KHAI NIEM TRANG TRI
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: KHAI NIEM TRANG TRI thuộc Nghệ thuật
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
QUẢNG NGÃI
KHI NI?M TRANG TRÍ
BaøiHoc :Veõ trang trí
GV: Nguyễn Hữu Quang
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NGÃI
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
KHI NI?M TRANG TRÍ
GV: Nguyễn Hữu Quang
Học phần II: VẼ TRANG TRÍ (30 tiết)
Chương VII :
KHÁI NIỆM TRANG TRÍ
I. Khái niệm trang trí:
Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người,là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin,giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng,đường nét,màu sắc,khối lượng…để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần,thuận tiện cho lao động sản xuất,vui chơi,giải trí của con người hàng ngày.Trang trí là nhu cầu của trí tuệ,nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người,mỗi xã hội ,mỗi thời đại từ xưa đến nay.
H.1 : Trang trí dụng cụ lao động thô sơ thời kỳ Đông Sơn .
II. Mối quan hệ của trang trí với đời sống xã hội :
- Nghệ thuật trang trí cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều tác động trực tiếp đến tâm sinh lý của con người,mỗi một sản phẩm trang trí nhằm đáp ứng 2 yêu cầu đó là tính thực dụng và tính thẩm mỹ. Vì vậy nghệ thuật trang trí thường có những tác động trực tiếp đến tâm lý,tình cảm của con người.
- Từ xa xưa trang trí luôn luôn gắn bó với đời sống của con người, xung quanh chung ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí từ những đồ vật có kích thước nhỏ cho đến các công trình kiến trúc như : Nhà hát,công viên…thì hình dáng, màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo về trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.
Hình 2: Trống đồng Hoàng Hạ (Hà Nam)
Hình 3: Trang trí cổ Việt Nam
H.4: Chạm khắc đá thời Lý-Trần
H.4.1: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
TRANG TRÍ ĐIÊU KHẮC CỔ
-Người lao động nếu được làm việc trong một điều kiện môi trường thuận lợi (không gian thoáng đãng, màu sơn phù hợp trang nhã, phương tiện lao động gọn gàng, hình dáng và màu sắc phù hợp…thì chắc chắn có những tác động tích cực đến tâm lý của người lao động tạo tâm lý thoải mái, năng suất chất lượng và hiệu quả lao động sẽ cao hơn.
-Cuộc sống thường nhật của con người trong không gian thu hẹp của đời sống gia đình cũng vậy, sau buổi lao động mệt mỏi và căng thẳng, sức khỏe con người sẽ được phục hồi nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi yên tĩnh trong một căn phòng sắp xếp gọn gàng ngăn nắp,bên cạnh các vật dụng gia đình thích ứng có trang trí đẹp mắt, thuận tiện, căn phòng sáng sủa, màu sắc trang trí hài hòa…cũng sẽ đem lại những tác động tích cực đến đời sống tình cảm, tâm lý của mỗi người .
- Một lớp học nếu được trang trí đẹp, bày biện bàn ghế thuận tiện, trang trí lớp học sáng sủa, trong sáng hồn nhiên với những bức tranh trang trí, những hình ảnh sinh động gợi tính giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ thơ,chắc chắn lớp học đó sẽ gây được những ấn tượng đẹp, có tác dụng giáo dục lâu dài,bền vững ngay từ tuổi ấu thơ về tình cảm,đạo đức,nhân cách cho trẻ mãi sau này.
III. Tính dân tộc trong trang trí :
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có những nét độc đáo về thiên nhiên, về hình dáng con người,về cỏ cây hoa lá,về nếp sống, về phong tục tập quán…Những nét độc đáo ấy đã in sâu vào tiềm thức của từng con người của các dân tộc . Do đó không ở đâu mà tính dân tộc,truyền thống nghệ thuật dân tộc thể hiện rõ nét như trong nghệ thuật trang trí.
-Cùng với sự phát triển chung, trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí của lịch sử loài người,lịch sử phát triển của nghệ thuật trang trí nước ta cũng đã có những thành tựu quan trọng đánh dấu qua những giai đoạn, những thời kỳ phát triển đã tạo nên bản sắc riêng độc đáo của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Từ nghệ thuật của người Việt cổ được phát hiện qua các di chỉ Phùng Nguyên,Đồng Dậu,Văn Điển…với các loại hoa văn trang trí hình xoắn ốc, hình sin, hình kỷ hà được trang trí trên các vật dụng đồ dùng bằng đá, bằng xương, bằng đất nung đến nghệ thuật trang trí đồ dùng thời kỳ Lạc Việt mà trống đồng Ngọc Lũ,Hoàng Hạ là đại diện tiêu biểu,cho đến nghệ thuật các thời Đinh, Lê, Lý, Hậu Lê, Nguyễn … đã chứng tỏ Việt Nam có một nền nghệ thuật trang trí phát triển đậm đà bản sắc dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn, tiếp thu và phát huy.
