Khai niem giao an dien tu
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Lộc |
Ngày 19/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: Khai niem giao an dien tu thuộc Công nghệ thông tin
Nội dung tài liệu:
Giáo án điện tử
Khái niệm
1. Thế nào là giáo án điện tử (tiêu chí đánh giá, yêu cầu...)
2. Thế nào là bài giảng điện tử?
3. Phân biệt giữa ứng dụng CNTT trong dạy học và Tích hợp CNTT trong dạy học?
Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử: nên dùng cho bài giảng sử dụng e Learning.
Đó là các cua học, các bài giảng được thiết kế trình bày bằng công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh, có tương tác và quản lí.
Bài giảng điện tử là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT (phần mềm, phần cứng). Trong tiếng Anh chỉ có thuật ngữ Lesson và Presentation, không có khái niệm e Lesson
Bài giảng điện tử
Giáo án tiếng Anh là lesson plan
Đó là bản kế hoạch (nên sẽ được soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản như Word, Writer...), trong đó mô tả rõ các hoạt động dạy và học cần chuẩn bị và thực hiện trong một bài giảng (thường chiếm 1-2 tiết học)
Ứng dụng CNTT trong dạy và học
Tích hợp CNTT trong dạy học là thuật ngữ dịch nguyên từ tiếng Anh sang
Giáo án dùng MS-Power Point
Phần bài giảng dùng powerpoint cần gọi chính xác là Trình bày bài giảng bằng powerpoint.
Hiện nay nhiều người quen gọi là Giáo án điện tử.
Nó là trình tự giảng dạy và nội dung đã chuẩn bị giảng dạy, có cả phần ghi chú để lúc giảng thì gợi mở thêm.
Phương tiện CNTT
Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất). Đây là dạng phổ biến nhất hiện song mọi người hay nhầm lẫn gọi đây là giáo án điện tử.
Vì vậy việc sử dụng Powerpoint soạn bài, có thể gọi là bản trình chiếu.
Sử dụng các công cụ thể hiện multimedia gồm văn bản text, âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh (image), video, hoạt hình (animation) cho chữ và hình, đồ hoạ (graphic)...
Phương tiện CNTT
Sử dụng flash là một định dạng nén của hãng Macromedia trước đây chứa video, các hoạt hình, âm thanh, truyền hình.... Đây là định dạng phổ biến và rất tiện để truyền tải thông tin hiện nay.
Các phần mềm soạn bài giảng hiện có rất nhiều và rất hiện đại, thường được gọi là authoring tools trong e Learning.
Giáo viên có thể ban đầu soạn bài giảng bằng Powerpoint, sau đó chuyển sang Authoring tools vì nó có chức năng chuyển đổi.
Phương tiện CNTT
Thông thường Bài giảng điện tử e Learning còn có thể có: Có video hình ảnh giáo viên giảng bài, có thể có bài thi kiểm tra với nhiều loại trắc nghiệm khác nhau, có thể chat giữa giáo viên và người học, có thể thăm dò ý kiến, có thể đưa vào một cách dễ dàng các mẩu multimedia.
Nhận xét
Bài giảng điện tử e Learning là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng điện tử bởi nó có thể chứa không chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hoá theo định dạng SCORM, AICC để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng (Learning Managment System: LMS).
Giáo viên cần
Có năng lực đề xuất phương án dạy học (project), thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học và các kỹ năng liên quan đến việc phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy học bằng máy tính như kỹ năng thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu
Kỹ năng đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh
Kỹ năng ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để viết các phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng sư phạm...
có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Những lỗi ở khâu chuẩn bị
+ Về nội dung, có thể do chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các slide hoặc do tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ học sinh (HS) không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do không có kinh nghiệm và kỹ năng tóm lược nội dung, hoặc tâm lý sính chữ
+ Về cấu trúc, bắt chước nguyên xi cấu trúc bài học trong sách giáo khoa, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với qui luật nhận thức của HS trong môi trường giảng dạy có thiết bị.
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu thiết kế
+ Số lượng slide thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Trong khi chỉ cần ít slide (10-12 slide/ tiết) với những nội dung và hình ảnh thật cô đọng và đắt
+ Việc phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/ tối, độ đậm/ nhạt, độ tương phản khiến cho các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu thiết kế
+ Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng. Các hiệu ứng về text và graphic có thể gây sự “chú ý không chỉ định” nơi học sinh, nếu quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng
+ Âm thanh là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu bị lạm dụng
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu dạy học trên lớp
+ Quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định
+ Do chưa làm chủ được công nghệ, ngại dừng lại việc trình chiếu để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp, không kết hợp được các phương pháp giảng dạy khác
KẾT LUẬN
Phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, cần sử dụng CNTT “đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Theo ý kiến của những thầy cô giáo có kinh nghiệm thì để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả, giáo viên cần phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường.
