Kế hoạch phụ đạo - BD hoc sinh

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch phụ đạo - BD hoc sinh thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT văn yên
Trường tiểu số 1 lâm giang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Kế hoạch
phụ đạo học sinh yếu- bồi dưỡng học sinh giỏi
Năm học 2010 - 2011

- Căn cứ vào quyết định số 32/2009- BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
- Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2010- 2011
Trường tiểu học Lâm Giang lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hổng từ các lớp dưới.
- Học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo học sinh yếu. Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nâng cao giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt nói không với học sinh ngồi nhầm lớp.
II. Thời gian, nội dung trọng tâm:
- Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh mỗi tuần 2 tiết vào các buổi chiều hàng tuần (theo lịch của nhà trường) có thể kèm cặp thêm tại gia đình.
- HS giỏi bồi dưỡng 1 buổi/tuần vào thứ 7
- Phụ đạo những kiến thức ở tất cả các môn mà học sinh bị hổng từ các lớp dưới. Giúp học sinh có ý thức tự giác học tập, đi học chuyên cần và mạnh dạn hơn trong học tập.
- Giúp học sinh có khả năng phân tích tổng hợp so sánh, tích cực học tập để đạt kết quả cao.
- HS giỏi nắm được một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với nhà trường:
- Lập danh sách HS yếu và HSG ngay sau khi KTKS chất lượng đầu năm.
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi triển khai thực hiện tới tổ chuyên môn.
- Đôn đốc hướng dẫn thực hiện phụ đạo học sinh yếu. Bồi dương học sinh
- Tổ chức khảo sát định kỳ để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời có biện pháp giúp đỡ.
2. Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ chức thảo luận về kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. BDHS giỏi. Tổ trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với điều kiện của từng lớp. Nắm bắt kịp thời việc thực hiện hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Báo cáo kết quả định kỳ về mức độ tiến bộ của học sinh với ban giám hiệu.
3. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Khảo sát kết quả học sinh từ đầu năm, lập kế hoạch báo cáo tổ chuyên môn.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động học sinh ra lớp đều đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
- Chú trọng kèm cặp học sinh yếu ở tất cả các môn. Thường xuyên khích lệ học sinh để học sinh hứng thú, tự giác học tập.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thu
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)