Kế hoạch chiến lược trường phổ thông

Chia sẻ bởi Phan Công Huỳnh | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Kế hoạch chiến lược trường phổ thông thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Lập Kế HOạCH CHIếN Lược
phát triển trường phổ thông
GVC. Th.S. Phạm Xuân Hùng
Khoa Quản lý - Học viện QLGD (NIEM)
Email: [email protected] ,[email protected]
Tel: (04) 38642196
Mobile: 0913378789

Singapore’s School Excellence Model
TIẾP CẬN DỰA TRÊN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC ƯU ViỆT
MỤC TIÊU

Kiến thức:
Hiểu được các khái niệm có liên quan về Kế hoạch: KHCL, Lập KHCL, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu, các giải pháp chiến lược; Hiểu và vận dụng được quy trình: lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông
Kỹ năng:
Lập kế hoạch chiến lược của nhà trường với những nội dung cơ bản: phân tích:SWOT, xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu chiến lược, các giải pháp chiến lược cơ bản.
Thái độ:
ý thức được tầm quan trọng của KHCL phát triển nhà trường
CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ

Phần 1. Khái niệm…
Phần 2. Tầm quan trọng của lập KHCL
Phần 3. Tiếp cận các mô hình lập KHCL
Phần 4. Qui trình & kỹ thuật lập KHCL
Phần 5. Thực hành XD Đề cương lập KHCL...

Lưu ý: Tùy theo đối tượng, GV phân phối thòi gian và nội dung hợp lý
Phần 1. Khái niệm

Mục tiêu
Kế hoạch, kế hoạch hóa
Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến thuật
Kế hoạch tác nghiệp
Lập kế hoạch chiến lược
Cách phân loại các loại kế hoạch
Các loại kế hoạch trong trường phổ thông

MỤC TIÊU
“Là điểm kết thúc của một hành động đã ấn định”
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC


KẾ HOẠCH CHIẾN THUẬT

KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP

“Nhằm vào những vấn đề lớn, nó không nhằm vạch ra một cách chính xác làm gì để đạt mục tiêu, nhưng nó cho ta một bộ khung để hướng dẫn tư duy hành động”
“Vạch ra cách thức hỗ trợ cho kế hoạch chiến lược, nó được xây dựng bởi cấp quản lý cấp trung gian”
“Là biện pháp để triển khai KH chiến thuật, nó được xây dựng bởi cấp quản lý cấp thấp ”
Các thứ bậc của kế hoạch
Nguồn: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich
"Những vấn đề cốt yếu của quản lý" (1994)
KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
(Kế hoạch hành động)
(1) Kế hoạch đột xuất
Kế hoạch đơn dụng
(5) Kế hoạch thường xuyên
kế hoạch thường trực
(2) Các chương trình
(3) Các
Dự án
(4)

Các dự toán hay ngân quĩ
(6) Các chính sách
(7) Các thủ tục
(8) Các qui tắc, luật lệ

(1) Giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nảy sinh một lần/bất chợt (không thường xuyên)
(2) Là hệ thống tập hợp các mục đích, các thủ tục, các quy tắc...được hỗ trợ bằng ngân quĩ
(3) Là những phần riêng biệt nhõ hơn chương trình được giới hạn về phạm vi, NV, thời gian
(4) Là kế hoạch biểu thị bằng những con số, những nguồn tài lực
(5) Là tập hợp các Quyết định có tính chu kỳ hay lặp lại
(6) Là những điều khoản, những hiểu biết chung để hướng dẫn tư duy hành động
(7) Là nêu ra một loạt các hành động theo trình tự thời gian
(8) Là những qui định không cho phép hành động theo ý muốn
BẢNG PHÂN LOẠI CÁC LOẠI KẾ HOẠCH

Các khái niệm liên quan
(trình bày trong phần hướng dẫn kỹ thuật viết…)

Sứ mệnh
Các giá trị cơ bản của nhà trường
Tầm nhìn
Mục tiêu(chung, cụ thể, ưu tiên)
Các giải pháp chiến lược
Kế hoạch hành động
Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch


