KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010-2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết Hạnh | Ngày 07/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010-2011 thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Dự thảo
KẾ HOẠCH
NĂM HỌC 2010- 2011
Người lập :
PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG

HT NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH


KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2010-2011

THÀNH TÍCH
NĂM HỌC 2009-2010
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2010-2011
BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC
PCGDTH
NHIỆM VỤ
CHUNG
NHIỆM VỤ

BIỆN PHÁP
CỤ THỂ
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
PHẦN I: TÓM TẮT THÀNH TÍCH NĂM HỌC 2009-2010:
Năm học 2009-2010 trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã hoàn thành nhiệm vụ năm học với những thành tích cụ thể sau:
I/ Công tác PCGDTH
- Tuyển sinh vào lớp 1: 100%
- Chỉ tiêu PCGDTH đúng độ tuổi vượt so với yêu cầu tại QĐ 28 của BộGD&ĐT:
+Trẻ 11 tuổi HTCTTH : 129/130- Tỉ lệ: 99,2%
+Trẻ 11-14 tuổi HTCTTH : 546/548 –Tỉ lệ: 99,4%
II/ Chất lượng giáo dục:
- Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: 98,1% ; Lên lớp sau khi thi lại: 70%
Trong đó học sinh đạt loại giỏi: Tỉ lệ: 32,3%
- Học sinh lớp 5 HTCTTH : 96em/96em ; Tỉ lệ: 100%
- Về hạnh kiểm: 100% THĐĐ
* Kết quả phong trào mũi nhọn:
+ Đối với học sinh
- VSCĐ: đạt 2 giải KK cấp huyện khối lớp 3 và khối lớp 4
- Có 4 em được công nhận HS giỏi Văn hóa cấp huyện : 1em lớp 3, 2em lớp 4 và 1em lớp 5
- Đạt 1 giải KK cờ vua
+ Đối với CBGVNV:
- Đề nghị 1 CSTĐ cấp tỉnh
- Được công nhận CSTĐ cấp Cơ sở: 08
- Được công nhận Lao động tiên tiến: 11
- SKKN được xếp loại cấp Huyện: 9 (trong đó có 03 SKKN được bảo lưu)
* Kết quả chung toàn trường
- Trường : Tiên tiến
- Chi bộ : TSVM tiêu biểu
- Công Đoàn : VMXS
- Liên Đội : Xuất sắc
III/Những bài học kinh nghiệm:
* Thành công:
- Tập thể đoàn kết cùng nhau xây dựng trường tiên tiến
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ
- Có sự phối hợp đồng bộ giữa Gia Đình-Nhà trường-Xã hội
* Tồn tại:
- Phong trào tham gia thi cấp huyện đạt chưa cao
- Việc đổi mới phương pháp dạy học của một số GV chưa hiệu quả.
- Một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I/ TÌNH HÌNH
1/ Đội ngũ CBCC
- Tổng số CBGVNV : 32 ; Nữ : 27 ( Có 5 hợp đồng)
Trong đó: + Ban giám hiệu: 02; Nhân viên: 04 (có 1 hợp đồng)
+ TPT Đội : 01
+ Giáo viên : 25 ( có 4 hợp đồng)
- CBGVNV đạt trình độ đào tạo:
* Trên chuẩn: 27 ( có 3 đại học)
* Đạt chuẩn : 03
* TCKT : 01
* Cấp tốc : 01
- CBGVNV là đảng viên Đảng CSVN : 13 (trong đó có 2 dự bị )
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I/ TÌNH HÌNH
1/ Đội ngũ CBCC
2/ Học sinh
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I/ TÌNH HÌNH
1/ Đội ngũ CBCC
2/ Học sinh
3/ Tình hình cơ sở vật chất:
- Trường gồm có 04 cơ sở :
+Thôn Đông Xuân có 02 phòng học.
+Thôn Đông Mỹ có 11 phòng học, 01 phòng học Tin, đang xây dựng các phòng chức năng, Phòng Thư viện đã được xây mới.
+Thôn Thuận An có 04 phòng học.
