Ke hoach trung thu

Chia sẻ bởi Bế Văn Vinh | Ngày 11/05/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: ke hoach trung thu thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

đội tntp hồ chí minh
Liên đội trường ptcs vĩnh khương

Vĩnh Khương , ngày 15 tháng 9 năm 2010


KẾ HOẠCH
Tổ chức Tết Trung thu năm 2010

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về việc tổ chức đồng loạt “Đêm hội trăng rằm” năm 2010 cho thiếu nhi các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh, Hướng dẫn số: 40/HD/HĐĐ ngày12/8/2010 của Hội đồng Đội tỉnh Bắc Giang và hội đồng đội huyện Sơn Động về việc tổ chức “Đêm hội trăng rằm” năm 2010; nhằm giúp các đơn vị tổ chức tốt Tết Trung thu năm 2010. liên đội trường PTCS Vĩnh Khương xây dựng hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu như sau:
* Tên chủ đề: “Vui hội đêm Rằm”..
A. VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ.
* Thời gian: Bắt đầu từ 18h00 - 21h30` ngày 22/9/2010 ( 15/8 âm lịch).
* Đối tượng :
-Tất cả các em học sinh học tại khu chính từ lớp 4 đến lớp 9.
-Các khối 1,2,3 tại khu chính và khu lẻ giáo viên phụ trách (GVCN) tổ chức vào buổi chiều ngày 15/8 âm lịch.
* Yêu cầu: Đúng 18h00 tất cả các đồng chí cán bộ giáo viên có mặt đầy đủ riêng các đồng chí là đoàn viên giáo viên có mạt từ 14h00 ngày 15/8 âm lịch để chuần bị cơ sở vật chất cho đêm trung thu.
1. Thi bày cỗ:
- Phát lệnh thi bày cỗ, các lớp bày cỗ theo vị trí được phân công theo thứ tự 4a,5a,6a,7a,8a,8b,9a.
- Ban tổ chức chấm cỗ của các lớp
2. Văn nghệ( Công diễn)
3. Chương trình Lễ hội.
- Đón tiếp đại biểu.
- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu
- Đọc thư của chủ tịch nước.
- Đọc sự tích tết trùng thu.
- Phát biểu của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền.
- Chương trình văn nghệ.
- Chấm cỗ.
- Các nội dung tặng quà, trao thưởng.
- Phá cỗ: Người dẫn chương trình công bố kết thúc Lễ hội và tiến hành phá cỗ.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT.
I. CHƯƠNG TRÌNH THI BÀY CỖ.
1. Nội dung: Thi bày mâm cỗ đẹp của tết Trung thu.
- Mỗi lớp trình bày một mâm cỗ đẹp, có tính thẩm mỹ, hài hoà, phù hợp theo đúng chủ đề về tết Trung thu và mang bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam (ưu tiên những mâm cỗ làm từ sản phẩm mang hương vị quê hương, dân tộc và do chính các em thiếu nhi và các anh, chị phụ trách làm thủ công độc đáo và có tính thẩm mỹ cao ).
- Không giới hạn hình thức thể hiện; các đơn vị tham gia dự thi có thể cắt tỉa, tạo hình theo ý tưởng của mình như: Tạo hình các con vật từ hoa, củ, quả… Có thể tạo các hình tượng khác như thuyền rồng, tầu thuỷ, bản đồ Việt Nam… cũng có thể khắc tên đơn vị lên hoa quả để bày cỗ.
- Quy mô không hạn chế (tránh hình thức).
- Các mâm cỗ được trình bày trên bàn do các lớp chuẩn bị.
- Tác phẩm dự thi phải ghi đầy đủ tên đơn vị trình bày.
- Các mâm cỗ dự thi nếu trang trí bằng các loại đèn điện thì các đơn vị chuẩn bị dây và ổ cắm điện, phải đảm bảo an toàn (nên dùng điện từ ắc quy, pin).
- Cử đại diện thiếu nhi thuyết trình ý tưởng của tác phẩm khi Ban giám khảo chấm, khách đến thăm quan.
- Các chi tiết cầu kỳ có thể chuẩn bị sẵn từ trước.
* Yêu cầu: Mỗi mâm cỗ có ghi tên của lớp, các loại quả, bánh trung thu,có bài giới thiệu về mâm cỗ.
2. Thời gian thi:
- Các mân cỗ phải hoàn thiện trước 19h 00.
3. Thang điểm: Tổng số điểm là 50 điểm (Có ba lem điểm kèm theo).
- Nội dung: 20 điểm.
+ Có nhiều loại hoa quả đẹp, được cắt, tỉa công phu : 5 điểm.
+ Có nhiều hoạ tiết trang trí đẹp : 5 điểm.
+ Mâm cỗ trình bày hài hoà, hợp lý, đẹp mắt: 8 điểm.
+ Tên biển đơn vị trang trí đẹp: 2 điểm.
- Chủ đề: 5 điểm (chủ đề phù hợp với thiếu nhi, xoay quanh chủ đề về Trung thu.
- Sáng tạo:10 điểm (Có nhiều cách tạo hình, trang trí mới, hình thức đẹp phù hợp với chủ đề, có đèn ông sao, đèn lồng....).
- Mang đậm bản sắc truyền thống quê hương: 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bế Văn Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)