KH HỘI THI MÚA RỐI 2013-2014
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trinh |
Ngày 05/10/2018 |
133
Chia sẻ tài liệu: KH HỘI THI MÚA RỐI 2013-2014 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN THOẠI SƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 77 /KH-GDĐT
V/v tổ chức hội thi “Múa rối cho bé”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thoại Sơn, ngày 06 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi “Múa rối cho bé ”
Năm học 2013-2014
Căn cứ kế hoạch số 76/KH-SGDĐT ngày 11/9/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc tổ chức hội thi “Múa rối cho bé” cấp cơ sở năm học 2013-2014;
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thoại Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi “Múa rối cho bé ” năm học 2013-2014 với nội dung như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Hội thi múa rối nhằm tạo sân chơi bổ ích, nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt giáo dục ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
- Thông qua hội thi giúp các bé nhận thức sâu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, vốn phong phú đa dạng theo các vùng miền. Giáo dục các cháu tình yêu quê hương, đất nước tự hào về truyền thống dân tộc.
- Huy động sự tham gia cộng đồng và các bậc PHHS góp phần xây dựng phong trào thi đua chung của ngành học mầm non.
- Hội thi phải tạo được phong trào thi đua sôi nổi, giúp giáo viên của các trường mầm non huyện có dịp giao lưu học hỏi. Đảm bảo công tác tổ chức nghiêm túc, đánh giá kết quả chính xác, lựa chọn và khen thưởng những tiết mục đạt chất lượng cao.
II. Nội dung, hình thức và đối tượng dự thi (Tham khảo phụ lục kèm theo)
1. Nội dung
- Mỗi đơn vị dự thi 01 tiết mục múa rối do trẻ biểu diễn (Thời gian 10-15 phút)
- Kịch bản rối: Tự sáng tác hoặc cải biên từ chuyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại....Việt Nam. Nội dung kịch bản trong sáng, lành mạnh, mang yếu tố giáo dục và phù hợp trẻ mầm non.
2. Hình thức
- Thể loại: Múa rối cạn
- Hình thức: Rối tay, rối que, rối dây, người đội lốt rối.
- Cảnh trí, đạo cụ: Phù hợp với nội dung kịch bản, có tác dụng phục vụ trực tiếp cho vở diễn.
- Âm nhạc: Phù hợp nội dung kịch bản, khuyến khích sáng tác lời mới, làn điệu dân ca, đồng dao, ca dao, độc tấu...phù hợp độ tuổi mầm non.
3. Đối tượng
- Học sinh mẫu giáo 5 tuổi các trường mẫu giáo công lập và nhóm lớp ngoài công lập trong toàn huyện.
- Mỗi đội không quá 08 trẻ.
III. Thời gian tổ chức và hình thức đánh giá
1. Dự kiến thời gian tổ chức hội thi
- Cấp huyện: tháng 2/2014.
2. Hình thức đánh giá
- Chấm theo thang điểm: 20 điểm.
- Các yêu cầu chính đánh giá:
+ Đảm bảo tốt nội dung kịch bản theo yêu cầu (5 điểm ).
+ Đảm bảo tính nghệ thuật: Mỹ thuật tạo hình rối, cảnh trí, đạo cụ, thao tác sử dụng rối, lời thoại phù hợp nhân vật, thể hiện tốt xúc cảm, tình cảm nhân vật… (10 điểm).
+ Đảm bảo đối tượng theo yêu cầu (1 điểm).
+ Điểm ưu tiên: Kịch bản tự biên, nhạc nền tự sáng tác, kết hợp được các làn điệu dân ca, dân tộc phù hợp với nội dung kịch bản (4 điểm).
IV. Cơ cấu giải thưởng
- Giải chính:
01 Giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 03 giải khuyến khích.
- Giải phụ:
+ Kịch bản mang tính giáo dục (1giải).
+ Tạo hình rối đẹp nhất (1giải).
+ Sử dụng rối và thể hiện tốt vai nhân vật (1giải).
V. Kinh phí hội thi
1. Đối với trường mầm non công lập là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: kinh phí cho hội thi do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp quản lý hiện hành và được giao trong dự toán năm của cơ sở giáo dục.
