Khái quát về thương mại điện tử

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Vương | Ngày 29/04/2019 | 280

Chia sẻ tài liệu: Khái quát về thương mại điện tử thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Khái quát về
thương mại
điện tử
Trần Thanh Hải
Vụ Thương mại Điện tử
Bộ Thương mại
Nội dung
TMĐT là gì?
TMĐT tại Việt Nam
Những vấn đề đặt ra khi triển khai TMĐT
Các giải pháp
Mở đầu
Thế giới đang biến đổi
Công cuộc đổi mới và mở cửa đưa nền kinh tế đi lên và giúp nâng cao nhận thức xã hội, tiếp cận công nghệ mới
Tiến trình hội nhập đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh
Con người luôn tìm kiếm công nghệ để nâng cao năng suất, thu lợi tối đa từ hoạt động thương mại
bánh xe, máy hơi nước, máy dệt, tàu hoả, cần cẩu, điện thoại, fax ... -> máy tính và Internet
Tiến bộ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
Thông tin nhiều hơn, nhanh hơn -> thu hẹp khoảng cách
Giao dịch mọi lúc, mọi nơi
TMĐT là gì?
TMĐT đơn giản là dùng phương thức điện tử để làm thương mại
E-commerce và e-business
Sự hình thành TMĐT
Từ những năm `70, các mạng VAN đã hoạt động và cung cấp dịch vụ EDI
Các hoạt động thanh toán, vận tải: ETF
Từ giữa những năm `90, công nghệ web phổ biến dẫn đến sự ra đời của hàng loạt website bán hàng, điển hình là Amazon và eBay -> thuật ngữ TMĐT xuất hiện
Tại sao người ta nói về TMĐT?
Mở rộng phạm vi tiếp thị
website không có biên giới
Giảm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch
email: tốc độ nhanh, thông tin nhiều
khoảng cách giao dịch càng xa, chi phí càng giảm
Khai thác được nguồn thông tin thương mại phong phú
thông tin 24/24h, cập nhật thường xuyên
tìm kiếm, liên lạc với đối tác và khách hàng
M-commerce, U-commerce
Tại sao người ta nói về TMĐT?
Người tiêu dùng
Đa dạng hoá khả năng lựa chọn
Mua sắm ở bất kỳ đâu và lúc nào
Hàng hóa số hoá có thể giao ngay
Đối với xã hội
tạo ra phong cách làm việc, kinh doanh mới
giúp các khu vực kém phát triển mở rộng thương mại
giúp DNVVN khắc phục điểm kém lợi thế
tạo ra động lực cải cách cho cơ quan nhà nước
Các hình thức của TMĐT
Dựa theo các chủ thể tham gia
B2B: mua bán nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm
B2C: bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
G2B: thu thuế, đấu thầu
G2C: nộp phí thủ tục hành chính, nộp phạt
C2C: mua bán rao vặt, đấu giá
Một cách nhìn khác
B2B
B2C
ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp
Những cái tên trong TMĐT
Amazon: bán lẻ
eBay: đấu giá giữa những người tiêu dùng với nhau
Paypal: dịch vụ thanh toán trực tuyến
Google: dịch vụ tìm kiếm thông tin, qua đó bán quảng cáo
Yahoo!: dịch vụ thư điện tử, chat, tìm kiếm thông tin, qua đó bán quảng cáo
Alibaba: bán buôn giữa các doanh nghiệp
Hạ tầng cơ sở cho TMĐT
Con người: nhận thức, văn hóa, tập quán
Xã hội: pháp luật, thuế, bảo hộ QSHTT, ...
ICT: máy tính, đường truyền, giá cả, ...
Mua bán
Đấu thầu
Sàn giao dịch
Quảng cáo
Giao kết hợp đồng
Thanh toán
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Một quy trình TMĐT
Quảng cáo
Đặt hàng
Phân phối
Thanh toán
hàng hóa số hóa
hàng hóa hữu hình
Một số minh họa (i)
Cửa hàng trên mạng
www.golmart.com.vn
www.vinagifts.net
www.chibaoshop.com.vn
www.vdcsieuthi.vnn.vn
Đấu giá qua mạng
www.saigonbid.com
www.saigondaugia.com
Dịch vụ trực tuyến
www.nhacso.net
alofun.vietnamnet.vn
Một số minh họa (ii)
Các sàn giao dịch
www.ecplaza.net
www.buyusa.com
www.alibaba.com
www.ecvn.gov.vn
www.vnet.com.vn
www.vnemart.com.vn
www.vietoffer.com
www.worldtradeb2b.com
www.e-vietnamlife.com
www.chodientu.com
Tại sao người ta e ngại TMĐT?
Người bán lo không thanh toán được
Người mua lo không nhận được hàng hoặc hàng sai quy cách
Người mua lo lộ thông tin về thẻ tín dụng
Các bên thứ ba
Làm thế nào để tin?
Xây dựng luật pháp
Tuyên truyền
Đào tạo -> biết rõ hơn, sẽ tin
Quan sát những mô hình thành công
Xây dựng lòng tin
DN lớn: dựa vào thương hiệu đã có
DN nhỏ, mới: bắt đầu xây dựng lòng tin từ đầu, từ xa -> khó khăn hơn
Chọn lĩnh vực, phương thức kinh doanh phù hợp
"Think globally, act locally"
TMĐT sẽ là lựa chọn bắt buộc, tự nhiên khi muốn hợp lý hoá từng công đoạn của quy trình kinh doanh và các điều kiện công nghệ chín muồi.
Hàng hoá thích hợp với TMĐT
Có độ tiêu chuẩn hoá cao: điện thoại, máy tính
Có thể số hoá: phần mềm, âm nhạc
Có thể mô phỏng cách trình bày: quần áo
Nội dung quan trọng hơn nhiều so với hình thức: sách, CD
Có giá trị cao, khối lượng nhỏ: vé máy bay
Đã có thương hiệu
Một số loại dịch vụ: giải trí, quảng cáo, truyền thông, tư vấn
Hàng hoá ít thích hợp với TMĐT
Có mệnh giá quá nhỏ hoặc quá lớn: hộp tăm, tàu thuỷ
Đòi hỏi có sự thẩm định cá nhân (hình thức hàng hóa quyết định giá trị): kim cương, đá quý, đồ cổ, vật đã sử dụng
TMĐT tại Việt Nam
TMĐT đang phát triển khá nhanh
Thương mại di động
Bình chọn thể thao, ca nhạc, tải nhạc chuông, hình nền, tra cứu điểm thi, ...
Dịch vụ giải trí trực tuyến
Gia tăng số lượng nhà cung cấp, đa dạng loại hình dịch vụ được cung cấp
Đem lại doanh thu lớn, tiềm năng phát triển cao
Chứng thực điện tử: VASC, VDC, Nacencom
Thanh toán điện tử: ACB, VCB, EAB
Những vấn đề đặt ra (i)
Hiểu biết, nhận thức về TMĐT
Thiếu lòng tin
khả năng gian lận do đặc thù của môi trường mạng
chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh
Sự cạnh tranh của doanh nghiệp TMĐT nước ngoài
Bao giờ Yahoo!, eBay, Google vào Việt Nam?
Thay đổi tập quán, thói quen mua sắm
tỷ lệ chuyển đổi từ người xem sang người mua
Thanh toán (ngân hàng)
số điểm chấp nhận thẻ chưa nhiều, thêm phí sử dụng thẻ
Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT
Những vấn đề đặt ra (ii)
An ninh - Bảo mật
chống ăn cắp số thẻ tín dụng
chống lừa đảo, gian lận thương mại
bí mật thông tin cá nhân, phòng chống virus, tấn công DoS
Chưa tạo được lợi thế thực sự giữa mua hàng trên mạng và truyền thống
ISBN và bán sách qua mạng
Các khái niệm mới
Tài sản ảo
Thống kê TMĐT
Quảng cáo trực tuyến, bán thuốc qua mạng
Đánh thuế trong TMĐT
Các bước tiếp theo cho TMĐT
Đối với các cơ quan nhà nước
Nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006 - 2010
Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về TMĐT
Ban hành kịp thời các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Thương mại
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với TMĐT
Tổ chức tốt các hoạt động liên quan tới TMĐT trong khuôn khổ APEC
Sở Thương mại / hiệp hội

