Keo dat

Chia sẻ bởi Mai Văn Nguyên | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: keo dat thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ: KEO ĐẤT
Giáo viên hướng dẫn
Dương Minh Viễn
Nhóm SV thực hiện:
Mai Văn Nguyên
Hà Hữu Duy
Lê Thị bé Tí
Võ Tấn Lực
Nguyễn Thị Hồng Vân
Nguyễn Việt Hùng
Huỳnh Phan Thị Thùy Mỵ
KEO ĐẤT
Khái niệm keo đất:
Keo đất là những hạt có kích thước thuộc nhóm có cấp hạt nhỏ nhất của thành phần cơ giới đất (< 0.0001mm)
Cấu tạo keo đất:keo đất cấu tạo gồm 3 phần như sau:
+ Nhân keo: Là một tập hợp phân tử không mang điện. Có thể là chất vô cơ hoặc chất hữu cơ.
Vô cơ thường gặp là: H2SiO3, Fe(OH)3, Al(OH)3…. Bền trong dung
dịch, khó bị phá hủy.
Hữu cơ thường gặp là các acid mùn, protein…
Nhân ở trạng thái vô định hình hoặc tinh thể.




+Tầng ion quyết định điện thế.
Nằm sát nhân keo, tầng ion này quyết định điện thế của hạt keo, nếu là cation thì là keo dương, nếu là anion thì là keo âm.
Nhân + tầng ion quyết định điên thế gọi là vi lạp.

+ Tầng ion bù.
Là lớp ion bao bọc vi lạp, có điện lượng bằng điện lượng của lớp ion quyết định điện thế nhưng ngược dấu. Tầng ion này được chia thành hai lớp:
Lớp ion không di chuyển: nằm sát tầng ion quyết định điện thế.
Lớp ion khuếch tán: do nằm xa tầng ion quyết định điện thế nên linh động hơn, sự trao đổi ion của hạt keo với môi trường xảy ra ở lớp ion này.
Như vậy: - tầng ion quyết định điện thế + nhân gọi là vi lạp.
- vi lạp + lớp ion bù không di chuyển gọi là ion keo.
- Ion keo + lớp ion bù khuếch tán gọi là hạt keo.

+ Keo đất có kích thước nhỏ nên chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.

+ Chui qua giấy lọc định tính

+Không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

+Cấu trúc và thành phần hóa học rất phức tạp và khác nhau và ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý,hóa học cơ bản của đất.
Đặc tính keo đất
Quá trình hấp phụ
- Hấp phụ sinh học ; là khả năng sinh vật hút các ion trong đất, lien quan tới đời sống trong đất của các sinh vật sống trong đất sinh vật sống trong đất tham gia thực hiện quá trình này, liên quan tới rễ cây đang sống.Chúng hút dinh dưỡng khoáng trong đất hay là từ phân bón,tạo thành các hợp chất hữu cơ trong đất.Đây là dạng hấp phụ có chọn lọc,dạng hấp phụ này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển hóa các dạng phân đạm trong đất.Hấp phụ sinh học phụ thuộc vào độ ẩm,độ thoáng khí,nhiệt độ,các tính chất đất và cả chất hữu cơ có trong đất.
- Hấp phụ cơ học: đây là dạng hấp phụ theo kiểu đất giữ lại các hạt vật chất nhỏ(xác hữu cơ,hạt sét)trong khe hở hoặc trên bề mặt gồ ghề của mình (kích thước của khe hở phải nhỏ hơn kích thức của hạt vật chất,bề mặt cua hạt đất càng gồ ghề thì hấp phụ càng lớn).
Quá trình hấp phụ(tt)
- Hấp phụ lý học:đây là dạng hấp phụ theo kiểu tăng lên hoặc giảm đi nồng độ phân tử trên bề mặt hạt đất so với dung dịch tiếp xúc, dạng hấp phụ này xảy ra do đất có năng lượng bề mặt, hay còn gọi là hấp phụ phân tử.Hấp phụ lý học có thể là hấp phụ dương làm tăng nồng độ các chất trên bề mặt nhưng cũng có thể là hấp phụ âm,làm giảm nồng độ các chất trên bè mặt.Đây là cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng giữ đạm giúp cây trồng cạn chịu được hạn→hiện tượng ngưng tụ các phân tử nước.
Quá trình hấp phụ(tt)
- Hấp phụ hóa học: là khả năng của đất chuyển các chất ở dạng hòa tan thanh dạng kết tủa không tan hay ít tan,thông qua phản ứng hóa học tạo nên chất kết tủa cố định cho đất.(hiện tượng cố định lân trong đất chua).Nó có ý nghĩa rất lớn vì nó tích lũy được dinh dưỡng trong đất ,giảm được độc hại của một số nguyên tố.Tuy nhiên,hiện tượng này cũng gây bất lợi và giữ chặt lân trong đất,làm cho lân tổng số trong đất cao,lân dễ tiêu laị thấp,hạn chế việc cung cấp dinh dưỡng lân cho cây.
- Hấp phụ lý hóa học :(dạng hấp phụ trao đổi ion) là đặc tính của keo đất có thể trao đổi ion trong dung dịch đất .Thực chất đây là sự trao đổi ion giữa keo đất với các cation trong dung dịch đất.
Vai trò của keo đất đối với độ phì của đất
Keo đất đóng vai trò quyết định đối với sự hấp phụ của đất. Thành phần keo đất khác nhau sự hấp phụ của đất diễn ra khác nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến độ phì của đất.
Cải thiện trạng thái keo đất
+ Chống sói mòn đất,sụp lỡ…
+ Cải thiện đất trồng( cày đất tơi xốp)
+ Bón phân( hóa học hoặc hữu cơ)
+ Luân canh xen vụ
+ Chọn giống cây trồng bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng(cây họ đậu)
+Các phương pháp vi sinh….
Hình ảnh sụp lỡ
Cày đất tươi xốp
Trồng đậu nành
Cảm ơn Thầy và các bạn quan tâm theo dỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)