Kể chuyện 5. Tuần 4. Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàng Anh | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện 5. Tuần 4. Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

KỂ CHUYỆN lớp 5
Kiểm tra bài cũ:
Hãy kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê huương, đất nuước của một ngưuời mà các em biết?
Kể chuyện:
16 - 3 - 1968
Mai - cơ : cựu chiến binh Mỹ
Tôm - xơn : chỉ huy đội bay
Côn - bơn : xạ thủ súng máy
An - đrê- ốt- ta : cơ truởng (ngưuời lái chính trên máy bay).
Hơ - bớt : anh lính da đen
Rô - nan : một nguười lính bền bỉ sưưưuu tầm tài liệu về vụ thảm sát.
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm của Mai- cơ vang lên trên mảnh đất Mỹ Lai.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Năm 1968, quân đội Hoa Kỳ đã huỷ diệt vùng quê này.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Chỉ có 10 nguời dân sống sót nhờ 3 nguười lính có luương tâm.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Có anh lính da đen tự bắn vào chân để khỏi tham gia vụ càn quét.

Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Vụ thảm sát Mỹ Lai đuợc báo chí phanh phui truớc công luận.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Côn - bơn và Tôm - xơn gặp lại những nguười dân m� họ đã cứu sống.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Côn - bơn và Tôm - xơn gặp lại những nguười dân m� họ đã cứu sống.
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Kể chuyện:
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Kể chuyện:
Ý nghĩa câu chuyện
Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Trực thăng Bell UH-1D Iroquois của quân đội Mỹ hạ cánh xuống một bãi đất trống tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 16/3/1968. Sau sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1/1968), tình báo Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ẩn náu tại làng Sơn Mỹ. Lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào những thôn bị nghi ngờ. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, lính Mỹ không tìm thấy các thành viên của tiểu đoàn 48 tại ngôi làng. Thay vào đó họ chỉ thấy dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ Ron Haeberle theo chân Đại đội Charlie để ghi lại những cảnh tượng kinh hoàng ngày hôm đó. Ảnh: Getty
Xác 3 thường dân Việt Nam nằm giữa một con đường làng sau khi trúng đạn. Lính Mỹ dùng súng, lưỡi lê hoặc lựu đạn để giết chết dân thường. Thiếu úy William Calley ra lệnh cho binh sĩ xả súng vào các “địa điểm tình nghi có đối phương”. Những dân thường đầu tiên bị giết hoặc bị thương bởi các loạt đạn không ngừng. Ảnh: Getty
Trong khi đó, đại úy Ernest Medina, chỉ huy cuộc thảm sát Mỹ Lai, ra lệnh cho binh sĩ Mỹ đốt nhà, giết vật nuôi, tàn phá các loại cây trồng và thực phẩm, theo BBC. Ảnh: Getty
Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi ngôi nhà tranh của người dân làng Mỹ Lai. Ảnh: Getty
Lính Mỹ dồn phụ nữ và trẻ em vào một góc trước khi xả súng. “Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm, bị giết không thương tiếc. Lính Mỹ đánh đập, tra tấn những người này bằng báng súng và đâm họ bằng lưỡi lê”, BBC mô tả cảnh tượng của cuộc thảm sát. Ảnh: Getty
Người anh che chở cho em trước loạt đạn của lính Mỹ. Hugh Thompson, khi đó 24 tuổi, thuộc phi đội thám không, quyết định giải cứu người dân. Trực thăng của phi đội Thompson hạ cánh và cứu được khoảng 12 đến 16 người trong một căn hầm. Phi đội Thompson sau đó còn cứu được một đứa bé toàn thân đầy máu nhưng vẫn sống sót từ trong mương đầy xác người. Ảnh: Getty
Sau khi rời ngôi làng, Haeberle chứng kiến cảnh nhiều xác người dân vô tội nằm trên đường làng. “Một đứa bé chạy tới nơi có nhiều thi thể và quỳ xuống đất để tìm mẹ. Nhưng sau đó, một lính Mỹ đã xả súng bắn em”, Haeberle hồi tưởng. Trong khi đó, binh nhất Robert Maples cho biết: “Khi rời làng, tôi không thấy một ai sống sót”. Ảnh: Getty
Lính Mỹ ngồi nghỉ sau nhiều giờ xả súng điên cuồng. Vào ngày 5/12/1969, tạp chí LIFE đã đăng toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm hình. Cả thế giới khi ấy bàng hoàng trước cuộc tra tấn, hành hạ dân thường ghê rợn của lính Mỹ tại đất nước cách xa họ nửa vòng trái đất. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam những năm sau đó. Ảnh: National Archives
Giờ học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn
các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàng Anh
Dung lượng: 6,99MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)