KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12C3
Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh |
Ngày 27/04/2019 |
98
Chia sẻ tài liệu: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12C3 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12C2
MỞ ĐẦU:
Chúng ta đã biết giáo dục ngày nay có hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh – sinh viên. Để đạt được những mục tiêu đó ngành giáo dục đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp. Bên cạnh những thành tựu đạt được của toàn ngành thì một thực trạng chúng ta thấy là đa số học sinh hiện nay còn thiếu kỹ năng sống. Biểu hiện của điều đó là sự gia tăng về bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh hay lối sống ích kỷ, vô tâm, khép mình, …Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm, không đáp ứng được yêu cầu trước thềm hội nhập quốc tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức, kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cách làm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người hoàn thiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài – đức cho học sinh
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS).
Tại sao, hiện nay, nhiều học sinh lại thiếu kỹ năng sống đến vậy? Điều này có thể giải thích đơn giản là ta chưa có phương pháp cụ thể, chưa có hình thức giáo dục cụ thể những kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy lôgic, suy luận mà bỏ qua nhưng khía cạnh hoạt động tinh thần (cảm xúc, tình cảm).
Ở Việt Nam để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống .
Nhiều người nghĩ rằng, kỹ năng sống là những điều rất căn bản mà ai cũng biết như: phải biết hòa đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biết giao tiếp, biết ra quyết định. Nhưng trên thực tế, theo bài “Kỹ năng sống” ngày 25/11/2009 báo Giáo dục và thời đại có ghi: theo kết quả một cuộc điều tra khảo sát học sinh: có trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết rất cần tập huấn kiến thức kỹ năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong đời sống.
Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đến như sau:
Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.
Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn…
Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch.
Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online.
Thời gian gần đây, Bộ giáo dục đã quyết định lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học và
MỞ ĐẦU:
Chúng ta đã biết giáo dục ngày nay có hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh – sinh viên. Để đạt được những mục tiêu đó ngành giáo dục đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp. Bên cạnh những thành tựu đạt được của toàn ngành thì một thực trạng chúng ta thấy là đa số học sinh hiện nay còn thiếu kỹ năng sống. Biểu hiện của điều đó là sự gia tăng về bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh hay lối sống ích kỷ, vô tâm, khép mình, …Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm, không đáp ứng được yêu cầu trước thềm hội nhập quốc tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức, kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cách làm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người hoàn thiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài – đức cho học sinh
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụt trong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Tức là các em thiếu Kỹ năng sống (KNS).
Tại sao, hiện nay, nhiều học sinh lại thiếu kỹ năng sống đến vậy? Điều này có thể giải thích đơn giản là ta chưa có phương pháp cụ thể, chưa có hình thức giáo dục cụ thể những kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy lôgic, suy luận mà bỏ qua nhưng khía cạnh hoạt động tinh thần (cảm xúc, tình cảm).
Ở Việt Nam để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống .
Nhiều người nghĩ rằng, kỹ năng sống là những điều rất căn bản mà ai cũng biết như: phải biết hòa đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biết giao tiếp, biết ra quyết định. Nhưng trên thực tế, theo bài “Kỹ năng sống” ngày 25/11/2009 báo Giáo dục và thời đại có ghi: theo kết quả một cuộc điều tra khảo sát học sinh: có trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết rất cần tập huấn kiến thức kỹ năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong đời sống.
Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đến như sau:
Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân.
Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn…
Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch.
Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online.
Thời gian gần đây, Bộ giáo dục đã quyết định lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)