Ke hoach ca nhan 11-12
Chia sẻ bởi Ngọc Yên |
Ngày 02/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: ke hoach ca nhan 11-12 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH BẮC GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(DỰ THẢO)
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
VÀ PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CẤP THCS
(Áp dụng từ năm học 2011-2012)
MÔN: MĨ THUẬT
Họ tên giáo viên: …………………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………………………………………….………
Dạy các lớp: ………………………………………………………………………….………
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Tháng 9 năm 2011
Phần thứ nhất
A. BIÊN CHẾ NĂM HỌC 2011-2012
* Cả năm: 37 tuần thực học, trong đó:
- Học kì I: Từ 22/08/2011 đến 30/12/2011 (gồm 19 tuần thực học, còn lại là thời gian tổ chức các hoạt động khác).
- Học kì II: Từ 03/01/2012 đến 22/5/2012 (gồm 18 tuần thực học, còn lại là thời gian tổ chức các hoạt động khác và nghỉ Tết 08 ngày). Ngày kết thúc năm học 25/5/2012.
* Các kì thi, kiểm tra:
- Hội khoẻ Phù Đổng: từ tháng 11/2011.
- Thi HSG quốc gia: 11,12/1/2012.
- Thi HSG cấp tỉnh: tháng 4/2012.
- Thi Tốt nghiệp THPT: 02,03,04/6/2012.
- Thi tuyển sinh vào lớp 10: tháng 7/2012.
- Các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng, Casio: theo lịch của Bộ.
- Kiểm tra, khảo sát chất lượng giữa kì vào cuối tháng 10/2011 và đầu tháng 3/2012. Thi hết học kì 1 từ 20-25/12/2011; thi hết học kì 2 lớp 12 từ 20-25/4/2012, các khối khác từ 10-15/5/2012.
- Kiểm tra khảo sát chất lượng lớp 11 toàn quốc vào tháng 12/2011.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH (TINH GIẢM) NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT - CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CHI TIẾT TINH GIẢM VÀ
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
I. Lớp 6
Học kì I: 18 Số tiết/tuần: 1 Các tiết kiểm tra: 7
Học kì II: 17 Số tiết/tuần: 1 Các tiết kiểm tra: 24
Cả năm: 37 tuần x 01 tiết/ tuần (trừ tuần 19, 37) = 35 tiết
Phân môn Vẽ theo mẫu
GV xác định rõ yêu cầu về kiến thức kỹ năng của phân môn này ở lớp 6 là hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm và biết cách tiến hành các bước của bài vẽ theo mẫu; xác định được độ đậm nhạt chính, có ý thức về xa gần của các vật mẫu khi thể hiện trên bài vẽ. Mẫu vẽ trong SGK chỉ là gợi ý, trong những điều kiện cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các mẫu vẽ như gợi ý của SKG và có thể linh hoạt sử dụng các mẫu có hình dáng tương tự về hình khối, đảm bảo các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mỗi bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong 2 tiết ở hai tuần kế tiếp nhau.
Phân môn Vẽ tranh
Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành cụ thể, giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Học tập, Bộ đội, Ngày tết và mùa xuân, Quê hương em. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài này được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Vẽ tranh đề tài Mẹ của em được thực hiện trong 1 tiết.
Phân môn Thường thức mỹ thuật
Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông.
Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau:
Học kì I:
TIẾT THỨ
BÀI
SỐ TIẾT KHUNG
GHI CHÚ
1. Vẽ trang trí: Chép họa tiết trang trí dân tộc
01
2. Thường thức Mỹ thuật: Sơ lược mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại
01
3. Vẽ Theo mẫu: Sơ lược về Luật Xa gần
01
4. Vẽ theo mẫu: Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1)
01
- Tích hợp lý thuyết Vẽ Theo mẫu vào bài thực hành
5. Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 2)
01
6. Vẽ tranh: Cách vẽ tranh Đề tài học tập (tiết 1)
01
- Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành
7. Vẽ tranh: Đề tài học tập (tiết 2) (kiểm tra 1 tiết)
01
8. Vẽ trang trí: Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí
01
9. Thường thức mỹ thuật: Sơ lược mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225)
01
10. Thường thức mỹ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý
01
11. Vẽ trang trí: Màu sắc
01
12. Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí
01
13. Vẽ tranh: Đề tài Bộ đội (tiết 1)
01
14. Vẽ tranh: Đề tài Bộ đội (tiết 2)
01
15. Vẽ Trang trí: Trang trí đường diềm
01
16. Vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu (tiết 1)
01
17. Vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu (tiết 2)
01
18. Vẽ Trang trí: Trang trí hình vuông (Kiểm tra học kỳ)
01
(Dạy hoạt động ngoại khoá)
Học kì II:
TIẾT THỨ
BÀI
SỐ TIẾT KHUNG
GHI CHÚ
19. Thường thức mỹ thuật: Tranh dân gian Việt Nam
01
20. Thường thức mỹ thuật: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
01
21. Vẽ Theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật (tiết 1)
01
22. Vẽ Theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật (tiết 2)
01
23. Vẽ tranh: Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 1)
01
24. Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 2) (kiểm tra 1 tiết)
01
25. Vẽ Trang trí: Kẻ chữ in hoa nét đều
01
Hướng dẫn học sinh cách bố cục chữ và sử dụng các kiểu chữ cho phù hợp với hình thức trang trí, không yêu cầu cao về kỹ thuật kẻ chữ.
