Khái quát cuộc đời Nguyễn Du

Chia sẻ bởi Cao Quynh Huong | Ngày 09/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Khái quát cuộc đời Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Quỳnh Lưu 1
CHÀO MỪNG TẬP THỂ LỚP 10D1
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Phần một: TÁC GIẢ
I - CUỘC ĐỜI.
Nguyễn Du
(1765-1820)
tên chữ: Tố Như
hiệu: Thanh Hiên
- Quê cha: Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam hào kiệt
1.Quê hương.
- Quê mẹ: Bắc Ninh hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ
- Quê vợ: Thái Bình, ông đã sống phiêu bạt nhiều năm ở đây
- Nơi sinh ra và lớn lên: Kinh thành Thăng Long nghìn năm
văn vật.
Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận
truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.
2. Gia đình.

- Sinh ra trong một gia đình
phong kiến quý tộc.

- Có truyền thống khoa bảng,
yêu văn hóa, văn học.
Nguyễn Du tiếp nhận truyền thống gia đình,
năng khiếu văn hóa có điều kiện để phát triển.
3. Thời đại.

- Sống trong thời đại bão táp của lịch sử:
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng
trầm trọng, nhân dân phải sống trong cảnh
nghèo khổ.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra,
đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
+ Triều Nguyễn được thiết lập.
Đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức tư tưởng
và tình cảm của Nguyễn Du
4. Những giai đoạn lớn trong cuộc đời Nguyễn Du.
a. Thời niên thiếu.

- Sống trong vàng son nhung lụa của một gia đình quý tộc.

Có hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa
và thân phận đau khổ của ca nhi, kĩ nữ
b. Thời thanh niên.

- 1783: thi Hương, đỗ tam trường và nhận một chức quan nhỏ
ở Thái Nguyên.
- 1789: Do biến cố lịch sử khiến gia đình li tán, ông phải nếm
trải cuộc sống nghèo khổ, bần hàn, loạn lạc.
- “Mười năm gió bụi” trên đất Thái Bình.
- Những tháng ngày ở quê cha Hà Tĩnh, sống cuộc sống như người đánh cá ở biển Đông và người đi săn ở núi Hồng Lĩnh.
Thấu hiểu cảnh nghèo khổ của nhân dân và lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ:
“Thôn ca sơ học tang ma ngữ.”
Tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của Nguyễn Du.
c. Thời trung niên và tuổi già.

- Làm quan bất đắc dĩ cho triều Nguyễn.

- 1813: Giữ chức Chánh Sứ đi sứ Trung Quốc.

- 1820: Được cử đi sứ Trung Quốc lần 2, nhưng chưa kịp lên
đường thì ông đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn
( 10/9/1820, tại Huế)
Dấu ấn vẫn in đậm trong thơ văn.
Cuộc đời Nguyễn Du đã phải nếm trải nhiều thăng
trầm và cay đắng.Tài năng thiên bẩm của ông hội
tụ tinh hoa của những vùng văn hóa lớn,cùng với
vốn sống, sự trải nghiệm phong phú và một trái tim
giàu lòng nhân ái .Nguyễn Du là thiên tài văn học,
nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, danh nhân văn hóa
thế giới. Con người kết hợp hài hòa giữa tâm và tài.
5. Một số hình ảnh về Nguyễn Du.
Lối vào khu vườn xưa của dòng họ Nguyễn tại Tiên Điền.
Đền thờ và mộ phần Quận công Nguyễn Nghiễm,
thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du ở thôn Minh Quang, xã Tiên Điền.
Tượng Nguyễn Du tại khu lưu niệm Tiên Điền.
Lăng mộ Đại thi hào Nguyễn Du
Độc bản Truyện Kiều
Một góc không gian trưng bày các hiện vật mà Đại thi hào
Nguyễn Du từng dùng lúc sinh thời.
- Năm 1965: Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.
Kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du
Bye bye!
See you again !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Quynh Huong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)