KH BDTX MODUN 19
Chia sẻ bởi Ngô Đình Lân |
Ngày 17/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: KH BDTX MODUN 19 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC TP NHA TRANG
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Module 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục không còn là vấn đề mới mẻ. Chúng ta đều thấy rõ và khẳng định công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý học sinh. Nhiều đơn vị trường học cũng đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên và học sinh như quản lý điểm, đồ dùng dạy học, thư viện, các phần mềm ứng dụng cho dạy học các bộ môn,... Tuy nhiên làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm.
Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4987/BGDĐT-CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “ Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm để giảng dạy ứng dụng CNTT’
(Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
II. NỘI DUNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.
Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao.
Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau:
+ Tính cần thiết
+ Tính chính xác
+ Độ tin cậy
+ Tính thời sự
Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý.Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiện điện tử)… Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Module 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục không còn là vấn đề mới mẻ. Chúng ta đều thấy rõ và khẳng định công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý học sinh. Nhiều đơn vị trường học cũng đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên và học sinh như quản lý điểm, đồ dùng dạy học, thư viện, các phần mềm ứng dụng cho dạy học các bộ môn,... Tuy nhiên làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm.
Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4987/BGDĐT-CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “ Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm để giảng dạy ứng dụng CNTT’
(Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
II. NỘI DUNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.
Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao.
Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau:
+ Tính cần thiết
+ Tính chính xác
+ Độ tin cậy
+ Tính thời sự
Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý.Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiện điện tử)… Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Đình Lân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)