+Thôn Đông An có 02 phòng học đã được xây mới .
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I/ TÌNH HÌNH
II/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1/Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm của Chính quyền địa phương, sự phối hợp tạo điều kiện của các ban ngành đoàn thể, sự chỉ đạo sâu sắc của PGD&ĐT Núi Thành.
- Nhà trường đã được cấp trên cho xây dựng CSVC để đạt chuẩn về CSVC
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình.
- Mọi hoạt động trong nhà trường đều được hầu hết cha mẹ học sinh ủng hộ.

II/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1/Thuận lợi:
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
2/ Khó khăn
- Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em, hay khoán trắng cho GV, cho nhà trường.
- Còn một số GV lớn tuổi và một số mới ra trường cho nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy, nhân viên Thư viện, văn thư chưa qua nghiệp vụ nên khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Trường có nhiều cơ sở (04 cơ sở), nên việc theo dõi, kiểm tra thiếu chặt chẽ, và việc đầu tư cho quang cảnh sư phạm gặp khó khăn.
B.PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011
Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 4/8/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT về “ Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mần non, giáo dục phổ thông năm học 2010-2011” và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 về giáo dục tiểu học. Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về kế hoạch thời gian năm học 2010-2011.
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Núi Thành
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường cũng như những kết quả đạt được trong năm học 2009-2010. Trường tiểu học Lê Hồng Phong xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010-2011 như sau:
B.PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011
I.NHIỆM VỤ CHUNG:
Năm học 2010-2011 có chủ đề: "Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục"nhà trường tập trung những nhiệm vụ trọng tâm sau:

1.Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "
2.Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học, đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, tiếp tục đánh giá sự phù hợp của chương trình, SGK
3.Củng cố những thành tựu về PCGDTH-CMC, nâng cao chất lượng PCGDĐ ĐT, tham mưu với các cấp xây dựng trường đạt chuẩn QG mức độ 1, tổ chức cho 19 lớp học 8 buổi/ tuần
II/ NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1. Thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”:
1.1 Quán triệt lại đầy đủ yêu cầu, nội dung các văn bản :Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; gắn cuộc vận động “Hai không” với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể HS. Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống.
- Nhà trường cùng với các đoàn thể xây dựng chương trình hành động thực hiện các cuộc vận động trên, tổ chức cho CBCC đăng ký khắc phục điểm yếu, đăng ký một việc làm cụ thể về học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức cho CBCC ký cam kết thi đua. Định kỳ có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân điển hình trong toàn trường.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm minh các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể HS và người khác, vi phạm qui định về những hành vi nhà giáo không được làm.
II/ NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
1. Thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”:
1.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả tinh thần Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT, kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho CBGVNV về nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học – dạy học hoà nhập lấy học sinh làm trung tâm; dạy học và quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, chống trừng phạt thân thể học sinh…

- Gắn kết nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với các tiêu chí trong đề án đăng ký trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 để toàn trường phấn đấu; chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”; chú trọng các điều kiện sinh hoạt cho CBCC và học sinh như: Trang trí nơi làm việc, phòng học học sinh sạch đẹp khang trang, có đủ nước sạch để sử dụng, nhà vệ sinh học sinh và giáo viên của các cơ sở luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tạo môi trường thân thiện để CBCC và học sinh ham thích đến trường, đến lớp.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Liên đội tiếp tục nhận chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ; tiếp tục đưa thêm một số trò chơi dân gian vào giờ sinh hoạt lớp, giờ chơi và các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Tổ chức Lễ ra trường và cấp giấy chứng nhận cho HS hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em khi ra trường.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học :
2.1 Thực hiện kế hoạch giáo dục :
+Toàn trường thực hiện kế hoạch dạy học 8buổi/tuần cho19 lớp
- Buổi học thứ nhất:
Đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục theo qui định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn học: Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Âm nhạc; chú trọng các hoạt động thực hành phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa, nghề nghiệp địa phương (Giao chuyên môn cấp và tổ chuyên môn căn cứ vào thực tế của tổ để xây dựng dạy học tích hợp phù hợp với điều kiện thực tế của trường).
