến nay, dự án này hoàn thành đã đảm bảo cung cấp 5 triệu m3 khí/ ngày cho các nhà nhà máy điện, 700- 800 tán khí hóa lỏng/ngày và từ 250 đến 300 tấn condensat/ ngày cho các nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Hiện nay cũng đang thực hiện dự án thu gom, vận chuyển khí từ mỏ Rạng Đông , Ruby về Bạch Hổ để đưa thêm vào bờ mỗi năm 350 triệu m3 khí.
Dự án khí đốt Nam Côn Sơn nhằm đưa khí thiên nhiên từ mỏ Lan Đỏ và Lan Tây vào bờ , với đường dẫn ống khí dài 398km đã được đưa vào hoạt động trong năm 2002, có công xuất 7 tỉ m3/ năm. Đến tháng 8/2004, đường ống này đã qua 2 năm hoạt động an toàn đạt 2 tỉ m3 khí thương phẩm.
Cùng với việc đẩy mạnh khai thác khí dầu, việc snar xuất điện tuôc bin khí, phát triển công nghiệp hóa dầu đã được từng bước triển khai. Tổ hợp khí điện- đạm ở Mĩ Xuân-Phú mĩ đã được xây dựng đi vào hoạt động mở rộng sản xất đến tháng 4/2005. Trung tâm điện lực Phú mĩ đã tiêu thụ gần 9 tỉ m3 khí, trong đó có 7 tỉ m3 khí đồng hành. Nhà máy đạm Phú Mĩ được khánh thành tháng 12/2004, công xuất thiết kế 2.200 tấn u rê/ ngày và 1.350 tấn ammonia/ ngày, sử dụng nguồn khí thiên nhiên tại các mỏ Bạch Hổ, bồn trũng Nam Côn Sơn. Tổ hợp khí điện – đạm Cà Mau cũng đã được khởi công, hoàn toàn bằng nguồn vốn trong nước (năm 2002.)
Điều kiện thuận lợi:
-Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, trong đó dầu khí là một nguồn năng lương quý giá.
-Vị trí địa lý ở mũi đầu khu vực Đông Nam Á với bờ biển trải dài, nhiều cảng biển,vùng biển rộng hơn l triệu km2 , có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Theo các nhà khoa học, trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa khoảng 10 tỷ tấn quy dầu, khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỷ m3 /năm. Trữ lượng khai thác ước tính của Việt Nam đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong Đông Nam Á (Theo Tạp chí Tài chính). Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 31 trên thế giới về sản lượng dầu thô và khí đốt
-Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật ngày một hoàn thiện.
-Sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
Thực trạng phát triển
- Tích cực: Dầu khí khai thác tăng từng năm, sản lượng dầu mỏ khai thác và xuất khẩu liên tục gia tăng với tốc độ bình quân đạt khoảng 15%/năm, trong đó xuất khẩu dầu đã giúp cho nước ta có nguồn thu ngoại tệ đáng kể, giảm tỷ lệ nhập siêu của nền kinh tế.
- Khó khăn: Tuy nhiên, phát triển Ngành dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, mức độ rủi ro cao, trình độ công nghệ khoa học hiện đại, tính quốc tế hóa rộng rãi… Trong khi nền công nghiệp dầu khí nước ta còn non trẻ, Kinh nghiệm tổ chức và quản lý chưa nhiều.
Do cần nguồn vốn lớn nên còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài -> Mức độ thăm dò không đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu ở vùng nước nông đến 200m với tổng diện tích các lô đã kí hợp đồng mới chiếm khỏng 1/3 diện tích thềm lục địa.
So với thứ hạng cao về trữ lượng dầu tự nhiên, Việt Nam lại có thứ hạng khai thác chưa cao vì rào cản trình độ: trình độ phát triển ngành dầu khí của Việt Nam còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao.
Các giải phát phát triển:
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành.
- Tạo lập môi trường: Hành lang pháp lý, mở cửa hội nhập sâu rộng.
-Các chính sách điều tiết, hỗ trợ của nhà nước: Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn ngân lực.
DẦU KHÍ LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÔ CÙNG QUÝ GIÁ ĐỐI VỚI BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO TRÊN THẾ GIỚI. NÓ LÀ NGUỒN CUNG CẤ NĂNG LƯỢNG VÔ CÙNG QUAN TRỌNG PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. ĐỐI VỚI NHỮNG QUỐC GIA ĐƯỢC THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI VỀ NGUỒN DẦU KHÍ THÌ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ LÀ MỘT YẾU TỐ CÓ Ý NGHĨA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHUNG CỦA ĐẤT NƯỚC. BỞI CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ NGÀY NAY LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, ĐI ĐẦU TRONG VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI NHẤT CỦA THẾ GIỚI.
Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng ngành dầu khí Việt nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng dầu khí của đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển ngành dầu khí hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu đầu tiên được khai thác vào tháng 6/1986 bởi Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô. Mỏ này nằm cách Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam.
