Ke hoach thanh tra cua nha truong

Chia sẻ bởi Nguyễn Hắc Hải | Ngày 10/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: ke hoach thanh tra cua nha truong thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

đặT VấN Đề

Công tác thanh kiểm tra trong nhà trường là đòn bẩy để thúc đẩy và định hướng giáo dục toàn diện. Để sự nghiệp giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, có một nhiệm vụ bức thiết đặt ra là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý nhà nứơc. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý là phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục.
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảm thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nứơc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.
- Căn cứ chỉ thị số 47/2008/BGD&ĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
- Căn cứ vào công văn số 7623/BGDĐT-TTr ngày 21/8/2008về Hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn số 917/SGD&ĐT- TTr ngày 01/9/2008 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.
- Căn cứ vào công văn số 180/ HD- GD của Phòng GD&ĐT Tam Đảo ngày 12/9/2008 " Hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2008- 2009".
Trường Tiểu học Bồ Lý lập kế hoạch thanh tra như sau:
I-Mục đích yêu cầu:
Nhằm đưa phong trào nhà trường thực hiện đúng theo nội quy, quy chế, đường lối, chủ trương pháp luật của Đảng và nhà nước. Nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình trong nhà trường phổ thông, công tác thanh tra vừa là kiểm tra, vừa là đôn đốc đồng thời chỉ ra những hướng đi thích hợp.
Qua thanh tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, đôn đốc việc tuân thủ của pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá hoạt động giáo dục. Đồng thời, kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.
Kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu qủa giảng dạy của giáo viên đối chiếu với quy định của chương tình, nội dung phương pháp và kế hoạch giảng dạy.
Xem xét hoạt động của giáo viên, phát hiện các tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hắc Hải
Dung lượng: 88,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)