26. Vẽ Trang trí: Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
01
27. Vẽ tranh: Đề tài Mẹ của em
01
28. Vẽ Theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật (tiết 1)
01
29. Vẽ Theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật (tiết 2)
01
30. Thường thức mỹ thuật: Sơ lược mỹ thuật thế giới thời kỳ cổ đại
01
31. Thường thức mỹ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại
01
32. Vẽ Trang trí: Trang trí chiếc khăn để lọ hoa
01
33. Vẽ tranh: Đề tài Quê hương em
01
34. Vẽ tranh: Đề tài Quê hương em (Kiểm tra học kỳ)
01
35. Trưng bày kết quả học tập trong năm học
01
(Dạy hoạt động ngoại khoá)
====================================================================================
II. Lớp 7
Học kì I: 18 Số tiết/tuần: 1 Các tiết kiểm tra: 9
Học kì II: 17 Số tiết/tuần: 1 Các tiết kiểm tra: 23
Cả năm: 37 tuần x 01 tiết/ tuần (trừ tuần 19, 37) = 35 tiết
Phân môn Vẽ theo mẫu
Bài 11 trong sách giáo khoa chỉ yêu cầu vẽ hình của tập hợp mẫu, bao gồm: lọ, hoa và quả. Bài 12 trong sách giáo khoa là bài vẽ màu trên cơ sở vẽ hình của bài 11.
Giáo viên linh hoạt sử dụng các mẫu vật sẵn có ở địa phương có cấu trúc, hình dáng gần với mẫu gợi ý trong SGK.
Các bài ký họa yêu cầu thực hiện theo Chuẩn kiến thức kỹ năng đã đặt ra. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể tích hợp lý thuyết vào các bài thực hành. GV chuẩn bị minh họa các bài ký họa phù hợp với cách nhìn, cách vẽ và khả năng của học sinh. Minh họa trong sách giáo khoa chỉ để tham khảo thêm.
Bài Vẽ theo mẫu cốc và quả được thực hiện trong 1 tiết. Còn lại các bài Vẽ theo mẫu đều được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau.
Phân môn Vẽ tranh
Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Tranh phong cảnh, Cuộc sống quanh em, An toàn giao thông, Trò chơi dân gian và một bài đề tài tự chọn. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau.
Phân môn Thường thức mỹ thuật
Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông.
Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau:
Học kì I:
TIẾT THỨ
BÀI
SỐ TIẾT KHUNG
GHI CHÚ
1. Thường thức mỹ thuật: Sơ lược mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400)
01
2. Thường thức Mỹ thuật: Một số công trình mỹ thuật thời Trần (1226 - 1400)
01
3. Vẽ theo mẫu: Cái cốc và quả
01
4. Vẽ Trang trí: Tạo họa tiết trang trí
01
5. Vẽ tranh: Tranh phong cảnh (tiết 1)
01
6. Vẽ tranh: Tranh phong cảnh (tiết 2)
01
7. Vẽ Trang trí: Tạo dáng và trang trí lọ hoa
01
8. Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả (tiết 1)
01
Vẽ tĩnh vật màu
9. Lọ hoa và quả (tiết 2) - (Kiểm tra 1 tiết )
01
10. Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
01
11. Vẽ tranh: Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 1)
01
12. Vẽ tranh: Đề tài Cuộc sống quanh em (tiết 2)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngọc Yên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)