- Buổi học thứ hai: Thời lượng 3 buổi/ tuần.
Dạy vào các buổi chiều thứ 2,4,6 trong tuần, dành 2 buổi cho việc tập trung vào các nội dung ôn tập, thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; giúp đỡ học sinh yếu kém hoàn thành yêu cầu học tập, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; 01 buổi cho việc dạy học các môn tự chọn, năng khiếu tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo viên tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài học ngay tại lớp học, không giao bài tập làm thêm ở nhà đối với các buổi học sinh học 2 buổi/ngày.
- Ngoài TKB cố định như trên nhà trường sẽ tăng cường thời lượng dạy bồi dưỡng cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của các khối lớp 3,4,5 bắt đầu từ tháng 10/2010 mỗi tuần ít nhất một buổi (3 tiết).
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học :
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học :
2.1 Thực hiện kế hoạch giáo dục :
2.2 Kế hoạch thời gian năm học :
Kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 thực hiện đúng theo Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 và kế hoạch thời gian cụ thể của Phòng GD&ĐT Núi Thành theo CV số 194/PGD&ĐT ngày 13 tháng 9 năm 2010 về hướng dẫn kế hoạch thời gian năm học
3. Chương trình, sách, thiết bị dạy học :
3.1. Chương trình :
- Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh trong từng lớp và điều kiện cụ thể ở từng cơ sở theo tinh thần công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 của Bộ GD&ĐT, đảm bảo đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng theo qui định của chương trình.
- Thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm vào tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục.
- Năm học này nhà trường tiếp tục tổ chức dạy học ngoại ngữ (Tiếng Anh) từ khối lớp 3 trở lên , thời lượng 2 tiết/tuần. Từ khối lớp 3 trở lên dạy theo chương trình, sách qui định của Bộ GD&ĐT.
- Môn Tin học được tổ chức 2 tiết/tuần từ khối lớp 4 trở lên theo chương trình do Bộ GD&ĐT qui định.
- Nội dung giáo dục địa phương các môn học: thực hiện theo nội dung Công văn số 3152/SGD&ĐT ngày 14/10/2008 của Sở GD&ĐT.
3. Chương trình, sách, thiết bị dạy học :
3.1. Chương trình :
3.2. Sách – Thư viện :
- Sách học sinh qui định tối thiểu như sau:
+ Lớp 1, 2, 3 : T.Việt tập 1 và 2, Toán, TN&XH, Vở T.viết tập 1 và 2.
+ Lớp 4, 5 : T.Việt tập 1 và 2, Toán, Khoa học, LS&ĐL, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật.
Đối với môn Tiếng Anh, Tin học cần lưu ý:
+ Môn Tiếng Anh: Dạy tiếp chương trình trong bộ sách "Let`s Learn English" tập 1,2,3 và tham khảo thêm tài liệu tiếng Anh tăng cường, làm quen với tiếng Anh
+ Môn Tin học: Sử dụng bộ "Cùng học Tin học" quyển 1, 2, 3 của Nhà XB Giáo dục.
3.2. Sách – Thư viện :
- Thư viện:
+ Phát huy hiệu quả của thư viện đã được công nhận thư viện theo QĐ 01/BGD&ĐT, tiếp tục xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn sách và các trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và giáo dục để xây dựng thư viện tiên tiến.
+Tiếp tục phát động phong trào đọc và hiến sách cho thư viện, tổ chức tốt các hoạt động “Thi tìm hiểu sách”, “Giới thiệu sách”...
+ Tiếp tục phối hợp với Công đoàn và Liên đội để tổ chức phong trào đọc sách, kể chuyện về "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong học sinh.
+ Tiếp tục xử lý nghiệp vụ thư viện, từng bước ứng dụng phần mềm quản lý thư viện vào công tác quản lý và phục vụ các hoạt động của thư viện.
+ Tăng cường đầu tư báo, tạp chí, chuyên san phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu dạy học của thầy cô giáo.
