Kế hoạch phối hợp 3 môi trường giáo dục

Chia sẻ bởi Vi Van Hoang | Ngày 05/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: kế hoạch phối hợp 3 môi trường giáo dục thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:





Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Lục Ngạn
Trường THCS Tân Quang





KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2008 - 2009




KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

I/ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ vào chỉ thị số: 47/BGD&ĐT – GDTrH; và công văn số: 7475/BGD&ĐT-GDTrH ngày 15 tháng 08 năm 2008 của vụ giáo dục trung học là năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động đó là:
“ Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
“Cuộc vận động hai không”
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Căn cứ quy chế phối hợp nhà trường – gia đình –xã hội trong giáo dục học sinh theo QĐ số: 78/2008/QĐ-UBND ngày 15/08/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang.
- Căn cứ vào công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục tại hội nghị tổng kết năm học 2007-2008:, nhiệm vụ 2008-2009 ngày 29/08/2008 do UBND huyện tổ chức.
- Căn cứ vào công văn số: 1022/PGD&ĐT-THCS ngày 15/09/2008 của Phòng giáo dục về thực hiện công tác chuyên môn năm học 2008-2009.
Một trong các giải pháp thực hiện có hiệu quả đó là sụ phối hợp hặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục. Nhà trường – Gia đình – Xã hội để các em chăm ngoan học giỏi, trở thành người công dân tốt của xã hội:

* Thuận lợi:
Tân Quang là địa phương có truyền thống về giáo dục, nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong xã ngày càng tăng. Số lượng lớp học và học sinh các năm trở lại đây ở các ngành học, cấp học đã đi vào thế ổn định cụ thể là:
Năm học 2003-2004 có 22 lớp học với 924 học sinh
Năm học 2004-2005 có 23 lớp học với 936 học sinh
Năm học 2005-2006 có 22 lớp học với 864 học sinh
Năm học 2006-2007 có 21 lớp học với 799 học sinh
Năm học 2007-2008 có 21 lớp học với 750 học sinh
Năm học 2008-2009 có 20 lớp học với 688 học sinh
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên tỷ lệ học sinh chuyển lớp, tốt nghiệp THCS thi vào các trường PTTH ở các loại hình học tập ngày một cao hơn.
Khó Khăn:
Là xã tiếp nhận đồng bào vùng TB1 về ở xen kẽ với nhân dân bản địa do đang quen phong tục, tập quán vùng sâu nên ý thức về giáo dục chăm lo đến học hành của con em của mình còn có phần hạn chế nên một số em chưa đến trường. Sản phẩm của cây ăn quả giá thấp dẫn tới tổng thu nhập giảm sút nên việc mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập đặc biệt là các khoản đóng góp xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trì trệ nên tình trạng học sinh trốn, nghỉ học tuỳ tiện mà gia đình không biết dẫn đến chất lượng giảm sút.
Cơ sở đoàn, đội ở các cơ sở chưa thể hiện vai trò quản lý thanh thiếu niên khi các em về địa phương, chưa tổ chức sinh hoạt, tổ chức các hoạt động tập thể để thu hút, giáo dục các em nên tình trạng các em chơi Bi-a, điện tử ở các quán là phổ biến vì vậy các em ham chơi không đảm bảo thời gian học tập ở nhà trường heo quy định.
Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chưa có các phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Tổ chức các hoạt động theo các chủ điểm mang tính thời sự, hoạt động của các câu lạc bộ còn hạn chế nên chưa thu hút được học sinh.
Kêt quả khảo sát đầu năm về chất lượng văn hoá:
Khối 6
Giỏi: 1,6 % Khá: 14,0%
TB: 39,6% Yếu: 44,6%
Khối 7
Giỏi: 1,3 % Khá: 22,8%
TB: 42,4% Yếu: 33,5%

Khối 8
Giỏi: 1,7% Khá: 19,7%
TB: 41,3% Yếu: 37,2%
Khối 9
Giỏi: 1,8 % Khá: 13,8%
TB: 46,4% Yếu: 37,9%


Toàn trường:
Giỏi: 1,6% Khá: 17,4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Van Hoang
Dung lượng: 16,68KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)