Khái niệm
1. Thế nào là giáo án điện tử (tiêu chí đánh giá, yêu cầu...)
2. Thế nào là bài giảng điện tử?
3. Phân biệt giữa ứng dụng CNTT trong dạy học và Tích hợp CNTT trong dạy học?
Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử: nên dùng cho bài giảng sử dụng e Learning.
Đó là các cua học, các bài giảng được thiết kế trình bày bằng công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh, có tương tác và quản lí.
Bài giảng điện tử là bài giảng được thể hiện qua các phương tiện CNTT (phần mềm, phần cứng). Trong tiếng Anh chỉ có thuật ngữ Lesson và Presentation, không có khái niệm e Lesson
Bài giảng điện tử
Giáo án tiếng Anh là lesson plan
Đó là bản kế hoạch (nên sẽ được soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản như Word, Writer...), trong đó mô tả rõ các hoạt động dạy và học cần chuẩn bị và thực hiện trong một bài giảng (thường chiếm 1-2 tiết học)
Ứng dụng CNTT trong dạy và học
Tích hợp CNTT trong dạy học là thuật ngữ dịch nguyên từ tiếng Anh sang
Giáo án dùng MS-Power Point
Phần bài giảng dùng powerpoint cần gọi chính xác là Trình bày bài giảng bằng powerpoint.
Hiện nay nhiều người quen gọi là Giáo án điện tử.
Nó là trình tự giảng dạy và nội dung đã chuẩn bị giảng dạy, có cả phần ghi chú để lúc giảng thì gợi mở thêm.
Phương tiện CNTT
Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất). Đây là dạng phổ biến nhất hiện song mọi người hay nhầm lẫn gọi đây là giáo án điện tử.
Vì vậy việc sử dụng Powerpoint soạn bài, có thể gọi là bản trình chiếu.
Sử dụng các công cụ thể hiện multimedia gồm văn bản text, âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh (image), video, hoạt hình (animation) cho chữ và hình, đồ hoạ (graphic)...
Phương tiện CNTT
Sử dụng flash là một định dạng nén của hãng Macromedia trước đây chứa video, các hoạt hình, âm thanh, truyền hình.... Đây là định dạng phổ biến và rất tiện để truyền tải thông tin hiện nay.
Các phần mềm soạn bài giảng hiện có rất nhiều và rất hiện đại, thường được gọi là authoring tools trong e Learning.
Giáo viên có thể ban đầu soạn bài giảng bằng Powerpoint, sau đó chuyển sang Authoring tools vì nó có chức năng chuyển đổi.
Phương tiện CNTT
Thông thường Bài giảng điện tử e Learning còn có thể có: Có video hình ảnh giáo viên giảng bài, có thể có bài thi kiểm tra với nhiều loại trắc nghiệm khác nhau, có thể chat giữa giáo viên và người học, có thể thăm dò ý kiến, có thể đưa vào một cách dễ dàng các mẩu multimedia.
Nhận xét
Bài giảng điện tử e Learning là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng điện tử bởi nó có thể chứa không chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hoá theo định dạng SCORM, AICC để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng (Learning Managment System: LMS).
Giáo viên cần
Có năng lực đề xuất phương án dạy học (project), thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học và các kỹ năng liên quan đến việc phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy học bằng máy tính như kỹ năng thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu
Kỹ năng đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh
Kỹ năng ứng dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để viết các phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng sư phạm...
có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Những lỗi ở khâu chuẩn bị
+ Về nội dung, có thể do chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các slide hoặc do tâm lý sợ dạy thiếu chương trình, sợ học sinh (HS) không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do không có kinh nghiệm và kỹ năng tóm lược nội dung, hoặc tâm lý sính chữ
+ Về cấu trúc, bắt chước nguyên xi cấu trúc bài học trong sách giáo khoa, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với qui luật nhận thức của HS trong môi trường giảng dạy có thiết bị.
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu thiết kế
+ Số lượng slide thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Trong khi chỉ cần ít slide (10-12 slide/ tiết) với những nội dung và hình ảnh thật cô đọng và đắt
+ Việc phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng/ tối, độ đậm/ nhạt, độ tương phản khiến cho các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu thiết kế
+ Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng. Các hiệu ứng về text và graphic có thể gây sự “chú ý không chỉ định” nơi học sinh, nếu quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng
+ Âm thanh là một yếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GV nếu bị lạm dụng
Những nhược điểm ở bước khởi đầu
Lỗi ở khâu dạy học trên lớp
+ Quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định
+ Do chưa làm chủ được công nghệ, ngại dừng lại việc trình chiếu để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp, không kết hợp được các phương pháp giảng dạy khác
KẾT LUẬN
Phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, cần sử dụng CNTT “đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Theo ý kiến của những thầy cô giáo có kinh nghiệm thì để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả, giáo viên cần phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Lộc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)