Kế hoạch dạy học lý 10 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Nam Thái | Ngày 25/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch dạy học lý 10 HKII thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG: PTDTNT-THPT MƯỜNG CHÀ
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN



KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HỌC: VẬT LÝ
LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH : CƠ BẢN
Học kỳ: II Năm học 2010 – 2011

1.Môn học: Vật Lý

2. Chương trình: Cơ bản
Học kỳ II. Năm học 2010 – 2011.

3. Họ và tên giáo viên: NGUYỄN NAM THÁI
Điện thoại: 0973311264
Địa điểm: Văn phòng tổ bộ môn: Phòng bộ môn
Email:
Lịch sinh hoạt tổ: 2lần /tháng.
Phân công trực tổ: tổ trưởng

4. Chuẩn của bộ môn học (theo chuẩn do Bộ GD- ĐT); phù hợp với thực tế.
Sau khi kết thúc học kì, học sinh sẽ:

Chủ đề
Kiến thức
Kĩ năng

I. CÁC ĐỊNH LUẬN BẢO TOÀN

- Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
-Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định lý động năng.
- Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kêple.

- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.
- Vận dụng được các công thức  và P = .
- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật, của hệ có hai vật.

II. CHẤT KHÍ
Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
Phát biểu được các định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt, Sác-lơ.
Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
 Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p, V

III. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học (U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.
Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
- Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.

IV. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.
Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn.
Viết được các công thức nở dài và nở khối.
Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật.
Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.
Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Mô tả được hình dạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nam Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)