Phần 2. Tầm quan trọng của Lập KHCL
Kế hoạch ?
- Là một hệ thống các nhiệm vụ có mối liên hệ tổng thể với nhau và hướng đến một mục đích chung, có thời hạn và trình tự thực hiện theo những chương trình và biện pháp nhất định.
- Trả lời câu hỏi: làm gì? ai làm? bao giờ? khi nào...các ĐK cung ứng…?
Kế hoạch hóa?
Vai trò của kế hoạch trong quản lý ?
* Chức năng khởi đầu của quá trình quản lý
* Kế hoạch là quyết định cơ bản của quản lý vì sản phẩm quản lý là các quyết định
* Kế hoạch là công cụ quản lý
- Ứng phó các tình huống
- Chọn mục tiêu ưu tiên
- Tạo tiêu chí cho kiểm tra
Lập kế hoạch chiến lược ?
(J. M. Bryson, Strategic Planning for Public and Nonprofit Organizations, 2001).
Chiến lược: Bao gồm tổng thể các mục tiêu và phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu, nhằm đảm bảo cho tổ chức (NHÀ TRƯỜNG)có được sự phát triển vượt bậc về chất.
Joe Mazurkiewicz, Jr., Ph.D.IMPAC University
Lập kế hoạch chiến lược: Là một nỗ lực có kỷ luật nhằm tạo ra các quyết định và các hành động cơ bản để định hướng tổ chức là gì, làm việc gì, và tại sao lại làm việc đó …
Các thành phần trong Kế hoạch chiến lược
- Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu;
- Các giá trị truyền thống và khát vọng;
- Sứ mạng, tầm nhìn;
- Các mục tiêu; Các giải pháp;
- Các Chương trình hành động.
Chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ Hylap
Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược
Chiến lược hành động (các phương thức chiến lược)
Các mục tiêu, giải pháp và nguồn lực
Thành phần cơ bản của một bản kế hoạch chiến lược
BẮT ĐẦU
(What is the environment?).

Phân tích SWOT bên trong, bên ngoài
của tổ chức

So sánh lập kế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác
Lập kế hoạch chiến lược
Tập trung vào môi trường
Định hướng bằng tầm nhìn
Tích cực đón đầu
Nhấn mạnh vào chỗ làm cho đúng việc
Nghệ thuật
Một la bàn
Các kiểu lập kế hoạch khác
Tập trung vào công việc
Một bản kế hoạch
Phản ứng thụ động
Nhấn mạnh vào chỗ làm việc cho đúng cách
Khoa học
Một bản đồ
Phần 3. Tiếp cận mô hình Lập KHCL
Xem phụ lục…
3. Tiếp cận mô hình Lập KHCL (Phụ lục)
1. NĂM NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, nguồn: RE. Hoskisson, M.A. Hitt, W.P.Wan, aand D.Yiu, (2004), "Theory and Research in Strategic Management: Swings of the Pendulum", Journal of Business);

2. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH, Nguồn: M.R Vaghfi, A.B. Huellmantel, (1998) "Strategic Leadership at Generatl Electric," Long Range Planing, (4, 1998), pp 284;

3. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC Học viện Công nghệ Bắc Alberta, Canada;
4. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, nguồn Frederick W. Gluck, Stephen P. Kaufman and A. Steven Walleck, (1990), Strategic Management for Competetive Advantage, Havard Business Review.
Quan điểm về CL(Strategy) có nguồn gốc từ Hylap
3. Tiếp cận mô hình Lập KHCL (Phụ lục)

5. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, Nguồn: Tập huấn Lập kế hoạch chiến lược Phát triển cho cán bộ các trường đại học Việt Nam 11/ 2006 - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

6. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÂN ĐOẠN, Nguồn: GS. TS Đỗ Hoàng Toàn, "Giáo trình Khoa học quản lý", NXB Khoa học kỹ thuật, 2001.

7. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (SWOT) Nguồn: GS. TS Đỗ Hoàng Toàn, "Giáo trình Khoa học quản lý", NXB Khoa học kỹ thuật, 2001.
1. Phát triển viễn cảnh chiến lược và sứ mệnh

2. Thiết lập mục tiêu
3. Xây dựng các chiến lược để đạt mục tiêu
4. Thực thi và điều hành các Chiến lược đã lựa chọn
5. Đánh giá thực hiện, theo dõi sửa chữa điều chỉnh
Khôi phục
1,2,3,4
nếu cần
Sủa chữa
nếu cần
Sủa chữa
nếu cần

Cải thiện/
thay đổi
nếu cần
Cải thiện/
thay đổi
nếu cần
1. Mô hình năm nhiệm vụ của Quản trị chiến lược
(Nguồn: RE. Hoskisson, M.A. Hitt, W.P.Wan, aand D.Yiu, (2005),
"Theory and Research in Strategic Management: Swings of the Pendulum", Journal of Business)

Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục:

- Soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài);
- Xây dựng chiến lược;
- Thực thi chiến lược và đánh gía kiểm soát chiến lược.
Mô hình xây dựng kế hoạch chiến lược của Học viện Công nghệ
Bắc Alberta, Canada -GS. TS James Stepehen Frideres, Đại học Calgary, Canada


5. Mô hình
Xây dựng KHCL của Học viện Công nghệ
Bắc ALBERTA
(Nguồn: Học viện Công nghệ Bắc Alberta, Canada)



Mô hình Lập KHCL trường phổ thông
Vận dụng mô hình của Học viện Công nghệ Bắc Alberta, Canada –
GS. TS James Stepehen Frideres, Đại học Calgary, Canada


1. Đánh giá trong/ngoài (SWOT)
2. Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị
3. Xác định mục tiêu chiến lược
Mô tả bối cảnh/môi trường
Phân tích khách hàng và các bên liênquan
Đánh giá điểm M -Y- Cơ hội, Thách thức
Xác định các vấn đề định hướng chiến lược


Xác định hình tượng tương lai mong muốn của nhà trường (Định hướng chiến lược)
Tuyên bố đầy đủ, rộng rãi về ý đồ của nhà trường
Các giá trị chính đưa đến việc đạt được sứ mạng
Kết hợp sứ mạng, tầm nhìn xác định được mục tiêu nhất quán


Mục tiêu chung(Mục tiêu tổng quát sẽ đạt tới)
Các chỉ tiêu cụ thể về Dạy học, PT đội ngũ, CSVC-KT, thiết bị, công nghệ; nguồn lực tài chính...
Chúng ta đang ở đâu?
(What is the environment?).
Chúng ta muốn đến đâu?
(Where are we going?).

4. Các giải pháp chiến lược
5. Kế hoạch hành động(Lộ trình tổ chức thực hiện)
6. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh KHCL

Dưa ra các phương án chiến lược
Lựa chọn phương án tốt nhất



Lộ trình thực hiện
Các phương pháp được dùng để đảm bảo kết quả
Các chương trình mục tiêu ưu tiên







Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
Thu thập các thông tin quản lý
Giữ cho kế hoạch được vận hành và liên tục cải tiến
Chúng ta đến đó
bằng cách nào?
(How do we get there?).
Đánh giá sự tiến bộ
như thế nào?
Phần 4. Qui trình lập KHCL trường THPT (các bước và kỹ thuật)
- Các bước Lập KHCL là sự ước lệ 5, 6, 7…9
- Nhất thiết cần chứa đựng nội dung

I. Đánh giá trong/ngoài (SWOT);
II. Xây dựng Sứ mạng, hệ thống Giá trị và Tầm nhìn;
III. Xác định mục tiêu và các giải pháp chiến lược;
IV. Kế hoạch hành động(lộ trình tổ chức thực hiện);
V. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh KHCL.





