KE HOACH THANH TRA NHAN DAN VA BAN THANH TRA TRUONG HOC 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Dũng | Ngày 10/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: KE HOACH THANH TRA NHAN DAN VA BAN THANH TRA TRUONG HOC 2012-2013 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRƯỜNG HỌC
Năm học : 2012- 2013

I - Đặc điểm tình hình ban thanh tra nhân dân

A -Đặc điểm tình hình
Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 14 lớp với 403 học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có 30 đồng chí, có 24 giáo viên đứng lớp, 02 đồng chí cán bộ quản lý, 01 đồng chí kế toán,1 văn thư- thủ quỹ, 1 đồng chí thư viện - Thiết bị đồ dùng, 1 y tế học đường.
Về cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước tu sửa trang thiết bị trong nhà trường đảm bảo phục vụ tốt việc dạy và học, 2 buổi /ngày, nhiều buổi trong tuần.
B- Nhiệm vụ và quyền hạn
- BTT thực hiện 2 nhiệm vụ.
- Giám sát và kiểm tra (nhiệm vụ giám sát là chủ yếu) thường xuyên lắng nghe ý kiến của anh chị em giáo viên trong trường. Giám sát và phát hiện xử lý kịp thời các ý kiến, kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh khi được thanh tra cấp trên yêu cầu kiểm tra, khi có đơn thư khiếu nại. BKT nhà trường có trách nhiệm kiểm tra, kiểm tra kết hợp với hiệu trưởng, KT theo nghị quyết của hội nghị CB công chức đề ra.

1. Nhiệm vụ giám sát: Xem xét thường xuyên việc thực hiện đúng sai, các chính sách, chế độ, pháp luật nhà nước, quy chế chuyên môn, tuyển  sinh, sử dụng vật tư, tài chính, quỹ phúc lợi, vốn tự có, các khoản trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước nếu có.
+ Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức, nội quy, quy định của đơn vị trường học.
+ Giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng.
2.Nhiệm vụ kiểm tra:
Theo pháp lệnh và nghị  định 241/ HDBT, ban thanh tra nhân dân không tự đặt ra kiểm tra vụ việc trong đơn vị trường học, chỉ khi có một trog các điều kiện sau mới được tổ chức kiểm tra:
1)Thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp được yêu cầu.
2) Nghị quyết của đại hội công nhân viên chức quyết định kiểm tra.
3) Khi ban thanh tra nhân dân phát hiện có dấu hiệu vi phạm liên quan trực tiếp đến sử dụng quỹ phúc lợi, vốn tự có, tiền lương, tiền thưởng, chính sách xã hội mà có quá 1/2 số uỷ viên thanh tra nhân dân đề nghị cần kiểm tra thì báo cáo BCH công đoàn cơ sở và hội nghị BCH xem xét ra quyết định.
Ngoài 3 hình thức kiểm tra độc lập nói trên, ban thanh tra nhân dân còn có các hình thức phối hợp khác
a) Phối hợp với thủ trưởng đơn vị trường học tham gia các cuộc kiểm tra mà thủ trưởng yêu cầu để đảm bảo cho cuộc kiểm tra được khách quan.
b) Phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước cấp trên khi tiến hành thanh tra tại đơn vị mình nếu có yêu cầu để từ đó làm tốt hơn việc giám sát các tổ chức, cá nhân trong đơn vị thực hiện các kiến nghị, kết luận về thanh tra.
C- Biện pháp thực hiện
- Khi phát hiện có biểu hiện vi phạm chính sách, chế độ thì BTT kiến nghị với thủ trưởng xem xét giải quyết, nếu thủ trưởng đơn vị không giải quyết được thì BTT báo cáo về thanh tra cấp trên.
- Những ý kiến của quần chúng hiểu sai, phát hiện sai về thực hiện dân chủ trong công tác của đơn vị, chế độ chính sách, pháp luật.v.v...Ban thanh tra nhân dân phải giải thích kịp thời cho quần chúng hiểu đúng và yêu cầu thực hiện nghiêm túc.
- Những ý kiến phát hiện, biểu hiện rõ ràng việc thực hiện sai chế độ chính sách, phát luật của nhà nước, của ngành và đơn vị phải xem xét sự việc sai đến đâu, tổ chức hoặc cá nhân nào sai, từ đó có kiến nghị bằng văn bản với thủ trưởng không giải quyết những kiến nghị, sửa sai, ban thanh tra nhân dân cần báo đầy đủ sự việc, quan điểm giải quyết của mình lên cấp trên trực tiếp của thủ trưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Dũng
Dung lượng: 115,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)