Kể chuyện
Chia sẻ bởi Trần Quốc Dũng |
Ngày 06/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
Một số biện pháp
rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện
cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả
Phòng GDĐT Phú Giáo
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH A
Trình Bày: Lê Thị Ai Luyên
Naêm hoïc 2009 - 2010
Ñeà taøi:
PHẦN V . PHẠM VI ÁP DỤNG
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN.
PHẦN III: . NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Biện pháp 1 :Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
Biện pháp 3 : Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
PHẦN IV : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2. Mục đích, phương pháp, giới hạn
a/. Mục đích:
b/. Phương pháp:
c/. Giới hạn:
Phân môn kể chuyện ở trường Tiểu Học có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết văn học và phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh, nâng cao năng lực, trí tuệ, và rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính bản thân.
Tiết kể chuyện đòi hỏi người giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói- tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ bản thân để miêu tả. Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản kể chuyện khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được nhiều bài học bổ ích…nhưng điều quan trọng nhất là các em được dùng từ ngữ, các câu văn để diễn đạt một ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hình thức câu hỏi và bài tập sẽ chi phối phương pháp dạy học trong giờ kể chuyện. Trong giờ kể chuyện giáo viên chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, còn học sinh là người chủ đạo trong giờ học đó. Các em sẽ phải làm việc nhiều hơn, nghĩa là phải nói nhiều hơn và nghe chăm chú hơn để nhận xét bạn kể.
1.Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học thì: các phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của từng học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương trình ở chỗ: Chương trình tiểu học hiện hành tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và daỵ học hợp tác để phát triển năng lực tự học theo tốc độ học và khả năng của từng học sinh.
Phân môn kể chuyện lớp 2 cũng được dạy theo phương pháp mới đó.
Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài, yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện. Học sinh tự kể cá nhân hoặc nhóm theo các yêu cầu đó. Giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, người thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó. Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chí giáo viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu. Còn lại các em học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu chuyện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trong khi học sinh kể, chỗ nào các em quên, lúng túng thì giáo viên nhắc một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc khéo giùm bạn.
Như vậy, trong giờ học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình một cách tối đa
Giáo viên sử dụng một số phương tiện dạy học như tranh ảnh, một số dụng cụ thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học kể chuyện thực sự sôi nổi, hấp dẫn.
Hình thức dạy học cũng được đổi mới: giáo viên có thể tôt chức dạy học theo lớp, theo nhóm…Trước kia giáo viên chỉ dạy học theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theo nhóm. Học theo hình thức mới này sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp, trước đám đông.
Ví dụ bài: Bà cháu (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 87 ) yêu cầu dựa vào tranh kể lại câu chuyện đã học. Với tiết kể này, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
Cô tiên xuất hiện và nói gì?
Sau khi quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải huy động nhiều thao tác: nghe để nhớ câu hỏi, hiểu câu hỏi để rồi các em vừa quan sát tranh vừa nhớ lại nội dung câu chuyện đã được học để nhớ lại nội dung câu trả lời. Cuối cùng các em phải trình bày đựoc câu trả lời của mình dưới hình thức nói. Như vậy để trả lời được câu hỏi, học sinh phải sử dụng nhiều thao tác, bộ phận của kĩ năng nói: nghe-nhớ, nghe-hiểu, xác định nội dung câu trả lời, nói. Đó là từng hoạt động của học sinh, mỗi học sinh trong nhóm thảo luận với nhau để tìm ra câu trả lời một cách chính xác.
Sau khi học sinh đã nhớ lại một đoạn của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể. Đây là bước các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng mới chỉ ở dạng độc thoại. Lời kể của các em diễn ra liên tục, do đó các em ít có thời gian ngừng, nghỉ, chuẩn bị. Vì thế, đòi hỏi các em phải chuẩn bị thật kĩ càng nội dung kể, tâm thế kể chuyện (thậm chí cả ngôn từ và các yếu tố phụ trợ).
Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em còn phải lưu ý quan sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nội dung, giọng kể, điệu bộ…
2.Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
a.Thế nào là kể chuyện theo tranh?
Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh họa cho truyện. Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong bất kì môn học nào. Nhưng các môn học khác, sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc dùng minh họa cho khái niệm, còn ở tiết dạy kể chuyện, giáo viên sử dụng tranh minh họa cho nội dung câu truyện, làm cho lời kể mẫu của mình thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì hoàn toàn khác. Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến của câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay, phát huy được khả năng quan sát, óc tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói ( ngôn ngữ ) ở các em.
b.Hướng dẫn kể chuyện theo tranh của sách giáo khoa và sách giáo viên:
* Trong sách giáo khoa:
Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với một nội dung của đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3-4 đoạn nên có từ 3-4 bức tranh minh họa. nhưng cũng có những chuyện có từ 5-6 đoạn nên minh họa bằng 5-6 bức tranh, ví dụ như: truyện Con chó nhà hàng xóm ( Tiếng việt 2- trang 131 tập1)
Tranh sử dụng trong kể chuyện có 2 loại: tranh kèm lời gợi ý ( dùng trong những tuần đầu năm học ) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau ).
Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh vẽ lớn treo trên bảng.
Hướng dẫn đối với những truyện có kèm theo tranh đính kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện “Có công mài sắt có ngày nên kim” ( lớp 2-tập 1 ), sách giáo viên hướng dẫn như sau:
*Quy trình hướng dẫn:
- Cho học sinh quan sát từng tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
- Cho từng học sinh kể.
- Sau mỗi lần cho học sinh kể, cho lớp nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa ( ở mức độ cao )
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
*Kể theo tranh 1:
Câu hỏi gợi ý:
+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?
+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?
Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn, ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch, viết ngọac cho xong chuyện.
*Kể theo tranh 2:
Câu hỏi gợi ý:
Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
Bà cụ trả lời thế nào?
Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
*Kể theo tranh 3:
Câu hỏi gợi ý:
Bà cụ trả lời thế nào?
Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:
Hôm nay bà mài. Ngày mai bà lại mài. Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít. Chắc chắn có ngày nó sẽ thành cái kim…
*Kể theo tranh 4:
Câu hỏi gợi ý:
Em hãy nói lại câu tục ngữ.
Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý mà ngay từ bài đầu tiên sách giáo viên đã hướng dẫn khá kĩ. Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều hành một tiết kể chuyện một cách dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể tự mình kể lại câu chuyện.
Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.
Muốn dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi tất cả các tranh cùng một lúc. Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung của các em. Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tranh cùng một lúc. ( phần củng cố )
Đầu tiên, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranh như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn. Nghĩa là học sinh quay xuống lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh.
3. Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
a. Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng giàn ý, câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hình thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại ( trong dàn ý câu trả lời ), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện.
Ví dụ : Câu chuyện Phần thưởng ( lớp 2-tập 1 ). Nói chung đây cũng là một câu truyện khá dài, nhưng nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong kể chuyện sẽ giúp học sinh phát huy được khả năng nói của mình. Giáo viên có thẻ dùng dàn ý dưới đây để giúp học sinh kể lại câu chuyện:
Đoạn 1: Bạn Na tốt bụng.
+ Các việc làm tốt của Na.
+ Điều băn khoăn của Na.
Đoạn 2: Sáng kiến của các bạn.
+ Các bạn của Na bàn bạc với nhau.
+ Cô giáo khen sáng kiến của các bạn.
Đoạn 3: Niềm vui của mọi người.
+ Lời cô giáo nói.
+ Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
*Trong sách giáo khoa.
Qua khảo sát SGK lớp 2 ta thấy, đây cũng là một hình thức phổ biến của phân môn kể chuyện lớp 2. Hình thức này không có yếu tố tranh ảnh phụ trợ. Song mỗi đoạn truỵên thường có 3-4 câu gợi ý ngắn, mỗi câu gợi ý chứa đựng nội dung tổng hợp của đoạn truyện. Những câu gợi ý đó lại gơi lại trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh một cách dễ dàng. Lệnh của hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp thường là:
“ Dựa vào các gợi ý sau kể lại từng đoạn của câu chuyện mới học”. Sau khi phát lệnh, giáo viên ghi gợi ý của từng đoạn lên bảng và cho học sinh nhìn vào gợi ý đó để các em kể lại. Tuy nhiên, để cho hình thức này phát huy hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh thì giáo viên không nên ghi những gợi ý đó lên bảng ngay, mà cần đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời. Những câu hỏi này phải đảm bảo tính logic của chuyện.