+ Thư viện tiếp tục xây dựng tủ sách dùng chung, huy động tốt nguồn SGK cũ trong học sinh toàn trường để giúp học sinh nghèo có điều kiện mượn sách để học, đảm bảo vào năm học mới tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa để học.
-Thường xuyên mở cửa để phục vụ bạn đọc, tiếp tục xây dựng túi sách lưu động đến các cơ sở lẻ.

3.3 Thiết bị dạy học:
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra thực trạng, xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đạt mức qui định của Bộ GD&ĐT.
-Bố trí đầy đủ thiết bị hiện có vào tủ học cụ tại mỗi phòng học, lên lịch báo ĐDDH thường xuyên tại mỗi cơ sở; phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Khuyến khích sử dụng phần mềm dạy học, thiết bị dạy học điện tử đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức tốt việc phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị có sẵn, sử dụng đồ dùng dạy học tự làm ở trường và tham gia hội thi cấp huyện (nếu có) nhằm nâng cao chất lượng dạy học một cách thiết thực.
- Tăng cường việc tự làm ĐDDH trong giáo viên để đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, SGK và đổi mới phương pháp dạy học.
4. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học:
4.1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên phải nắm vững nội dung về dạy học, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; các tài liệu hướng dẫn của Bộ về phương pháp dạy học các môn học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học; giáo viên lập kế hoạch dạy học có sự phê duyệt của hiệu trưởng về việc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng khối lớp đã quy định..
- Triển khai chỉ đạo kịp thời các nội dung văn bản, tài liệu về chuyên môn để tổ và giáo viên nắm bắt nghiên cứu thực hiện. Kiên quyết thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 5 nội dung trong đó chú trọng việc đầu tư chất lượng thực chất cho học sinh, tuyệt đối không còn tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp trong nhà trường.
- Khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học từ việc thiết kế bài dạy, chuẩn bị ĐDDH đến việc tổ chức các hoạt động học tập trong tiết dạy, chọn hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc trưng từng môn học, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra, không máy móc, rập khuôn, hình thức.
- Chú trọng việc xây dựng qui trình hoạt động của chuyên môn cấp và tổ chuyên môn, đầu tư xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nội dung đổi mới (chuyên đề cụ thể được thể hiện ở qui trình sinh hoạt chuyên môn cấp).
- Mỗi tổ chuyên môn cũng như mỗi GV tự phát huy sáng kiến cải tiến nội dung phương pháp giảng dạy, công tác chủ nhiệm và các nội dung theo nhiệm vụ chức năng được phân công. Khuyến khích GV đầu tư đề tài SKKN về nội dung dạy – học.
4.2 Thực hiện việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh:
- Phổ biến đầy đủ nội dung tinh thần TT32/2009/Tt-BGD&ĐT để cha mẹ HS nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục HS tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện qui định về đánh giá, xếp loại HS tiểu học và CV 717/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 32.
- Đánh giá, xếp loại học sinh phải theo nguyên tắc:
+ Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của HS.
+ Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
+ Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
+ Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS; không tạo áp lực cho cả HS và GV.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tinh thần tự học, khả năng tư duy, tính sáng tạo của học sinh, giảm yêu cầu học thuộc lòng máy móc, nhớ nhiều sự kiện, câu văn, bài văn mẫu…Giao cho bộ phận chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để giáo viên tham khảo, học sinh thực hành luyện tập .
- Chỉ đạo kiểm tra đánh giá chất lượng định kỳ nghiêm túc, tạo sự công bằng và chính xác trong đánh giá, xây dựng động cơ học tập, cạnh tranh lành mạnh trong học sinh. Sau kiểm tra kịp thời đánh giá so sánh kết quả, phân tích nguyên nhân tăng giảm và đề ra biện pháp hổ trợ giúp đỡ số học sinh còn yếu.
- Các lần kiểm tra định kỳ tiếp tục thực hiện theo đề thống nhất của Phòng GD&ĐT. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM và giáo viên căn cứ phân phối chương trình, kế hoạch giáo dục và hướng dẫn Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng ngân hàng đề kiểm tra định kì các môn học để làm tư liệu ôn tập, kiểm tra học sinh.
- Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm học 2009-2010, nhà trường sẽ tổ chức bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên ( tuần 1) nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo chất lượng giáo dục; hồ sơ bàn giáo được lưu giữ để theo dõi chỉ đạo.
- Giao cho tổ chuyên môn và giáo viên cùng tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, phân nhóm đối tượng học sinh để xác định phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả (tuần 2)
- Tiếp tục phối hợp với gia đình, các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội ở địa phương có biện pháp giúp đỡ học sinh khó khăn, học sinh yếu học tập đạt kết quả, không để em học sinh nào phải bỏ học vì khó khăn hoặc học yếu. Nhà trường nhận đỡ đầu 2 HS có hoàn cảnh khó khăn trong suốt năm học.
4.3. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục HS khuyết tật :
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007 của Bộ GD&ĐT:
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật:
- Nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết tật thực hiện theo Công văn số 1641/SGD&ĐT, ngày 28/5/2009 về hướng dẫn thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở cấp tiểu học và Công văn số 2725/SGD&ĐT ngày 25/8/2008 về hướng dẫn thực hiện NVNH 2008-2009 của giám đốc Sở GD&ĐT.
- Trên cơ sở điều tra nắm bắt số liệu phổ cập năm học 2010-2011 này nhà trường duy trì tốt việc chăm sóc và thực hiện đầy đủ hồ sơ 3 em HS khuyết tật đang học hoà nhập tại trường.
- Tạo mọi điều kiện về sách, vở, đồ dùng học tập, điều kiện đi lạị để các em học tốt
-Tiếp tục phân loại và xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể cho từng em.
- Phối hợp với trạm y tế, hội phụ nữ, thanh niên, GVCN, CMHS để xây dựng “Bảng kế hoạch giáo dục cá nhân” cho từng em học sinh khuyết tật đang học hoà nhập tại trường.












5. Nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, xây dựng chuẩn Quốc gia:
5.1Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, PCGDTH ĐĐT :
- Triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH ĐĐT.
- Tiếp tục duy trì chất lượng PCGDTH-CMC và PCGDTHĐĐT đã đạt được ở mức độ 1 trong năm 2010 và chuẩn bị các điều kiện để công nhận mức độ 2 trong thời gian đến, đảm bảo chất lượng học tập của từng HS đúng theo chuẩn qui định của chương trình. Tham mưu với địa phương tổ chức Tổng kết 10 năm công tác PCGD.
- Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, từng giáo viên có trách nhiệm nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, có kế hoạch giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh nghèo, học yếu của lớp một cách cụ thể.
- Tiếp tục thực hiện gây quĩ tình thương, quĩ khuyến học trong toàn trường để giúp đỡ học sinh nghèo một cách thiết thực nhất. (Lớp và Liên Đội thực hiện)
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ trẻ khuyết tật một cách cụ thể để đảm bảo chỉ tiêu về PCGD
- Thực hiện đủ các loại HSSS, thống kê số liệu đầy đủ và chính xác đúng theo mẫu qui định.
5. Nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, xây dựng chuẩn Quốc gia:
5.1Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, PCGDTH ĐĐT :
5.2. Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn Quốc gia :
- Rà soát lại các tiêu chuẩn 1,2,4,5 theo QĐ 32/2005/QĐ-BGD&ĐT để củng cố những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.
-Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo về xây dựng CSVC để đạt tiêu chuẩn 3 và đề nghị trường đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 3 năm 2010.
- Gắn nội dung xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
6. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục :
6.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
+ Triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 tại Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
+ Gắn kết việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TƯ của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với việc thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Chỉ đạo thực hiện kiên quyết các nội dung của cuộc vận động “Hai không”, phấn đấu để mỗi thầy cô giáo là “Tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Mỗi CBGVNV tự đăng ký tham gia một việc làm cụ thể về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
6. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục :
6.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
+ Tạo mọi điều kiện để 100% CBGVNV được tham gia học tập chính trị hè, được tham gia nghe thời sự, học tập nghị quyết do Đảng uỷ, chính quyền địa phương tổ chức, thường xuyên đầu tư báo chí, tài liệu để CBGVNV đọc, nắm bắt thông tin.
+ Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ CBCC ý thức chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành.
+ Chi bộ, Nhà trường và Công đoàn trường luôn gắn bó chặt chẽ với nhau để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, xây dựng tập thể luôn đoàn kết gắn bó, yêu thương hỗ trợ và giúp đỡ nhau về mọi mặt.

+ Phát huy hiệu quả chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Nhà trường, bộ phận chuyên môn cung cấp và chỉ đạo tổ nghiên cứu thảo luận những vấn đề thiết thực về chuyên môn từ chuyên san, từ tài liệu CM, từ thực tiễn ... Bố trí giảng dạy hợp lý để giáo viên tham gia dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, coi đây là biện pháp thường xuyên để nâng cao tay nghề và hỗ trợ giúp đỡ kinh nghiệm cho nhau trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia học tập nâng chuẩn, khuyến khích GV học vi tính để áp dụng vào công tác dạy học.
+ Thường xuyên tổ chức chuyên đề, Hội giảng giáo viên giỏi, Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, giao lưu chuyên môn với đơn vị kết nghĩa trường VTS để trao đổi kinh nghiệm Nội dung bồi dưỡng cần tập trung: chỉ đạo dạy học, đánh giá kết quả giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các môn học; ứng dụng CNTT trong đổi mới quản lí và đổi mới phương pháp dạy học; kĩ năng đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Kế hoạch bồi dưỡng thực hiện trong hè 2010 và trong năm học.
6.2 Xây dựng và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo qui định:
- Thành lập mạng lưới kiểm tra nội bộ của nhà trường để hổ trợ cùng Ban giám hiệu thực hiện đạt hiệu quả của công tác này.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, triển khai trong hội đồng sư phạm cùng thảo luận thống nhất để đưa vào thực hiện.
-Nội dung kiểm tra tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đối với cấp tiểu học.
+ Thực hiện Điều lệ trường tiểu học, các qui định về đánh giá, xếp loại giáo viên, về đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; thực hiện qui chế chuyên môn trong các hoạt động dạy học.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh...
- Trong năm kiểm tra chuyên để 100% giáo viên; Kiểm tra toàn diện 5 GV, kiểm tra các mảng chuyên để khác như: Công tác Đội, Tài chính tài sản ... (Có kế hoạch kiểm tra cụ thể ).
6.3. Thực hiện quyền chủ động của cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục:
Trọng tâm là thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đối tượng học sinh; tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và quản lí nhà trường; thực hiện “ba công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo tại Chỉ thị 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Xây dựng qui chế dân chủ,qui chế chi tiêu nội bộ sát đúng với tình hình thực tế nhà trường; Tổ chúc thực hiện tốt những qui định đã được xây dựng trong qui chế.
6.4 Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo thường xuyên và định kì về Phòng GD&ĐT theo qui định: (Báo cáo đầu năm: 10//9/2010; cuối học kì: 10-/01/2011; cuối năm: 30/5/2011).
7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học :
7.1.Vận động CB quản lí,TPT, GV,NV học tập kĩ năng sử dụng vi tính. Phân công GV dạy vi tính làm nòng cốt về CNTT trong việc bồi dưỡng và ứng dụng CNTT, điều hành trang Web của trường hoạt động có hiệu quả.
7.2 Từng bước sử dụng phần mền quản lý HS, quản lý đội ngũ, quản lý thư viện; khuyến khích GV soạn giáo án trên máy vi tính, soạn các bài giảng điện tử ít nhất mỗi tổ phải có 1 GV)
7.3.Tập huấn cho GV,NV sử dụng tốt mạng Internet.
7.4.Tham mưu với các cấp lãnh đạo trang bị thêm máy vi tính, để đảm bảo từ 2 đến 3 HS sử dụng 1 máy.
7.5.Thực hiện tốt công văn đi đến qua kênh điều hành mạng Internet của Sở GD&ĐT.
