Kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Đinh Thị Thanh |
Ngày 19/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
CÔNG ĐOÀN GD TÂN HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS THCS TÂN HIỆP A5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG DỰ THI
“KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ”
Họ và tên giáo viên dự thi : Dương Yến Phương
Câu chuyện dự thi : “Chú ngã có đau không”
Theo : ND (ghi lời kể của Ngô Văn Núi )
Đơn vị : Trường THCS Tân Hiệp A5
Kính thưa :
Ban Giám khảo! – Ban tổ chức Hội thi !
Thưa quý thầy cô giáo – những người đồng hành cùng tôi trong Hội thi!
Hòa chung với khí thế tưng bừng chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
(30/4/1975 – 30/4/2009), kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), kỷ niệm 55 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2009) và ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2009), đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Công đoàn Giáo dục Tân Hiệp, tôi xin đại diện cho 39 Công đoàn viên trường THCS Tân Hiệp A5 được tham dự Hội thi: “KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ”
Thưa Hội thi ! Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Đúng vậy, cảnh sắc xứ Nghệ như là một bức tranh tuyệt sắc của trần gian mà chưa một danh họa nào có tô vẽ hết được cái hồn thiêng sông núi ấy. Hơn nữa, nơi đây là nơi mà nguồn “nguyên khí quốc gia” chưa bao giờ và có lẽ mãi mãi về sau không bao giờ cạn kiệt. Vâng, cách đây 119 năm – tại nơi này một vầng hào quang chói lọi đã được phát trong không gian báo hiệu một vĩ nhân được sinh ra. Quả thật là như vậy, chỉ cần hơn hai mươi năm sau cả thế giới đã biết đến Người: một con người đã dám đứng lên đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức, các dân tộc thuộc địa và cũng chỉ mất từng ấy năm cả thế giới phải ngả mũ cúi đầu trước Người: một anh hùng giải phóng dân tộc, một tư tưởng vĩ đại. Đó chính là : Hồ Chí Minh!
Người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những gì Người để lại là một kho tàng vô giá không những cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại. Tâm hồn của Người, tư tưởng của Người sáng hơn cả vầng nhật nguyệt trong vũ trụ. Như nhà thơ Viễn Phương đã viết :
“… Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ … ”
Tấm lòng của Người đối với nhân dân, đối với nhân loại như một nguồn sống vô biên, nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên :
“… Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa … ”
Đúng vậy, Bác là dòng sông cần mẫn mang đến cho đời một nguồn sống bất tận. Không giống các vĩ nhân khác, Người để lại cho hậu thế không phải là những trang sách gáy vàng chói lọi, không phải là những lâu đài lộng lẫy nguy nga … mà người để lại là một tư tưởng sáng ngời, một trái tim chỉ biết lo lắng cho mọi người. Không phân biệt màu da hay tôn giáo để từ đó Người đồng cảm với nỗi đau của người khác, những nỗi bất hạnh của người xung quanh. câu chuyện về Người luôn trở thành huyền thoại; mỗi tư tưởng, lời nói, cử chỉ, hành động của Người đều trở thành bài học làm người. Câu chuyện “Chú ngã có đau không” theo ND (ghi kể của Ngô Văn Núiin trong quyển “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” xuất bản năm 2007 của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, hiện rất rõ bài học đó và làm tôi có ấn tượng sâu sắc.
Thưa Hội thi ! Đến với Hội thi hôm nay tôi xin mượn lời của Ngô Văn Núi để kể lại Câu chuyện “Chú ngã có đau không”
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều …
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để
CĐCS THCS TÂN HIỆP A5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG DỰ THI
“KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ”
Họ và tên giáo viên dự thi : Dương Yến Phương
Câu chuyện dự thi : “Chú ngã có đau không”
Theo : ND (ghi lời kể của Ngô Văn Núi )
Đơn vị : Trường THCS Tân Hiệp A5
Kính thưa :
Ban Giám khảo! – Ban tổ chức Hội thi !
Thưa quý thầy cô giáo – những người đồng hành cùng tôi trong Hội thi!
Hòa chung với khí thế tưng bừng chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
(30/4/1975 – 30/4/2009), kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), kỷ niệm 55 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2009) và ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2009), đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Công đoàn Giáo dục Tân Hiệp, tôi xin đại diện cho 39 Công đoàn viên trường THCS Tân Hiệp A5 được tham dự Hội thi: “KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ”
Thưa Hội thi ! Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Đúng vậy, cảnh sắc xứ Nghệ như là một bức tranh tuyệt sắc của trần gian mà chưa một danh họa nào có tô vẽ hết được cái hồn thiêng sông núi ấy. Hơn nữa, nơi đây là nơi mà nguồn “nguyên khí quốc gia” chưa bao giờ và có lẽ mãi mãi về sau không bao giờ cạn kiệt. Vâng, cách đây 119 năm – tại nơi này một vầng hào quang chói lọi đã được phát trong không gian báo hiệu một vĩ nhân được sinh ra. Quả thật là như vậy, chỉ cần hơn hai mươi năm sau cả thế giới đã biết đến Người: một con người đã dám đứng lên đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức, các dân tộc thuộc địa và cũng chỉ mất từng ấy năm cả thế giới phải ngả mũ cúi đầu trước Người: một anh hùng giải phóng dân tộc, một tư tưởng vĩ đại. Đó chính là : Hồ Chí Minh!
Người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những gì Người để lại là một kho tàng vô giá không những cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại. Tâm hồn của Người, tư tưởng của Người sáng hơn cả vầng nhật nguyệt trong vũ trụ. Như nhà thơ Viễn Phương đã viết :
“… Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ … ”
Tấm lòng của Người đối với nhân dân, đối với nhân loại như một nguồn sống vô biên, nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên :
“… Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa … ”
Đúng vậy, Bác là dòng sông cần mẫn mang đến cho đời một nguồn sống bất tận. Không giống các vĩ nhân khác, Người để lại cho hậu thế không phải là những trang sách gáy vàng chói lọi, không phải là những lâu đài lộng lẫy nguy nga … mà người để lại là một tư tưởng sáng ngời, một trái tim chỉ biết lo lắng cho mọi người. Không phân biệt màu da hay tôn giáo để từ đó Người đồng cảm với nỗi đau của người khác, những nỗi bất hạnh của người xung quanh. câu chuyện về Người luôn trở thành huyền thoại; mỗi tư tưởng, lời nói, cử chỉ, hành động của Người đều trở thành bài học làm người. Câu chuyện “Chú ngã có đau không” theo ND (ghi kể của Ngô Văn Núiin trong quyển “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” xuất bản năm 2007 của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, hiện rất rõ bài học đó và làm tôi có ấn tượng sâu sắc.
Thưa Hội thi ! Đến với Hội thi hôm nay tôi xin mượn lời của Ngô Văn Núi để kể lại Câu chuyện “Chú ngã có đau không”
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều …
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)