Như vậy, ở hình thức này, sách giáo khoa có những dạng bài tập cụ thể như sau:
Dạng 1: SGK đưa ra gợi ý hoặc dàn ý tương đối cụ thể hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện. Ví dụ: bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng ( TV 2- tuần 21) . Có một số bài thay dạng bài tập này bằng dạng bài tập “ Dựa vào tóm tắt sau kể lại từng đoạn câu chuyện”. Ví dụ như bài:Người làm đồ chơi ( Tiếng Việt-2- tuần 34 ).
Dạng 2: Nêu những nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự xuất hiện của nhân vật, nhắc lại lời nhân vật. Ví dụ truyện: Người thầy cũ ( Tiếng Việt 2-tập 1), Bạn của Nai nhỏ ( Tiếng Việt 2-tập 1),….
Dạng 3: Tóm tắt nội dung của từng đoạn bằng một câu và đặt tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ truỵên Một trí khôn hơn trăm trí khôn( Tiếng Việt 2-tập1). Hay truyện: Những quả đào ( TV 2 – tập 2).
*Trong sách giáo viên.
. Thứ nhất: Dạng bài tập dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Ví dụ truyện: “ Chim sơn ca và bông cúc trắng “ (lớp 2- tập 2 ),yêu cầu: dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện trên bằng lời kể của em; sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Trước khi kể từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ dàn ý câu chuyện trong sách giáo khoa, trả lời:
Truyện có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
Truyện có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của Sơn Ca và Cúc.
+ Đoạn 2: Sơn Ca bị cầm tù.
+ Đoạn 3: Trong tù.
+ Đoạn 4: Sự hối hận muộn màng.
Giáo viên viết nội dung từng đoạn lên bảng.
Qua đây ta thấy: ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng đã hướng dẫn khá kĩ. Điều đó giúp giáo viên rất nhiều trong giờ lên lớp tiết kể chuyện. Bởi giáo viên không mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị giáo án, hơn nữa lại giúp học sinh rèn kĩ năng nói tốt.
Thứ hai: Dạng bài tập nhắc lại lời nhân vật trong truỵên
Ví dụ: truyện: Bạn của Nai nhỏ ( Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu: nhắc lại lời của Nai bố khi Nai nhỏ kể về bạn, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Giáo viên cho học sinh nhìn lại tranh, nhớ và nhắc lại lời c Nai cha với Nai nhỏ. ( Có thể gợi ý: nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai nói như thế nào? Nghe Nai nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy chốn khỏi con thú dữ, cha Nai đã nói gì? Nghe xong chuyện bạn mình húc gã lão Sói để cứu Dê non, cha Nai nhỏ đã mừng rỡ nói với con như thế nào?...)
Vài học sinh nhắc lại những lời của Nai bố nói với con theo yêu cầu trên: giáo viên nhận xét, uốn nắn ( nếu cần)
Chú ý: học sinh chỉ cần nhắc lại đúng ý cơ bản của lời nhân vật ( Nai nhỏ, Nai bố ), không cần thiết phải nêu nguuyên nhân các câu văn trong sách giáo khoa.
Như vậy, ở dạng bài tập này , sách giáo viên đã hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết tạo điều kiện thuận lưọi cho giáo viên khi tiến hành tiết dạy kể chuỵên. Giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án. Cũng chính vì vậy mà học sinh được rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn.
* Dạng bài kể lại sự xuất hiện của nhân vật.
Ví dụ truyện: Người thầy cũ ( Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu:
Câu chuyện gồm có mấy nhân vật? kể lại sự xuất hiện của nhân vật chính ( chú bộ đội ) ở đoạn 1, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
IV : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Việc áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2 theo chương trình SGK mới tôi thấy rất hiệu quả. Qua các năm thực hiện việc thay sách, tôi thấy học sinh ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. Ở mỗi tiết kể chuyện, các em đã biết kể lại câu chuyện ở các mức độ: kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời của nhân vật trong câu chuyện. Hầu hết các em đều kể rất tốt, lưu loát, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, bước đầu biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ cho lời kể. Khi kể, các em biết thay thế, thêm bớt các từ ngữ làm cho câu chuyện sinh động hơn.
