KDCLGD-Tổng quan về bảo đẩm và KDCLGD

Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Kính | Ngày 01/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: KDCLGD-Tổng quan về bảo đẩm và KDCLGD thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Tổng quan về

Đảm bảo và kiểm định
chất lượng giáo dục


Trỡnh b�y:
TS. Nguy?n D?i Duong - PTP KDCLGD Ph? thụng
C?c Kh?o thớ v� KDCLGD- B? GD&DT
E mail: [email protected]



Nội dung

1- Quan niệm về chất lượng

2- Các mô hình quản lý chất lượng

3- Kiểm định chất lượng
A. Quan niÖm vÒ chÊt l­îng:

Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Các Mô Hình Quản lý chất lượng




Kiểm định chất lượng




Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở đào tạo.

Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra, định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển.
Kiểm định chất lượng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà:

Quyền tự chủ (quản lý, học thuật và tài chính) của các cơ sở đào tạo được mở rộng,

Tỷ trọng (số người theo học) và thành phần (loại trường đào tạo) phi chính phủ (ngoài công lập) trong cơ sở đào tạo ngày một phát triển và

Yếu tố nước ngoài tham gia đào tạo (trong và ngoài công lập) ngày một tăng (do toàn cầu hoá)
Khi đó, kiểm định chất lượng là "s? th? ch? hoá du?c phát tri?n d?y d? nh?t v? tính ch?u trách nhi?m" (van Vught, 1994) đối với công luận.

Kết quả kiểm định, góp phần định hướng các hoạt động sau đây của xã hội:

Định hướng lựa chọn đầu tư của người học-của phụ huynh đối với cơ sở GD có chất lượng và hiệu quả hơn mà phù hợp với khả năng của mình

Định hướng lựa chọn đầu tư của nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực theo những ngành nghề cần thiết cho sự phát triển trong tương lai
3. Định hướng đầu tư của các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực thích hợp cho doanh nghiệp của mình

4. Định hướng cho các nhà đầu tư nuớc ngoài làm từ thiện hay cần phát triển vốn của mình

5. Định hướng phát triển cho các cơ sở đào tạo để tăng cường năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước (xây dựng văn hoá chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học thuật, quản lý và tài chính.)

6. Định hướng cho sự hợp tác đào tạo (chuyển đổi, công nhận văn bằng chướng chỉ .) của các cơ sở trong và ngoài nước với nhau.
ý nghĩa của việc kiểm định công nhận
Đối với cơ sở giáo dục

1- Kiểm định chất lượng: nâng cao trách nhiệm của nhà trường do có quá trình tự nhìn nhận lại công việc của mình so với tiêu chuẩn chất lượng ban hành

- Quá trình tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định làm cho nhà trường xem xét lại một cách toàn diện hiện trạng các hoạt động của trường mình (hoặc ngành/ nghề đào tạo mình đang tiến hành đào tạo), phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong mọi hoạt động của mình dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đề ra và cũng là mục tiêu về chất lượng mà nhà trường mong đạt được.
- Với sự công khai hóa các tiêu chuẩn kiểm định cũng có nghĩa là công khai hóa tiêu chuẩn chất lượng của đào tạo, nhà trường sẽ thấy rõ được mục tiêu mà mình cần phải đạt tới.

- Bằng việc tự đánh giá mức độ thực hiện của nhà trường so với các tiêu chuẩn kiểm định nhà trường sẽ thấy được một cách tương đối toàn diện thực trạng chất lượng đào tạo của mình để có thể chủ động đưa ra những biện pháp hữu ích cho việc cải thiện chất lượng của trường mình.
b- Kiểm định chất lượng sẽ giúp cho hệ thống giáo dục chuyên nghiệp (cả nhà trường và các cơ quan quản lý) không ngừng nâng cao và hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng

- Một khâu hết sức quan trọng trong qui trình kiểm định đó là khâu đánh giá ngoài. Mục đích của khâu này là các chuyên gia đại diện cho cơ quan kiểm định xem xét trực tiếp tại trường, so sánh với các tiêu chuẩn của cơ quan kiểm định. Từ đó đưa ra những kết luận xác nhận, và góp ý cho nhà trường những thiếu sót cần khắc phục.
- Đoàn đánh giá ngoài sẽ giúp cho nhà trường có cái nhìn khách quan hơn đối với công việc triển khai nhiệm vụ đào tạo của mình. Đặc biệt là về vấn đề quản lý chất lượng.