H.6 : Kiến trúc chùa một cột ( Hà Nội )
H.5 : Tượng vũ nữ Apsara.
( Bảo tàng Chăm ở Đà nẵng )
TRANG TRÍ KIẾN TRÚC CỔ
H.6.1:Lan can thành bậc TK XI (Hưng Yên)
H.6.2 : Kiến trúc mái cong làng Đình Bảng
IV. Các loại hình trong trang trí :
Xã hội ngày càng phát triển thì các lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống của con người cũng phát triển theo một cách phong phú đa dạng. Đời sống tinh thần vật chất, tâm hồn, tình cảm con người ngày càng phong phú và trở thành một lực lượng thực tế ảnh hưởng sâu sắc đến chiều hướng phát triển của xã hội.
Mặt khác hoạt động xã hội của con người ngày càng mở rộng, mối quan hệ thực tiển giữa con người và thế giới ngày càng đa dạng, nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống càng nâng cao, đòi hỏi nghệ thuật trang trí cũng có những bước phát triển tương ứng nhằm phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ không ngừng được nâng cao và phát triển của con người.
Cuộc sống đa dạng và phong phú đòi hỏi có nhiều loại hình trang trí khác nhau để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Có thể nêu một số nghành trang trí chính như sau :
1-Trang trí trang phục :
Chuyên sáng tác và thiết kế các mẫu quần áo,mũ nón,giày dép..phục vụ cho thị hiếu và nhu cầu về ăn mặc trang phục của con người phù hợp với đặc điểm dân tộc, điều kiện khí hậu, thời tiết cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội .
H.7 : Trang trí trang phục
H.8 : Trang phục dân tộc Mường
2 –Trang trí mỹ nghệ :
Là ngành trang trí chuyên tạo dáng, sáng tác, chế tạo và trang trí làm đẹp các vật dụng đồ dùng sinh hoạt hàng ngày gắn bó mật thiết với đời sống con người như ấm chén, bát đĩa, giường tủ, bàn ghế,đồ mỹ nghệ, đồ trang sức cao cấp như vàng bạc, đá quí, pha lê, thủy tinh…
3-Trang trí nội ngoại thất:
Nghiên cứu bày biện, bố trí các vật dụng, các tác phẩm nghệ thuật trong nhà, trong câu lạc bộ, nhà văn hóa, ngoài công viên, quảng trường, nơi công cộng, tạo nên không khí vui tươi, trang nhã, ấm cúng hoặc trang nghiêm phù hợp với từng loại nội,ngoại thất như : Văn phòng , biệt thự, khách sạn, siêu thị …
4-Trang trí sân khấu, điện ảnh :
Chuyên thiết kế dàn dựng bố trí sân khấu, phông màn, y phục, đạo cụ, dàn dựng phim trường, phục chế cổ trang, hóa trang nhân vật và ánh sáng…phục vụ cho việc biểu diễn các tiết mục kịch,tuồng ,chèo, đóng phim và quay phim .
5-Trang trí tạo dáng công nghiệp :
Người họa sĩ tạo dáng công nghiệp phối hợp với kỹ sư thiết kế và kỷ thuật viên trong quá trình thiết kế tạo dáng nhằm tạo ra vẻ đẹp cho các thiết bị máy móc,từ các dụng cụ máy móc dùng trong đời sống gia đình như máy giặt,máy cassette, radio, máy khâu…cho đến chiếc xe máy, xe hơi, các công cụ sản xuất công nghiệp như máy dập, máy mài, máy tiện, kể cả tàu hỏa, máy bay…
6-Trang trí ấn loát :
Nghiên cứu trình bày làm đẹp và hấp dẫn các loại sách báo,tạp chí,mẫu mã bao bì, sáng tác các loại tem, tranh quảng cáo sản phẩm, tranh cổ động…
H. 9 : Ấn phẩm cổ động
H.10: Ấn phẩm quảng cáo âm nhạc,TP văn học
* Tóm lại :
Nghệ thuật trang trí có tác động lớn lao đối với đời sống xã hội, qua những sản phẩm được làm đẹp bởi nghệ thuật trang trí sẽ góp phần định hướng,giáo dục và xây dựng thị hiếu thẩm mỹ tốt cho con người, giúp hình thành một lối sống có văn hóa, có nhân cách.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÀO
GV: Nguyễn Hữu Quang
QUẢNG NGÃI
KHI NI?M TRANG TRÍ
BaøiHoc :Veõ trang trí
GV: Nguyễn Hữu Quang
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG NGÃI
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
KHI NI?M TRANG TRÍ
GV: Nguyễn Hữu Quang
Học phần II: VẼ TRANG TRÍ (30 tiết)
Chương VII :
KHÁI NIỆM TRANG TRÍ
I. Khái niệm trang trí:
Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người,là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin,giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng,đường nét,màu sắc,khối lượng…để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần,thuận tiện cho lao động sản xuất,vui chơi,giải trí của con người hàng ngày.Trang trí là nhu cầu của trí tuệ,nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người,mỗi xã hội ,mỗi thời đại từ xưa đến nay.