- Đây là nội dung quan trọng nhất cần giành nhiều thời gian huấn luyện cho Hiệu trưởng trường THPT
- Bước nào khó khăn nhất ? Vì sao?
I. Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường (SWOT)

Nội lực (bên trong) nhà trường: Điểm mạnh/yếu ?
Ngoại lực (bên ngoài) nhà trường: Cơ hội/thách thức ?
Tác động: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức...tới hoạt động của nhà trường?
Xác định những vấn đề chiến lược ? (khó khăn/bức xúc)
Những ưu tiên trong giai đoạn chiến lược sắp tới là gì?
SWOT Mặt mạnh (Strengths-S);
Mặt yếu (Weaknesses-W);
Vận hội (Opportunities - O)
Nguy cơ (Threats -T).
Cấu trúc
bền vững của tổ chức/nhà trường
a. Phân tích SWOT “động”
Trạng thái nào chứa đựng yếu tố rủi ro, thuận lợi !?
b. Phân tích SWOT “Tĩnh”


c. Phân tích tác động chéo
Phân tích tác động chéo đo tầm quan trọng của các thực tiễn bên trong và bên ngoài được lựa chọn thông qua việc phân tích tác động của từng yếu tố đến các số đo thực hiện đã được xác định từ trước.
Một phân tích tác động chéo tỷ mỉ sẽ dẫn đến các chiến lược của nhà trường nhằm đáp ứng nghiêm túc các thách thức và các vấn đề khó khăn xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các số đo thực hiện quan trọng và các thực tiễn.
(mức đánh giá/ tác động: -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3 )
II. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị



Định hướng chiến lược của trường THPT gồm 3 nội dung chính:
- Tuyên bố đầy đủ về sứ mệnh của nhà trường;
- Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh;
- Xác định tầm nhìn.

Triết lý….
A. Lời tuyên bố về sứ mạng
(Mission Formulation)

Các câu hỏi cần đặt ra
1. Ai đang được phục vụ (Who);
2. Các nhu cầu nào đang được đáp ứng (What) ;
3. Làm thế nào để nhà trường có thể đáp ứng các nhu cầu này (How);
4. Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng(Why).


Ví dụ: Sứ mạng của Trường Trường Trung học Bendmeer – Singapore

’’Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh và chăm sóc để phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi học sinh”

Ai đang được phục vụ………………………
Các nhu cầu nào đang được đáp ứng……………
Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu này…….
Tại sao nhà trường tồn tại !?...(hợp của 1,2,3)


a1. Các thành phần sứ mạng

S? m?ng c?a nh� tru?ng g?m 4 th�nh ph?n chớnh nhu sau:
Ai dang du?c ph?c v? (Who);
Cỏc nhu c?u n�o dang du?c dỏp ?ng (What) ;
v� L�m th? n�o d? t? ch?c cú th? dỏp ?ng cỏc nhu c?u n�y (How);
T?i sao nh� tru?ng t?n t?i? (Why).
Lời tuyên bố về sứ mạng...
Lời tuyên bố về sứ mạng...
a2. Phương pháp tiếp cận
Theo GS. TS Jem Stepehen Frideres, D?i h?c Calgary, Canada:
"Khụng cú cụng th?c d? tỡm ra l?i l? di?n t? t?t nh?t trong t? ch?c c?a b?n. Nú cú th? du?c d? th?o b?i riờng m?t ngu?i hay m?t nhúm ngu?i, r?i t?ng h?p l?i cho lónh d?o. V?n d? quan tr?ng nh?t l� cú s? nh?t trớ trong tr? l?i cỏc cõu h?i du?c dua ra khi phỏt tri?n tuyờn b? v? s? m?ng".


nn
a2. Phương pháp...

Kết hợp sự đam mê, tính nhân văn và cách nhìn cho một viễn cảnh lớn và liên tục cải tiến tuyên ngôn sứ mạng cho đến khi có phương án mà mọi người đều tích cực ủng hộ.

Một số nhà khoa học, tư vấn còn khuyên các tổ chức cần tìm kiếm quan điểm từ những người bên ngoài xa lạ với tổ chức để xem mức độ dễ hiểu của tuyên ngôn sứ mạng.