- Đoàn đánh giá ngoài thường là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và trong quản lý đào tạo thông qua việc đánh giá sẽ có nhiều khuyến cáo bổ ích giúp cho nhà trường hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của mình, giúp cho nhà trường xác định được những khâu tác động có hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng trong những điều kiện đặc thù của nhà trường.

c- Kiểm định chất lượng góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà trường

- Khâu cuối cùng của qui trình kiểm định công nhận là khâu ghi nhận và công bố công khai kết quả kiểm định đó. Việc làm này có ý nghĩa trên nhiều mặt:

- Về phía xã hội:
Đó là sự đảm bảo trước xã hội về chất lượng "sản phẩm" của cơ sở đào tạo hoặc của ngành/ nghề đào tạo.
Xác nhận chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Là cơ sở cho việc tuyển dụng, xem xét tư cách hành nghề của những học viên do nhà trường đào tạo.
Là cơ sở cho việc trao đổi lao động giữa các cơ sở sử dụng lao động trong và ngoài nước.
Thông qua quá trình kiểm định, các trường luôn chủ động và có ý thức trong việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình, nâng cao hiệu quả của đầu tư cho đào tạo
Đối với người học:
Yên tâm vì nhu cầu học tập của họ đã được đáp ứng một cách tốt nhất.
Giúp cho người học chuyển đổi việc học tập giữa các trường hoặc được công nhận khi họ có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
Là tiền đề giúp cho người học được cộng nhận trong việc hành nghề.

Đối với nhà trường:
Giúp nhà trường định hướng trong việc cải thiện chất lượng đào tạo của mình thông qua các khuyến cáo, các tư vấn của đội kiểm định.
Nhà trường có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện và đầy đủ thông qua việc xây dựng báo cáo tự đánh giá.
Giúp nhà trường có những chuẩn để củng cố, tránh những sai sót có hại cho chất lượng của nhà trường
Củng cố uy tín của nhà trường trước công luận
Với ý nghĩa như vậy hoạt động kiểm định thường mang tính xã hội rất cao

Nội hàm của kiểm định chất lượng Cơ Sở đào tạo:
C¨n cø vµo néi hµm nªu trªn, tuú theo:

Môc tiªu ­u tiªn (kiÓm ®Þnh c¬ së ®µo t¹o, kiÓm ®Þnh chÊt l­îng ngµnh ®µo t¹o...)

Giai ®o¹n kiÓm ®Þnh (giai ®o¹n ®Çu, tiÕn tr×nh, ph¸t triÓn...)

Môc tiªu cña tæ chøc (nhµ n­íc, héi nghÒ nghiÖp hay héi c¸c c¬ së ®µo t¹o...)

Mµ lùa chän c¸c néi dung ®Ó x©y dùng c¸c tiªu chuÈn kiÓm ®Þnh chÊt l­îng GD phï hîp.

Kiểm định chất lượng, nhất thiết và tối thiểu phải qua 3 bước:

Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn (theo nhà nước hay theo hiệp hội cơ sở đào tạo hay hiệp hội ngành nghề đào tạo)

Đánh giá ngoài đối với tự đánh giá của cơ sở đào tạo

Công nhận và công khai kết quả kiểm định của tự đánh giá và đánh giá ngoài của cơ sở đào tạo.
Quy trình kiểm định chất lượng


Quy trỡnh kiểm định được tóm tắt theo sơ đồ sau:
1- Nộp hồ sơ xin kiểm định:
- Đơn xin kiểm định;

- Các tài liệu liên quan nêu rõ chức năng nhiệm vụ, tư cách pháp lý của nhà trường và các nội dung khác theo hướng d?n của cơ quan kiểm định.

2- Tự đánh giá:
- Đây là giai đoạn được coi là có ích và quan trọng nhất của quy trình kiểm định chất lượng.

- ở giai đoạn này, nhà trường tự đánh giá và xây dựng một bản báo cáo về các mặt mạnh mặt yếu của nhà trường và đề xuất một kế hoạch cải tiến theo bộ tiêu chuẩn kiểm định đã ban hành.
- Sản phẩm của giai đoạn này là một bản báo cáo đầy đủ về những mặt nhà trường đã làm tốt, những việc còn yếu kém cần khắc phục và kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm còn tồn tại giúp cho nhà trường liên tục cải tiến chất lượng.

3- Đánh giá ngoài:
- Đây là sự đánh giá bên ngoài của nhóm chuyên gia kiểm định gồm những người có kinh nghiệm và am hiểu hoạt động kiểm định và đánh giá ngoài.

- Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ xác minh tính xác thực của bản báo cáo tự đánh giá và đưa ra những khuyến nghị giúp nhà trường cải tiến chất lượng.

4- Công nhận:
Căn cứ và báo cáo của trường và kết quả đánh giá ngoài, cơ quan kiểm định sẽ công nhận xếp loại chất lượng nhà trường theo các yêu cầu của kiểm định chất lượng.


Xin chân thành cám ơn !

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Ngọc Kính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)