Các bước tiếp theo cho TMĐT
Đối với doanh nghiệp
Chủ động tìm hiểu lợi ích của TMĐT
Xác định mô hình TMĐT thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp
Tích cực tham gia các sàn giao dịch TMĐT
Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về TMĐT
Vai trò các Sở Thương mại
Xây dựng và triển khai kế hoạch triển khai TMĐT tại địa phương
Góp ý cho chính sách, pháp luật về TMĐT
Phát hiện, nêu vấn đề thực tế TMĐT tại địa bàn
Đào tạo TMĐT cho các cơ quan QLNN và doanh nghiệp tại địa phương
Cung cấp trực tuyến dịch vụ công của Sở
Phối hợp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn pháp luật về TMĐT tại địa phương
Đầu mối tổng hợp, sơ kết, tổng kết về triển khai Kế hoạch tổng thể TMĐT 2006-2010
Kết luận
4 N cho thương mại điện tử
Nhận thức
Nhân lực
Nối mạng
Nội dung


Mọi ý kiến góp ý xin gửi về mục Diễn đàn
trên website Bộ Thương mại
www.mot.gov.vn
Thảo luận
Câu hỏi, thắc mắc về những vấn đề các giảng viên đã trình bày
Kiến nghị, đóng góp với chính sách, pháp luật của Nhà nước
Kinh nghiệm triển khai TMĐT, ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp mình hoặc những doanh nghiệp khác
Theo anh/chị, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi tham gia TMĐT là gì?
Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT?
Góp ý cho chương trình đào tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)