Một cách làm khác là để các nhóm thảo luận về các ý tưởng và các khái niệm lớn, sau đó để một hoặc hai cá nhân dự thảo và điều chỉnh lại câu chữ, rồi các nhóm lại tiếp tục xem xét. Điểm quan trọng là cần để cho các CB,GV và các liên đới khác góp ý Dự thảo tuyên ngôn sứ mạng một vài lần...
a.3. Yêu cầu khi viết sứ mạng
Tuyên bố sứ mạng thể hiện kim chỉ nam cho hành động;
Tạo lập giá trị, niềm tin cho mọi người;
Đủ rộng để có thể linh hoạt khi thực hiện và đủ hẹp để đi vào trọng tâm; Không bị hạn chế bởi thời gian;
Sứ mạng cần viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của NHÀ TRƯỜNG (3-5 dòng)
Nội dung diễn đạt cần cụ thể, thể hiện đặc trưng, khác biệt của nhà trường (phân biệt được với trường khác) về vị trí (quốc gia, vùng, địa phương); về cơ cấu (đa ngành, đơn ngành…) về vị trí (trọng điểm, hàng đầu...)
a.4 TầM QUAN TRọNG CủA Sứ MạNG...
Tuyên ngôn về sứ mạng miêu tả các mục tiêu và mục đích của tổ chức (nhà trường). Đây là tuyên bố công khai và phải dựa trên nhu cầu của khách hàng đã được xác định.
Tuyên ngôn sứ mạng còn giúp cho cán bộ, viên chức (CB,VC) của tổ chức (nhà trường) hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ; mặt khác giúp đội ngũ CB, VC hiểu rõ những việc họ làm gắn chặt với mục đích của tổ chức (nhà trường) trong tương lai.
Bài tập
Phân tích 4 thành phần của một tuyên bố Sứ mạng
1. Ai đang được phục vụ (Who);
2. Các nhu cầu nào đang được đáp ứng (What) ;
3. và Làm thế nào để tổ chức có thể đáp ứng các nhu cầu này (How);
4. Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng(Why).

”Tạo dựng được môi trường học tập về nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo”.

”Mỗi ngày các em đến trường là một ngày hạnh phúc”

”Hãy nói theo cách của Bạn !”

”Thầy thích Dạy, Trò thích học”

a5. Sử DụNG 10 TIÊU CHí Để XEM XéT TUYÊN Bố Sứ MạNG

1. Rõ ràng và tất cả nhân viên, ngay cả những nhân viên bình thường nhất đều có thể hiểu được.
2. Ngắn gọn để nhiều người có thể nhớ được
3. Cụ thể hoá rõ ràng công việc nhà trường phải làm? Làm gì? Ai làm? Làm thế nào? Tại sao?
4. Xác định được hướng đi để đạt được tầm nhìn
5. Thể hiện năng lực riêng, khác biệt của nhà truờng
6. Phạm vi đủ rộng để linh hoạt khi thực hiện nhưng không quá rộng mà bỏ qua trọng tâm
7. Định dạng được cách thức ra quyết định để tổ trưởng CM hoặc những người lãnh đạo khác sử dụng
8. Có thể thực hiện được không? Có thực tế không?
9. Lời lẽ của tuyên bố sứ mạng có thể hiện quyết tâm
10. Có sức mạnh tập hợp CB GV, HS, Cha mẹ HS…?
Trao đổi thảo luận
Phân tích 4 thành phần của sứ mạng
10 tiêu chí

…để xem xét lời tuyên bố sứ mạng của một số trường THPT, tiểu học, Đại học…
VIẾT SỨ MẠNG, TẦM NHÌN
VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA trường THPT

SỨ MẠNG (Mission)
Thể hiện vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường trong cộng đồng;
Lý do cơ bản của sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

CẤU TRÚC (Mission Formulation)
1. Ai đang được phục vụ………………………
2. Các nhu cầu nào đang được đáp ứng……………
3. Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu này…….
4. Tại sao nhà trường tồn tại !?...(hợp của 1,2,3).



Trung học phổ thông Nhân Chính - Hà Nội
Tạo dựng được môi trường học tập về nền nếp, kỷ cương (3) có chất lượng giáo dục cao (4), để mỗi học sinh (1) đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo (2) .
* Lưu ý: Sứ mạng thể hiện vai trò, vị trí, trách nhiệm…, thường được diễn đạt bao gồm 4 nội dung
1. Ai đang được phục vụ………………………
2. Các nhu cầu nào đang được đáp ứng……………
3. Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu này…….
4. Tại sao nhà trường tồn tại !?...(hợp của 1,2,3).