2. Đối với trường mầm non ngoài công lập tự đảm bảo chi phí cho hội thi theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Yêu cầu các đơn vị tổ chức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 77 /KH-GDĐT
V/v tổ chức hội thi “Múa rối cho bé”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thoại Sơn, ngày 06 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi “Múa rối cho bé ”
Năm học 2013-2014
Căn cứ kế hoạch số 76/KH-SGDĐT ngày 11/9/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc tổ chức hội thi “Múa rối cho bé” cấp cơ sở năm học 2013-2014;
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thoại Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi “Múa rối cho bé ” năm học 2013-2014 với nội dung như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
- Hội thi múa rối nhằm tạo sân chơi bổ ích, nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đặc biệt giáo dục ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
- Thông qua hội thi giúp các bé nhận thức sâu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, vốn phong phú đa dạng theo các vùng miền. Giáo dục các cháu tình yêu quê hương, đất nước tự hào về truyền thống dân tộc.
- Huy động sự tham gia cộng đồng và các bậc PHHS góp phần xây dựng phong trào thi đua chung của ngành học mầm non.
- Hội thi phải tạo được phong trào thi đua sôi nổi, giúp giáo viên của các trường mầm non huyện có dịp giao lưu học hỏi. Đảm bảo công tác tổ chức nghiêm túc, đánh giá kết quả chính xác, lựa chọn và khen thưởng những tiết mục đạt chất lượng cao.
II. Nội dung, hình thức và đối tượng dự thi (Tham khảo phụ lục kèm theo)
1. Nội dung
- Mỗi đơn vị dự thi 01 tiết mục múa rối do trẻ biểu diễn (Thời gian 10-15 phút)
- Kịch bản rối: Tự sáng tác hoặc cải biên từ chuyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại....Việt Nam. Nội dung kịch bản trong sáng, lành mạnh, mang yếu tố giáo dục và phù hợp trẻ mầm non.
2. Hình thức
- Thể loại: Múa rối cạn
- Hình thức: Rối tay, rối que, rối dây, người đội lốt rối.
- Cảnh trí, đạo cụ: Phù hợp với nội dung kịch bản, có tác dụng phục vụ trực tiếp cho vở diễn.
- Âm nhạc: Phù hợp nội dung kịch bản, khuyến khích sáng tác lời mới, làn điệu dân ca, đồng dao, ca dao, độc tấu...phù hợp độ tuổi mầm non.
3. Đối tượng
- Học sinh mẫu giáo 5 tuổi các trường mẫu giáo công lập và nhóm lớp ngoài công lập trong toàn huyện.
- Mỗi đội không quá 08 trẻ.
III. Thời gian tổ chức và hình thức đánh giá
1. Dự kiến thời gian tổ chức hội thi
- Cấp huyện: tháng 2/2014.
2. Hình thức đánh giá
- Chấm theo thang điểm: 20 điểm.
- Các yêu cầu chính đánh giá:
+ Đảm bảo tốt nội dung kịch bản theo yêu cầu (5 điểm ).
+ Đảm bảo tính nghệ thuật: Mỹ thuật tạo hình rối, cảnh trí, đạo cụ, thao tác sử dụng rối, lời thoại phù hợp nhân vật, thể hiện tốt xúc cảm, tình cảm nhân vật… (10 điểm).
+ Đảm bảo đối tượng theo yêu cầu (1 điểm).
+ Điểm ưu tiên: Kịch bản tự biên, nhạc nền tự sáng tác, kết hợp được các làn điệu dân ca, dân tộc phù hợp với nội dung kịch bản (4 điểm).
IV. Cơ cấu giải thưởng
- Giải chính:
01 Giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 03 giải khuyến khích.
- Giải phụ:
+ Kịch bản mang tính giáo dục (1giải).
+ Tạo hình rối đẹp nhất (1giải).
+ Sử dụng rối và thể hiện tốt vai nhân vật (1giải).
V. Kinh phí hội thi
1. Đối với trường mầm non công lập là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: kinh phí cho hội thi do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp quản lý hiện hành và được giao trong dự toán năm của cơ sở giáo dục.
2. Đối với trường mầm non ngoài công lập tự đảm bảo chi phí cho hội thi theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Yêu cầu các đơn vị tổ chức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trinh
Dung lượng: 65.5 KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)