. Hầu hết học sinh đã biết trước nội dung của câu chuyện nên có rất nhiều thời gian để rèn kỹ năng nói cho học sinh. Đặc biệt khi dùng dàn ý hoặc câu hỏi, rất ít em phải nhìn vào dàn ý đó để kể lại.
Với phương châm: “ Lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, còn học sinh là người thực hiện triển khai công việc, cho nên tôi nhận thấy trong giờ dạy, giáo viên nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi, thoải mái, gây hứng thú cho học sinh.
Giáo viên nên dùng các hình thức động viên, khuyến khích các em, đặc biệt là các em nhút nhát, chưa tự tin trước lớp. Là người giáo viên, ai cũng biết : hoạt động giao tiếp là hoạt động có ý nghĩa sống còn với xã hội, còn đối với học sinh tiểu học thì hoạt động giao tiếp lại càng vô cùng cần thiết.
Vì vậy, việc rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cũng vậy, nó giúp các em tiếp xúc với bạn bè, với thầy cô, với gia đình và mọi người trong xã hội một cách tự nhiên hơn, thân mật hơn và tự tin hơn.
V . PHẠM VI ÁP DỤNG
Tôi nhận thấy rằng, việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nêu ở trên có thể áp dụng đối với tất cả các tiết kể chuyện, các đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh đó, thật là khó khăn đối với các em học sinh bị ngọng bẩm sinh.
Trên là là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện và áp dụng trong suốt quá trình dạy học. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng nhiệt huyết, luôn yêu nghề, mến trẻ, tự tìm tòi, học hỏi thì nhất định chúng ta sẽ tìm được những biện pháp tích cực, thích hợp để rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các tiết học, đặc biệt là tiết kể chuyện.
Kính chúc thầy cô luôn
Khoẻ mạnh, Thành công
và Hạnh phúc
Xin Kính cho t?m bi?t v h?n g?p l?i!
rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện
cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả
Phòng GDĐT Phú Giáo
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC VĨNH A
Trình Bày: Lê Thị Ai Luyên
Naêm hoïc 2009 - 2010
Ñeà taøi:
PHẦN V . PHẠM VI ÁP DỤNG
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TIỄN.
PHẦN III: . NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Biện pháp 1 :Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
Biện pháp 3 : Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
PHẦN IV : NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2. Mục đích, phương pháp, giới hạn
a/. Mục đích:
b/. Phương pháp:
c/. Giới hạn:
Phân môn kể chuyện ở trường Tiểu Học có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết văn học và phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh, nâng cao năng lực, trí tuệ, và rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính bản thân.
Tiết kể chuyện đòi hỏi người giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói- tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ bản thân để miêu tả. Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản kể chuyện khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được nhiều bài học bổ ích…nhưng điều quan trọng nhất là các em được dùng từ ngữ, các câu văn để diễn đạt một ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hình thức câu hỏi và bài tập sẽ chi phối phương pháp dạy học trong giờ kể chuyện. Trong giờ kể chuyện giáo viên chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, còn học sinh là người chủ đạo trong giờ học đó. Các em sẽ phải làm việc nhiều hơn, nghĩa là phải nói nhiều hơn và nghe chăm chú hơn để nhận xét bạn kể.
1.Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học thì: các phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của từng học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương trình ở chỗ: Chương trình tiểu học hiện hành tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và daỵ học hợp tác để phát triển năng lực tự học theo tốc độ học và khả năng của từng học sinh.
Phân môn kể chuyện lớp 2 cũng được dạy theo phương pháp mới đó.
Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài, yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện. Học sinh tự kể cá nhân hoặc nhóm theo các yêu cầu đó. Giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, người thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó. Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chí giáo viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu. Còn lại các em học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu chuyện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trong khi học sinh kể, chỗ nào các em quên, lúng túng thì giáo viên nhắc một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc khéo giùm bạn.