Trường Trường Trung học Bendmeer – Singapore
To provide healthy and caring school envirronment to bring out student’ potential and creativities as individual able to think
Tạm dịch
Tạo dựng(3)môi trường học tập lành mạnh và chăm sóc (4) để phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy (2) của mỗi học sinh (1)

Dự thảo: Tuyên ngôn sứ mạng Học viện QLGD
Dư thảo 1. Là cơ sở đào tạo chất lượng cao, tiên phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội nhập của đất nước.

Dự thảo 2:
Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có chất lượng cao về đào tạo (3) nguồn nhân lực QLGD (1), là nơi chuyển giao công nghệ khoa học giáo dục và QLGD(2) đáp ứng yêu cầu phát triển chính sách, chiến lược hiện đại hóa giáo dục đất nước và hội nhập quốc tế (4).

Giá trị trường học thường được diễn đạt bao gồm:
Lợi ích của người học, của XH, của Tổ Quốc
Các giá trị truyền thống và hiện đại
Thái độ của cán bộ, GV, HS
Tín nhiệm của xã hội và sự phát triển bền vững

…thảo luận nhóm mỗi người hãy viết ra 2 giá trị
B. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN NHÀ TRƯỜNG
(Values Scan)
HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN
Uy tín
Chất lượng
Hiệu quả
Học tập, rèn luyện
Nghiên cứu
Sáng tạo
Tiên tiến (tiên phong)
Hiện đại
Gía trị nhân văn.
Tinh thần trách nhiệm
……………….
Trung thực
Sự hợp tác
Khát vọng vươn tới
Đoàn kết...
Tự trọng
Truyền thống đạo đức
Thân thiện
“Nhân văn hóa”,
Minh bạch...
…………….
………./
Trường Trung học Bendmeer – Singapore
- Respect -Honesty -Tolerance
- Responsibility -Love - Cooperation

Tạm dịch
- Sự tôn trọng -Tính trung thực -Lòng khoan dung
- Tinh thần trách nhiệm - Tình thương yêu - Sự hợp tác


Trường Trung học phổ thông Nhân Chính - Hà Nội
- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
Ví dụ về xây dựng giá trị

Thể hiện rõ hình ảnh tương lai mong muốn của nhà trường.
Tầm nhìn là mục tiêu dài hạn vẫy gọi. Nó chỉ ra điểm nối từ hiện tại đến tương lai.
Yêu cầu viết tầm nhìn:
- Nêu rõ viễn cảnh tương lai trên cơ sở những định hướng, phân tích, dự báo, hệ thống giá trị đáng tin cậy,
- Có cơ sở và khả thi, có sức lôi cuốn, hấp dẫn mọi thành viên của nhà trường đặt niềm tin và hy vọng vào tương lai.

C. XÂY DỰNG TẦM NHÌN (Vision)
CẤU TRÚC TẦM NHÌN (Vision Development)
1- Nêu rõ viễn cảnh tương lai trên cơ sở những định hướng phân tích, dự báo, hệ thống các giá trị đáng tin cậy của Nhà trương;
2-Tầm nhìn tập trung vào mục đích cuối cùng chứ không phải là con đường đi đến mục đích đó.
Đây chính là sự khác biệt tầm nhìn và sứ mệnh.

Ví dụ: Trường Trung học Bendmeer – Singapore:
Our student are to become thinking individuals, actively engaged in life long learning and problem solving, moving towards the competent use of technologies to advance the interest of the individual and country

Tạm dịch
Học sinh của chúng ta sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập suốt đời và giải quyết vấn đề - hướng tới năng lực sử dụng công nghệ nhằm nâng cao lợi ích bản thân và quốc gia (2).



Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn
Trường THPT Nhân Chính - Hà Nội

* Trên cơ sở những định hướng phân tích, dự báo, hệ thống các giá trị đáng tin cậy của Học viện
………“Tận tâm, chất lượng, hiệu quả, hợp tác, sáng tạo”
Tận tâm vì chất lượng;
Sáng tạo vì phát triển;
Hợp tác vì hiệu quả

Dự thảo tầm nhìn Học viện QLGD
Học viện QLGD là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và quốc tế về chất lượng đào tạo, nghiên cứu KH giáo dục, QLGD (1) - Nơi cán bộ, giáo viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn. (2)

Đại học là không gian của sự thật. Tự chúng ta làm cho nó chết; tự chúng ta làm cho nó sống!
Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn
Học viện Quản lý Giáo dục
III. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
B. CÁC MỤC TIÊU và CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CỤ THỂ
C. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG…
1. Những căn cứ XD mục tiêu
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển của Bộ; Chính phủ
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh..
- Căn cứ kế hoạch phát triển của Sở Giáo dục;
- Căn cứ của Phòng Giáo dục;
2. Trên cơ sở xác định
sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị và các kết quả phân tích đánh giá bối cảnh, thực trạng nhà trường với những điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức đề xác định mục tiêu tổng quát

Có 2 loại mục tiêu

Mục tiêu và Vấn đề
Mục tiêu chung (các câp độ)
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS;
Mục tiêu cụ thể (các câp độ)
- Giảm tỷ lệ lệ HS yếu kém xuống còn x% vào năm 2010
- Nâng cao kết quả học tập Khá của HS dân tộc thiểu số lên 8% vào năm 2010
- Đến năm 2015, có 30% giáo viên THPT đạt chuẩn ở trình độ sau Đại học


Nguyên tắc xây dựng MỤC TIÊU


S- Specific: Cụ thể
M- Mesureable - Đo được
A- Attainable – Có thể đạt được
R-Result – Oriented - Định hướng kết quả
Time- bound – Giới hạn thời gian

Mục tiêu:
Đến năm 2012,đảm bảo 60% tiết học có đủ thí nghiệm thực hành (theo qui định trong chương trình).
Đên năm 2015, trương A… đạt …% phổ cập GDTH đúng độ. Tạo điều kiện vững chắc để mọi trẻ em đều được đến trường,hưởng thụ công bằng trong giáo;
Đến năm 2015, 100% giáo viên đạt năng lực dạy học khá và giỏi
Đên năm 2012,đảm bảo có đủ 60% tiêt hoc có thí nghiêm (trong qui định của chương trình).
Đến năm 2010, vận động 70% cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục
Ví dụ: Mục tiêu tổng quát từng mặt công tác
của Trường …A giai đoạn 2008 - 2015
B. Mục tiêu tổng quát nhà trường giai đoạn 2008 - 2015
Tổ chức và quản lý nhà trường
Phát triển chuyên môn cho giáo viên
Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
Sự tham gia của cộng đồng
Kết quả giáo dục học sinh
C. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG…
1. Nâng cao chất lượng Dạy học/GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục PT;
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ GV, CBQLGD đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trương trong giai đoạn mới ;
3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật ;
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ;
5. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường;
6. Quan hệ với cộng đồng;
7. Lãnh đạo và quản lý.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Lộ trình thực hiện(giai đoạn)
A. Các chương trình hành động
B. Lộ trình thực hiện
2008 – 2010
2011 – 2013
2014 – 2016…
C. Lập bảng matrận (TT, Hoạt động, Mục tiêu, GP, Người phụ trách, Thời gian, ĐV phôi hợp, Kinh phí… )
VI. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh KHCL

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá
Thu thập các thông tin quản lý
Giữ cho kế hoạch được vận hành và liên tục cải tiến
Các câu hỏi cần trả lời:
- Nhà trường có đi đúng hướng với tầm nhìn không?
- Nhà trường đang thực hiện đúng sứ mệnh không?
- Chúng ta có hoạt động nhất quán với các giá trị cơ bản……..(SANG TAO, KHAT VONG, MONG MUON, …DOC LAP, TU DUY,) của Nhà trường không?
- Chúng ta có đáp ứng mong đợi của HS, cha mẹ HS và xã hội không?