H.1 : Trang trí dụng cụ lao động thô sơ thời kỳ Đông Sơn .
II. Mối quan hệ của trang trí với đời sống xã hội :
- Nghệ thuật trang trí cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều tác động trực tiếp đến tâm sinh lý của con người,mỗi một sản phẩm trang trí nhằm đáp ứng 2 yêu cầu đó là tính thực dụng và tính thẩm mỹ. Vì vậy nghệ thuật trang trí thường có những tác động trực tiếp đến tâm lý,tình cảm của con người.
- Từ xa xưa trang trí luôn luôn gắn bó với đời sống của con người, xung quanh chung ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí từ những đồ vật có kích thước nhỏ cho đến các công trình kiến trúc như : Nhà hát,công viên…thì hình dáng, màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả đó nói lên sự sáng tạo về trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.
Hình 2: Trống đồng Hoàng Hạ (Hà Nam)
Hình 3: Trang trí cổ Việt Nam
H.4: Chạm khắc đá thời Lý-Trần
H.4.1: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
TRANG TRÍ ĐIÊU KHẮC CỔ
-Người lao động nếu được làm việc trong một điều kiện môi trường thuận lợi (không gian thoáng đãng, màu sơn phù hợp trang nhã, phương tiện lao động gọn gàng, hình dáng và màu sắc phù hợp…thì chắc chắn có những tác động tích cực đến tâm lý của người lao động tạo tâm lý thoải mái, năng suất chất lượng và hiệu quả lao động sẽ cao hơn.
-Cuộc sống thường nhật của con người trong không gian thu hẹp của đời sống gia đình cũng vậy, sau buổi lao động mệt mỏi và căng thẳng, sức khỏe con người sẽ được phục hồi nhanh chóng nếu được nghỉ ngơi yên tĩnh trong một căn phòng sắp xếp gọn gàng ngăn nắp,bên cạnh các vật dụng gia đình thích ứng có trang trí đẹp mắt, thuận tiện, căn phòng sáng sủa, màu sắc trang trí hài hòa…cũng sẽ đem lại những tác động tích cực đến đời sống tình cảm, tâm lý của mỗi người .
- Một lớp học nếu được trang trí đẹp, bày biện bàn ghế thuận tiện, trang trí lớp học sáng sủa, trong sáng hồn nhiên với những bức tranh trang trí, những hình ảnh sinh động gợi tính giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ thơ,chắc chắn lớp học đó sẽ gây được những ấn tượng đẹp, có tác dụng giáo dục lâu dài,bền vững ngay từ tuổi ấu thơ về tình cảm,đạo đức,nhân cách cho trẻ mãi sau này.
III. Tính dân tộc trong trang trí :
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có những nét độc đáo về thiên nhiên, về hình dáng con người,về cỏ cây hoa lá,về nếp sống, về phong tục tập quán…Những nét độc đáo ấy đã in sâu vào tiềm thức của từng con người của các dân tộc . Do đó không ở đâu mà tính dân tộc,truyền thống nghệ thuật dân tộc thể hiện rõ nét như trong nghệ thuật trang trí.
-Cùng với sự phát triển chung, trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí của lịch sử loài người,lịch sử phát triển của nghệ thuật trang trí nước ta cũng đã có những thành tựu quan trọng đánh dấu qua những giai đoạn, những thời kỳ phát triển đã tạo nên bản sắc riêng độc đáo của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Từ nghệ thuật của người Việt cổ được phát hiện qua các di chỉ Phùng Nguyên,Đồng Dậu,Văn Điển…với các loại hoa văn trang trí hình xoắn ốc, hình sin, hình kỷ hà được trang trí trên các vật dụng đồ dùng bằng đá, bằng xương, bằng đất nung đến nghệ thuật trang trí đồ dùng thời kỳ Lạc Việt mà trống đồng Ngọc Lũ,Hoàng Hạ là đại diện tiêu biểu,cho đến nghệ thuật các thời Đinh, Lê, Lý, Hậu Lê, Nguyễn … đã chứng tỏ Việt Nam có một nền nghệ thuật trang trí phát triển đậm đà bản sắc dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn, tiếp thu và phát huy.