Các dàn khoan dầu tại mỏ Bạch Hổ
Mỏ Rồng là mỏ thứ hai được Vietsovpetro đưa vào khai thác từ tháng 2/1994. Mỏ này nằm cách mỏ Bạch Hổ 33km về phía Tây Nam.
Mỏ Rạng Đông cách Bạch Hổ 60km về phía Đông Bắc, được khai thác từ tháng 8/1998, bởi công ty dầu Nhật Việt.
Mỏ Ruby nằm cách Vũng Tàu 150 km về phía Đông, được khai thác từ tháng 10/1998 bởi công ty dầu khí quốc gia Petronas
Mỏ Đại Hùng nằm cách Vũng Tàu 250 km về phía đông nam, là một mỏ có cấu tạo hết sức phúc tạp. Nhà thầu BHP, một tập đoàn dầu khí của Ô x trây li a được cấp giấy phép khai thác và mỏ này được khai thác từ tháng 10/1994. Sau đó, BHP đã chuyển nhượng giấy phép khai thác mỏ Đại Hùng cho Petronas (đầu năm 1997). Nhưng Petronas cũng không bù đắp được chi phí khai thác, nên đã quyết định chuyển nhượng việc khai thác mỏ này cho Petrovietnam. Và từ năm 1999, Vietsovpetro chính thức tiếp nhận điều hành khai thác mỏ Đại Hùng.
Mỏ dầu khí Bunga Kekwa được khai thác từ tháng 9 năm 1997, bởi Petronas và Tập đoàn dầu khí quốc tế IPC (International Petroleum Corp ).
Hiện nay, sản lượng khai thác gần 350 nghìn thùng dầu/ngày và trên 1,5 tỉ m3 khí một năm. Sự phân bố sản lượng dầu khai thác của các mỏ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Sản lượng khai thác dầu phân theo mỏ năm 1999
Tính đến ngày 12/6/2005, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã khai thác được tấn dầu quy đổi thứ 200 triệu từ thềm lục địa Việt Nam kể từ khi khai thác tấn đầu tiên vào tháng 6/1986.
Việc khai thác khí bắt đầu từ việc phát hiện ra mỏ Tiền Hải C tỉnh Thái Bình năm 1975 và được đưa vào khai thác năm 1981 với sản lượng 8,4 triệu m3 khí. Đến năm 2000, mỏ Tiền Hải C đã khai thác được 477,5 triệu m3 khí.
Việc nghiên cứu thăm dò khẳng định tiềm năng lớn về khí từ các bể trầm tích Đệ Tam đã đặt cơ sở cho việc quy hoạch tổng thể về công nghiệp khí, nhằm cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện tuôc bin khí, cho tiêu dùng trong gia đình, làm khí hóa lỏng (LPG),khí nén ( LNG), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. Dự án sử dụng khí đồng hành ở bể Cửu Long đã được triển khai. Cho đến nay, dự án này hoàn thành đã đảm bảo cung cấp 5 triệu m3 khí/ ngày cho các nhà nhà máy điện, 700- 800 tán khí hóa lỏng/ngày và từ 250 đến 300 tấn condensat/ ngày cho các nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Hiện nay cũng đang thực hiện dự án thu gom, vận chuyển khí từ mỏ Rạng Đông , Ruby về Bạch Hổ để đưa thêm vào bờ mỗi năm 350 triệu m3 khí.
Dự án khí đốt Nam Côn Sơn nhằm đưa khí thiên nhiên từ mỏ Lan Đỏ và Lan Tây vào bờ , với đường dẫn ống khí dài 398km đã được đưa vào hoạt động trong năm 2002, có công xuất 7 tỉ m3/ năm. Đến tháng 8/2004, đường ống này đã qua 2 năm hoạt động an toàn đạt 2 tỉ m3 khí thương phẩm.
Cùng với việc đẩy mạnh khai thác khí dầu, việc snar xuất điện tuôc bin khí, phát triển công nghiệp hóa dầu đã được từng bước triển khai. Tổ hợp khí điện- đạm ở Mĩ Xuân-Phú mĩ đã được xây dựng đi vào hoạt động mở rộng sản xất đến tháng 4/2005. Trung tâm điện lực Phú mĩ đã tiêu thụ gần 9 tỉ m3 khí, trong đó có 7 tỉ m3 khí đồng hành. Nhà máy đạm Phú Mĩ được khánh thành tháng 12/2004, công xuất thiết kế 2.200 tấn u rê/ ngày và 1.350 tấn ammonia/ ngày, sử dụng nguồn khí thiên nhiên tại các mỏ Bạch Hổ, bồn trũng Nam Côn Sơn. Tổ hợp khí điện – đạm Cà Mau cũng đã được khởi công, hoàn toàn bằng nguồn vốn trong nước (năm 2002.)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)