Phần 5. Cấu trúc Bản KH chiến lược...
Chiến lược phát triển trường trung học phổ thông .... giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Mở đầu/Giới thiệu nhà trường;
Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường (SWOT);
Tuyên bố sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn;
Mục tiêu và các giải pháp chiến lược;
Các chương trình hành động chiến lược;
Tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
Kết luận và kiến nghị;
Phụ lục (Bản đồ qui hoạch, Các chỉ số về dự báo qui mô phát triển…)
Phê duyệt kế hoạch
Lời kết:
Cần nhớ ?
điều gì khó khăn ?
Bài tập.
Qui trình
Lập kế hoạch chiến lược phát triển trường PT
Mục tiêu,
Giải pháp
(How do we get there?).
XĐ.đích đến
(Where are we going?).
Tầm nhìn
Chiến lược
Tuyên bố
Sứ mệnh
Phân tích SWOT bên trong
Phân tích SWOT bên ngoài
BẮT ĐẦU
(What is the environment?).
Kế hoạch
hành động
Đánh giá
Điều chỉnh
Giá trị cốt lõi,
năng lực và khả năng

Qúa trình Quản lý
Đầu vào
1- Định chế
2- Học sinh
3- Nhân lực
4- Tài,vật lực
5- Thông tin
Kết quả

- Đạt m.đích
- Đạt m.tiêu
- Mục tiêu đúng
- Hiệu quả cao
Lập KH
T.T
Tổ chức
Kiểm tra
Chỉ đạo
Môi trường tự nhiên, xã hội
Liên hệ ngược (đ/giá, kiểm định )
Lôgic của QL một tổ chức(nhà trường)
Một“chiến lược tốt” phải chỉ ra “cần phải làm gì” ở từng và tất cả các vấn đề chiến lược!

Joe Mazurkiewicz, Jr., Ph.D.
IMPAC University


“GIÁO DỤC LÀ HÀNG HÓA HAY CÔNG ÍCH"...

...Bà trả lời: tinh hoa nằm ở chỗ đại học chỉ chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm ở cái mức kết quả thực tiễn trong vòng mươi lăm năm trước mắt. Cái học ở trong đại học là “cái học đúc khuôn cho cả đời người, cái học chuyển đạt gia tài của ngàn năm trước, cái học tạo ra vóc dáng cho tương lai”.
Cam kết của đại học là vô thời hạn, thành tựu không tiên đoán được, không đo lường được, nỗ lực làm việc không phải để tăng sức cạnh tranh mà là để “định nghĩa cái gì đã làm chúng ta là người qua bao nhiêu thế kỷ“;
Bởi vậy, đó là nơi mà “ta đặt những câu hỏi về đạo đức và ý nghĩa, câu hỏi đó giúp ta hiểu tại sao, vì những lý lẽ nhân bản, xã hội hay luân lý gì mà ta phải thay đổi thái độ với thế giới thiên nhiên”.
GS. Cao Huy Thuần
“GIÁO DỤC… LÀ HÀNG HÓA HAY CÔNG ÍCH"...
…Bởi vậy, đại học Harvard mới tự cho mình như có nhiệm vụ “phụng sự dân tộc”. Cũng như đại học New York tự định nghĩa mình là “đại học tư phục vụ công ích” Đâu có phải đại học tư là để kiếm tiền? Có gì khác nhau trong lý tưởng đào tạo giữa đại học Harvard của bà Faust và đại học Berlin của Humboldt?
Mà nói gì cho xa xôi, có gì khác nhau giữa bài diễn văn ấy với bài tập đọc trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư của tôi ngày xưa? “Bác hỏi tôi đi học để làm gì, tôi xin nói bác nghe ...”  Đâu phải nước tôi không có cái triết lý của Humboldt!
Các anh chị, các bạn đồng nghiệp thân mến, đừng hỏi đâu rồi cái triết lý ấy.
Nó nằm trong tay của các bạn, nó nằm trong tay của chúng ta. Không ai làm cho nó chết ngoài chúng ta; không ai làm cho nó sống ngoài chúng ta.
Trường học là không gian của sự thật.
Tự chúng ta làm cho nó chết; tự chúng ta làm cho nó sống!


Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Công Huỳnh
Dung lượng: 6,02MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)