Khai thác Atlat địa lí Việt Nam

Chia sẻ bởi Vũ Hồng Hải | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
HỘI THẢO KỲ THI THPT QUỐC GIA
MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2017
Nội dung Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
Khai thác Át lát Địa lí Việt Nam
I. Phân tích đề minh họa và đề thử nghiệm, thấy:
Câu hỏi phần Kỹ năng khai thác Át lát là 5 câu tương ứng 1,25điểm (thi tự luận 2,0điểm). Trong đó:
Về nội dung có 3 câu địa lí ngành kinh tế, 2 câu địa lí tự nhiên.
(đề thử nghiệm đều hướng tới khai thác các biểu đồ trên lược đồ)
Về mức độ nhận thức:
+ Câu hỏi nhận biết 4 câu (từ câu 11, 12, 13,14)
+ Câu hỏi thông hiểu 1 câu (câu 24)


II. Hướng dẫn học sinh khai thác Átlat
Dựa vào lược đồ xác định đặc điểm phân bố của các đối tượng địa lí.
Xác định quy mô, cơ cấu của các Trung tâm kinh tế, TT công nghiệp, TT du lịch – qua biểu đồ trên lược đồ.



1. Các dạng câu hỏi theo mức độ nhận biết

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào?
Tây Trang, Lệ Thanh.
Cha Lo, Lao Bảo.
C. Nậm Cắn, Hoa Lư.
D. Nậm Cắn, Lệ Thanh.

Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
Hải Phòng, Vũng Tàu, Dung Quất.
Hải Phòng, Dung Quất, Vũng Tàu.
Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng.
Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng.
Xác định đặc điểm phân bố của các đối tượng địa lí.
Xác định quy mô, cơ cấu của các Trung tâm kinh tế, TT công nghiệp, TT du lịch.
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng của Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cần Thơ, Cà Mau.
C. Cà Mau, Long Xuyên. D. Sóc Trăng, Mỹ Tho.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng bao gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, đóng tàu.
B. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, chế biến nông sản.
C. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, luyện kim màu.
D. Cơ khí, dệt may, hóa chất –phân bón, điện tử, sản xuất ô tô.
2. Các dạng câu hỏi theo mức độ thông hiểu
Nhận xét, nhận định từ các biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng địa lí.

Xác định giá trị, tỉ trọng các thành phần hoặc ngành kinh tế.
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng về cơ cấu giá trị SXCN phân theo nhóm ngành?
A. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm ?
Diện tích tăng, sản lượng tăng.
Diện tích tăng, sản lượng giảm.
Diện tích giảm, sản lượng tăng
Diện tích giảm, sản lượng giảm.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta năm 2007 là:
A. 12.188 tỉ đồng
B. 26.620 tỉ đồng
C. 236.987 tỉ đồng
D. 89.378 tỉ đồng


3. Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để trả lời các câu hỏi về tình hình phát triển, phân bố của đối tượng địa lí.
Câu 1. Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90 % ?
A. Thái Bình. B. Thanh Hóa.
C. Hòa Bình. D. Nghệ An.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất?
A. Cần Thơ. B. Sóc Trăng.
C. An Giang. D. Trà Vinh.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm ?
Diện tích tăng, sản lượng tăng.
Diện tích tăng, sản lượng giảm.
Diện tích giảm, sản lượng tăng
Diện tích giảm, sản lượng giảm.

1. Phân tích đề
- Tổng số câu: 5; bảng số liệu: 3 câu, biểu đồ :2 câu
- Được chia thành các mức độ nhận thức như sau:
+ Nhận biết:
+ Thông hiểu: 01
+ Vận dụng thấp: 03
+ Vận dụng cao: 01
KĨ NĂNG BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
2. Các cách thường đặt câu hỏi khi hỏi về biểu đồ và bảng số liệu:
- Đề bài cho bảng số liệu, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu tìm nhận xét đúng hoặc không đúng
- Đề bài cho bảng số liệu, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu chọn loại biểu đồ thích hợp
- Đề bài cho biểu đồ, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào đó tìm nhận xét đúng hoặc không đúng, hoặc những lỗi sai trong biểu đồ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hồng Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)