H.6 : Kiến trúc chùa một cột ( Hà Nội )
H.5 : Tượng vũ nữ Apsara.
( Bảo tàng Chăm ở Đà nẵng )
TRANG TRÍ KIẾN TRÚC CỔ
H.6.1:Lan can thành bậc TK XI (Hưng Yên)
H.6.2 : Kiến trúc mái cong làng Đình Bảng
IV. Các loại hình trong trang trí :
Xã hội ngày càng phát triển thì các lĩnh vực hoạt động trong cuộc sống của con người cũng phát triển theo một cách phong phú đa dạng. Đời sống tinh thần vật chất, tâm hồn, tình cảm con người ngày càng phong phú và trở thành một lực lượng thực tế ảnh hưởng sâu sắc đến chiều hướng phát triển của xã hội.
Mặt khác hoạt động xã hội của con người ngày càng mở rộng, mối quan hệ thực tiển giữa con người và thế giới ngày càng đa dạng, nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống càng nâng cao, đòi hỏi nghệ thuật trang trí cũng có những bước phát triển tương ứng nhằm phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ không ngừng được nâng cao và phát triển của con người.
Cuộc sống đa dạng và phong phú đòi hỏi có nhiều loại hình trang trí khác nhau để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Có thể nêu một số nghành trang trí chính như sau :
1-Trang trí trang phục :
Chuyên sáng tác và thiết kế các mẫu quần áo,mũ nón,giày dép..phục vụ cho thị hiếu và nhu cầu về ăn mặc trang phục của con người phù hợp với đặc điểm dân tộc, điều kiện khí hậu, thời tiết cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội .
H.7 : Trang trí trang phục
H.8 : Trang phục dân tộc Mường
2 –Trang trí mỹ nghệ :
Là ngành trang trí chuyên tạo dáng, sáng tác, chế tạo và trang trí làm đẹp các vật dụng đồ dùng sinh hoạt hàng ngày gắn bó mật thiết với đời sống con người như ấm chén, bát đĩa, giường tủ, bàn ghế,đồ mỹ nghệ, đồ trang sức cao cấp như vàng bạc, đá quí, pha lê, thủy tinh…
3-Trang trí nội ngoại thất:
Nghiên cứu bày biện, bố trí các vật dụng, các tác phẩm nghệ thuật trong nhà, trong câu lạc bộ, nhà văn hóa, ngoài công viên, quảng trường, nơi công cộng, tạo nên không khí vui tươi, trang nhã, ấm cúng hoặc trang nghiêm phù hợp với từng loại nội,ngoại thất như : Văn phòng , biệt thự, khách sạn, siêu thị …
4-Trang trí sân khấu, điện ảnh :
Chuyên thiết kế dàn dựng bố trí sân khấu, phông màn, y phục, đạo cụ, dàn dựng phim trường, phục chế cổ trang, hóa trang nhân vật và ánh sáng…phục vụ cho việc biểu diễn các tiết mục kịch,tuồng ,chèo, đóng phim và quay phim .
5-Trang trí tạo dáng công nghiệp :
Người họa sĩ tạo dáng công nghiệp phối hợp với kỹ sư thiết kế và kỷ thuật viên trong quá trình thiết kế tạo dáng nhằm tạo ra vẻ đẹp cho các thiết bị máy móc,từ các dụng cụ máy móc dùng trong đời sống gia đình như máy giặt,máy cassette, radio, máy khâu…cho đến chiếc xe máy, xe hơi, các công cụ sản xuất công nghiệp như máy dập, máy mài, máy tiện, kể cả tàu hỏa, máy bay…
6-Trang trí ấn loát :
Nghiên cứu trình bày làm đẹp và hấp dẫn các loại sách báo,tạp chí,mẫu mã bao bì, sáng tác các loại tem, tranh quảng cáo sản phẩm, tranh cổ động…
H. 9 : Ấn phẩm cổ động
H.10: Ấn phẩm quảng cáo âm nhạc,TP văn học
* Tóm lại :
Nghệ thuật trang trí có tác động lớn lao đối với đời sống xã hội, qua những sản phẩm được làm đẹp bởi nghệ thuật trang trí sẽ góp phần định hướng,giáo dục và xây dựng thị hiếu thẩm mỹ tốt cho con người, giúp hình thành một lối sống có văn hóa, có nhân cách.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÀO
GV: Nguyễn Hữu Quang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)