Như vậy, trong giờ học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình một cách tối đa
Giáo viên sử dụng một số phương tiện dạy học như tranh ảnh, một số dụng cụ thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học kể chuyện thực sự sôi nổi, hấp dẫn.
Hình thức dạy học cũng được đổi mới: giáo viên có thể tôt chức dạy học theo lớp, theo nhóm…Trước kia giáo viên chỉ dạy học theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theo nhóm. Học theo hình thức mới này sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp, trước đám đông.
Ví dụ bài: Bà cháu (Tiếng Việt 2 tập 1 trang 87 ) yêu cầu dựa vào tranh kể lại câu chuyện đã học. Với tiết kể này, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợi ý:
Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
Cô tiên xuất hiện và nói gì?
Sau khi quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải huy động nhiều thao tác: nghe để nhớ câu hỏi, hiểu câu hỏi để rồi các em vừa quan sát tranh vừa nhớ lại nội dung câu chuyện đã được học để nhớ lại nội dung câu trả lời. Cuối cùng các em phải trình bày đựoc câu trả lời của mình dưới hình thức nói. Như vậy để trả lời được câu hỏi, học sinh phải sử dụng nhiều thao tác, bộ phận của kĩ năng nói: nghe-nhớ, nghe-hiểu, xác định nội dung câu trả lời, nói. Đó là từng hoạt động của học sinh, mỗi học sinh trong nhóm thảo luận với nhau để tìm ra câu trả lời một cách chính xác.
Sau khi học sinh đã nhớ lại một đoạn của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể. Đây là bước các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng mới chỉ ở dạng độc thoại. Lời kể của các em diễn ra liên tục, do đó các em ít có thời gian ngừng, nghỉ, chuẩn bị. Vì thế, đòi hỏi các em phải chuẩn bị thật kĩ càng nội dung kể, tâm thế kể chuyện (thậm chí cả ngôn từ và các yếu tố phụ trợ).
Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em còn phải lưu ý quan sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nội dung, giọng kể, điệu bộ…
2.Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
a.Thế nào là kể chuyện theo tranh?
Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh họa cho truyện. Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong bất kì môn học nào. Nhưng các môn học khác, sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc dùng minh họa cho khái niệm, còn ở tiết dạy kể chuyện, giáo viên sử dụng tranh minh họa cho nội dung câu truyện, làm cho lời kể mẫu của mình thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì hoàn toàn khác. Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến của câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay, phát huy được khả năng quan sát, óc tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói ( ngôn ngữ ) ở các em.
b.Hướng dẫn kể chuyện theo tranh của sách giáo khoa và sách giáo viên:
* Trong sách giáo khoa:
Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với một nội dung của đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3-4 đoạn nên có từ 3-4 bức tranh minh họa. nhưng cũng có những chuyện có từ 5-6 đoạn nên minh họa bằng 5-6 bức tranh, ví dụ như: truyện Con chó nhà hàng xóm ( Tiếng việt 2- trang 131 tập1)
Tranh sử dụng trong kể chuyện có 2 loại: tranh kèm lời gợi ý ( dùng trong những tuần đầu năm học ) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau ).
Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh vẽ lớn treo trên bảng.
Hướng dẫn đối với những truyện có kèm theo tranh đính kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện “Có công mài sắt có ngày nên kim” ( lớp 2-tập 1 ), sách giáo viên hướng dẫn như sau:
*Quy trình hướng dẫn:
- Cho học sinh quan sát từng tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
- Cho từng học sinh kể.
- Sau mỗi lần cho học sinh kể, cho lớp nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa ( ở mức độ cao )
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
*Kể theo tranh 1:
Câu hỏi gợi ý:
+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?
+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?
Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn, ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch, viết ngọac cho xong chuyện.
*Kể theo tranh 2:
Câu hỏi gợi ý:
Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
Bà cụ trả lời thế nào?
Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
*Kể theo tranh 3:
Câu hỏi gợi ý:
Bà cụ trả lời thế nào?
Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:
Hôm nay bà mài. Ngày mai bà lại mài. Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít. Chắc chắn có ngày nó sẽ thành cái kim…
*Kể theo tranh 4:
Câu hỏi gợi ý:
Em hãy nói lại câu tục ngữ.
Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý mà ngay từ bài đầu tiên sách giáo viên đã hướng dẫn khá kĩ. Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều hành một tiết kể chuyện một cách dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể tự mình kể lại câu chuyện.
Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.
Muốn dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi tất cả các tranh cùng một lúc. Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung của các em. Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tranh cùng một lúc. ( phần củng cố )
Đầu tiên, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranh như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn. Nghĩa là học sinh quay xuống lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh.
3. Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
a. Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng giàn ý, câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hình thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại ( trong dàn ý câu trả lời ), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện.
Ví dụ : Câu chuyện Phần thưởng ( lớp 2-tập 1 ). Nói chung đây cũng là một câu truyện khá dài, nhưng nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong kể chuyện sẽ giúp học sinh phát huy được khả năng nói của mình. Giáo viên có thẻ dùng dàn ý dưới đây để giúp học sinh kể lại câu chuyện:
Đoạn 1: Bạn Na tốt bụng.
+ Các việc làm tốt của Na.
+ Điều băn khoăn của Na.
Đoạn 2: Sáng kiến của các bạn.
+ Các bạn của Na bàn bạc với nhau.
+ Cô giáo khen sáng kiến của các bạn.
Đoạn 3: Niềm vui của mọi người.
+ Lời cô giáo nói.
+ Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
*Trong sách giáo khoa.
Qua khảo sát SGK lớp 2 ta thấy, đây cũng là một hình thức phổ biến của phân môn kể chuyện lớp 2. Hình thức này không có yếu tố tranh ảnh phụ trợ. Song mỗi đoạn truỵên thường có 3-4 câu gợi ý ngắn, mỗi câu gợi ý chứa đựng nội dung tổng hợp của đoạn truyện. Những câu gợi ý đó lại gơi lại trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh một cách dễ dàng. Lệnh của hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp thường là:
“ Dựa vào các gợi ý sau kể lại từng đoạn của câu chuyện mới học”. Sau khi phát lệnh, giáo viên ghi gợi ý của từng đoạn lên bảng và cho học sinh nhìn vào gợi ý đó để các em kể lại. Tuy nhiên, để cho hình thức này phát huy hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh thì giáo viên không nên ghi những gợi ý đó lên bảng ngay, mà cần đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời. Những câu hỏi này phải đảm bảo tính logic của chuyện.
Như vậy, ở hình thức này, sách giáo khoa có những dạng bài tập cụ thể như sau:
Dạng 1: SGK đưa ra gợi ý hoặc dàn ý tương đối cụ thể hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện. Ví dụ: bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng ( TV 2- tuần 21) . Có một số bài thay dạng bài tập này bằng dạng bài tập “ Dựa vào tóm tắt sau kể lại từng đoạn câu chuyện”. Ví dụ như bài:Người làm đồ chơi ( Tiếng Việt-2- tuần 34 ).
Dạng 2: Nêu những nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự xuất hiện của nhân vật, nhắc lại lời nhân vật. Ví dụ truyện: Người thầy cũ ( Tiếng Việt 2-tập 1), Bạn của Nai nhỏ ( Tiếng Việt 2-tập 1),….
Dạng 3: Tóm tắt nội dung của từng đoạn bằng một câu và đặt tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ truỵên Một trí khôn hơn trăm trí khôn( Tiếng Việt 2-tập1). Hay truyện: Những quả đào ( TV 2 – tập 2).
*Trong sách giáo viên.
. Thứ nhất: Dạng bài tập dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Ví dụ truyện: “ Chim sơn ca và bông cúc trắng “ (lớp 2- tập 2 ),yêu cầu: dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện trên bằng lời kể của em; sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Trước khi kể từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ dàn ý câu chuyện trong sách giáo khoa, trả lời:
Truyện có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
Truyện có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của Sơn Ca và Cúc.
+ Đoạn 2: Sơn Ca bị cầm tù.
+ Đoạn 3: Trong tù.
+ Đoạn 4: Sự hối hận muộn màng.
Giáo viên viết nội dung từng đoạn lên bảng.
Qua đây ta thấy: ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng đã hướng dẫn khá kĩ. Điều đó giúp giáo viên rất nhiều trong giờ lên lớp tiết kể chuyện. Bởi giáo viên không mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị giáo án, hơn nữa lại giúp học sinh rèn kĩ năng nói tốt.