7.6.Mỗi tổ chuyên môn đăng kí 1 tiết bằng bài giảng điện tử để thực hiện chuyên đề chuyên môn cấp.
8. Một số hoạt động khác :
8.1. Các tổ chuyên môn cùng với nhà trường tiến hành đánh giá, đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT về thực hiện các nội dung các văn bản như Điều lệ trường TH, chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, đổi mới PP dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại HS.
8.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt trong nhà trường, giao lưu GV giỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy với đơn vị kết nghĩa. Tổ chức giao lưu GV dạy giỏi, tham gia hội thi GV dạy giỏi theo TT 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Tham mưu với các cấp, ban đại diện cha mẹ HS xây dựng quỹ thưởng nhằm động viên tinh thần các CB-GV-NV-HS đạt thành tích trong năm học.
8.3.Tổ chức tốt các hoạt động Đội, Sao:
Đây là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Tập trung đầu tư giáo dục đạo đức, hạnh kiểm qua ý thức, hành vi, nếp sống thể hiện ở trường, ở nhà, trong học tập, trong sinh hoạt, trong chấp hành nội qui nhà trường, xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, phấn đấu đạt chỉ tiêu.
8.4.Thực hiện tốt công tác giáo dục môi trường; giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em theo hướng lồng ghép vào các môn học; chăm sóc sức khoẻ răng, miệng; phòng chống các bệnh về mắt
8.5.Nhà trường sẽ hợp đồng với trạm y tế xã một nhân viên để thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Tổ chức khám sức khoẻ cho HS vào học kỳ 1.
- Thực hiện tốt việc sử dụng nguồn quĩ % BHYT được trích lại trong việc trang bị tủ thuốc sơ cấp cứu tại mỗi phòng học và tủ thuốc dùng chung ở mỗi cơ sở.
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ VÀ DANH HIỆU THI ĐUA PHẤN ĐẤU TRONG NĂM
1. Chỉ tiêu:
- Tuyển sinh đúng độ tuổi vào lớp Một: 100%
- Duy trì số lượng: 100% (Không có học sinh bỏ học)
- Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh lưu ban
Phấn đấu duy trì chỉ tiêu về PCGDTH đúng độ tuổi theo TT 36/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH ĐĐT.
- Học sinh lên lớp thẳng : Phấn đấu theo chỉ tiêu chuẩn mức 1 ( 95%).

- Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học: 99%
Trong đó phấn đấu duy trì tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi: 32 %; tiên tiến: 30 %, phấn đấu không còn tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
- Tất cả các hội thi cấp Huyện đều có tham dự và có ít nhất 5 giải
- Thể hiện chuyên đề chuyên môn: 1lần/ tháng/tổ; 1 lần /tháng/CM cấp
- Hội thi giáo viên giỏi cấp trường : 100% tham gia, đạt yêu cầu : 90%
- Ngoại khoá: 1 lần/ tổCM/HK.
- Mỗi CBCC có 1 SKKN về đổi mới phương pháp dạy học.
- Mỗi cá nhân và tổ CM làm 1 ĐDDH có giá trị để giảng dạy và dự thi.
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ VÀ DANH HIỆU THI ĐUA PHẤN ĐẤU TRONG NĂM
1. Chỉ tiêu:
2. Danh hiệu thi đua phấn đấu trong năm:
+ Tập thể:
- Trường tiên tiến – Đạt chuẩn Quốc gia
- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh
- Công đoàn: Xuất sắc
- Liên đội: Xuất sắc
+ Cá nhân:
- CSTĐ cấp Tỉnh: 2
- CSTĐ cấp Cơ sở: 8
- LĐ Tiên tiến: 11
- SKKN đạt cấp Huyện: 10 cái
III Tổ chức thực hiện;
Trên đây là phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011 của nhà trường. Dựa vào kế hoạch này, nhà trường yêu cầu các bộ phận, các tổ chuyên môn và từng cá nhân nghiên cứu để xây dựng biện pháp cụ thể cho từng bộ phận thực hiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)