Thứ hai: Dạng bài tập nhắc lại lời nhân vật trong truỵên
Ví dụ: truyện: Bạn của Nai nhỏ ( Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu: nhắc lại lời của Nai bố khi Nai nhỏ kể về bạn, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
Giáo viên cho học sinh nhìn lại tranh, nhớ và nhắc lại lời c Nai cha với Nai nhỏ. ( Có thể gợi ý: nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai nói như thế nào? Nghe Nai nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy chốn khỏi con thú dữ, cha Nai đã nói gì? Nghe xong chuyện bạn mình húc gã lão Sói để cứu Dê non, cha Nai nhỏ đã mừng rỡ nói với con như thế nào?...)
Vài học sinh nhắc lại những lời của Nai bố nói với con theo yêu cầu trên: giáo viên nhận xét, uốn nắn ( nếu cần)
Chú ý: học sinh chỉ cần nhắc lại đúng ý cơ bản của lời nhân vật ( Nai nhỏ, Nai bố ), không cần thiết phải nêu nguuyên nhân các câu văn trong sách giáo khoa.
Như vậy, ở dạng bài tập này , sách giáo viên đã hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết tạo điều kiện thuận lưọi cho giáo viên khi tiến hành tiết dạy kể chuỵên. Giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án. Cũng chính vì vậy mà học sinh được rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn.
* Dạng bài kể lại sự xuất hiện của nhân vật.
Ví dụ truyện: Người thầy cũ ( Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu:
Câu chuyện gồm có mấy nhân vật? kể lại sự xuất hiện của nhân vật chính ( chú bộ đội ) ở đoạn 1, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
IV : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Việc áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2 theo chương trình SGK mới tôi thấy rất hiệu quả. Qua các năm thực hiện việc thay sách, tôi thấy học sinh ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. Ở mỗi tiết kể chuyện, các em đã biết kể lại câu chuyện ở các mức độ: kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời của nhân vật trong câu chuyện. Hầu hết các em đều kể rất tốt, lưu loát, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, bước đầu biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ cho lời kể. Khi kể, các em biết thay thế, thêm bớt các từ ngữ làm cho câu chuyện sinh động hơn.
. Hầu hết học sinh đã biết trước nội dung của câu chuyện nên có rất nhiều thời gian để rèn kỹ năng nói cho học sinh. Đặc biệt khi dùng dàn ý hoặc câu hỏi, rất ít em phải nhìn vào dàn ý đó để kể lại.
Với phương châm: “ Lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn, còn học sinh là người thực hiện triển khai công việc, cho nên tôi nhận thấy trong giờ dạy, giáo viên nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi, thoải mái, gây hứng thú cho học sinh.
Giáo viên nên dùng các hình thức động viên, khuyến khích các em, đặc biệt là các em nhút nhát, chưa tự tin trước lớp. Là người giáo viên, ai cũng biết : hoạt động giao tiếp là hoạt động có ý nghĩa sống còn với xã hội, còn đối với học sinh tiểu học thì hoạt động giao tiếp lại càng vô cùng cần thiết.
Vì vậy, việc rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cũng vậy, nó giúp các em tiếp xúc với bạn bè, với thầy cô, với gia đình và mọi người trong xã hội một cách tự nhiên hơn, thân mật hơn và tự tin hơn.
V . PHẠM VI ÁP DỤNG
Tôi nhận thấy rằng, việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nêu ở trên có thể áp dụng đối với tất cả các tiết kể chuyện, các đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh đó, thật là khó khăn đối với các em học sinh bị ngọng bẩm sinh.
Trên là là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện và áp dụng trong suốt quá trình dạy học. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng nhiệt huyết, luôn yêu nghề, mến trẻ, tự tìm tòi, học hỏi thì nhất định chúng ta sẽ tìm được những biện pháp tích cực, thích hợp để rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các tiết học, đặc biệt là tiết kể chuyện.
Kính chúc thầy cô luôn
Khoẻ mạnh, Thành công
và Hạnh phúc
Xin Kính cho t?m bi?t v h?n g?p l?i!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)