KDCLGD-Quy trình đánh giá ngoài
Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Kính |
Ngày 01/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: KDCLGD-Quy trình đánh giá ngoài thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Trình bày:
TS. Đỗ Anh Dũng - CVC Phòng KDCLGD Phổ thông
Cục Khảo thí và KĐCLGD- Bộ GD&ĐT
E mail: [email protected]. vn
ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ĐÁNH GIÁ NGOÀI LÀ GÌ
Là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài nhằm xác định mức độ nhà trường thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD ĐT ban hành.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Đoàn đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập gồm các nhà giáo, nhà quản lý ở các trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo; đại diện uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan.
THÀNH PHẦN
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
a) Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, GĐ hoặc Phó GĐ TTKTTH-HN (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc TTKTTH-HN) tương ứng với CSGDPT được ĐGN hoặc TP, Phó TP GDĐT, Trưởng phòng, Phó TP các phòng chức năng của sở GD&ĐT hoặc chuyên viên chính công tác trong ngành GDĐT.
b) Thư ký: tốt nghiệp đại học trở lên.
c) Các thành viên còn lại là chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về KĐCLGD; đại diện nhà giáo, cán bộ QLGD ở các CSGDPT, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT; đại diện UBND cấp tỉnh, các Bộ, ngành liên quan... Đã tốt nghiệp đại học trở lên).
TIÊU CHUẨN
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Có tư cách, đạo đức, trung thực và khách quan;
Trước đây và hiện nay không làm việc tại trường được đánh giá ngoài;
Có ít nhất 5 năm công tác trong ngành GD
Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài do Bộ GDĐT hoặc do đơn vị được Bộ GDĐT tạo uỷ quyền tổ chức; hoặc do tổ chức nước ngoài tổ chức và được Bộ GDĐT công nhận.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Trưởng đoàn:
a) Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở GD&ĐT về hoạt động của đoàn;
b) Lập kế hoạch công tác của đoàn, phân công nhiệm vụ cho thư ký và các thành viên khác của đoàn;
c) Đảm bảo thực hiện kế hoạch khảo sát tại trường, điều hành các hoạt động của đoàn;
d) Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với trường về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với nhà trường;
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường và báo cáo ĐGN của đoàn;
e) Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển Sở GDĐTđể lưu trữ sau khi kết thúc đợt ĐGN;
g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Thư ký:
a) Giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động của đoàn;
b) Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công (tập hợp các hồ sơ, tài liệu của đoàn để phục vụ cho việc viết báo cáo đánh giá của đoàn, ghi chép nội dung các buổi thảo luận chung của đoàn, tham gia viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo chính thức,...).
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Các thành viên khác:
a) Tham gia các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công;
b) Chịu trách nhiệm viết và hoàn thiện phần báo cáo chính thức theo sự phân công của Trưởng đoàn.
HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá, thu thập, xử lý các thông tin, tài liệu minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
2. Thực hiện khảo sát sơ bộ và chính thức tại trường.
3. Viết báo cáo ĐGN;
4. Tiếp thu hoặc bảo lưu ý kiến phản hồi của trường về dự thảo báo cáo ĐGN.
5. Hoàn thiện báo cáo ĐGN, gửi cho trường và sở GDĐT.
Lưu ý: ĐGN ngoài có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá.
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
1. Làm việc cá nhân: Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ đánh giá, các thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:
a) Đọc và rà soát toàn bộ cấu trúc của bản báo cáo tự đánh giá và nghiên cứu các tài liệu liên quan;
b) Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng và Hướng dẫn tự đánh giá để phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ.
c) Viết báo cáo sơ bộ (ít nhất 1 trang).
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
2. Làm việc tập trung:
Đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung trong 1-2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá:
Nghiên cứu, trao đổi các bản báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn;
Phân công nghiên cứu các tiêu chí. Kết quả nghiên cứu các tiêu chí được ghi vào Phiếu đánh giá tiêu chí.
Mỗi thành viên viết một bản nhận xét về báo cáo tự đánh giá của trường và tổng hợp kết quả nghiên cứu các tiêu chí.
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Đoàn đánh giá ngoài họp và thảo luận để:
Thống nhất nhận định về mức độ phù hợp giữa cấu trúc của báo cáo tự đánh giá với quy định của Bộ GD&ĐT;
Thống nhất nhận xét báo cáo tự đánh giá;
Thống nhất ý kiến về những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định kết quả đánh giá tiêu chí;
Thống nhất danh sách những tiêu chí cần kiểm tra, thẩm định thông tin và minh chứng;
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Thống nhất danh sách những tài liệu cần được kiểm tra, những tài liệu cần được bổ sung;
Thống nhất những đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) và số lượng từng đối tượng cần được phỏng vấn trong chuyến khảo sát chính thức tại trường;
Dự kiến nội dung phỏng vấn, thảo luận; xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn và thảo luận với từng đối tượng cụ thể;
Dự kiến những cơ sở vật chất của trường cần được khảo sát, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá cần quan sát.
Khảo sát sơ bộ tại trường
Trong thời gian không quá10 ngày sau đợt nghiên cứu hồ sơ đánh giá,Trưởng đoàn và thư ký làm việc (trong 1 ngày) với trường để:
a) Chính thức thông báo và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và kế hoạch khảo sát của đoàn;
b) Hướng dẫn trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức của đoàn và thống nhất thời gian đoàn có thể đến trường để khảo sát;
Kết thúc đợt khảo sát sơ bộ hai bên ký biên bản ghi nhớ nội dung làm việc.
Khảo sát chính thức tại trường
Thời hạn thực hiện: Không sớm hơn 10 ngày và không muộn hơn 1 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ.
Thời gian làm việc: Từ 2 đến 3 ngày.
Điều kiện: Đoàn chỉ tiến hành làm việc khi có ít nhất 2/3, trong đó có Trưởng đoàn và Thư ký.
Sản phẩm của đợt khảo sát CT tại trường:
a) Các “Phiếu đánh giá tiêu chí” được các thành viên của đoàn ghi bổ sung những phát hiện mới thu được trong chuyến khảo sát;
b) Báo cáo kết quả khảo sát của đoàn.
Viết báo cáo đánh giá ngoài
Trách nhiệm:
1. Các thành viên trong đoàn: Viết báo cáo theo từng tiêu chí được phân công trong thời hạn 03 ngày sau khi kết thúc đợt khảo sát chính thức.
2. Trưởng đoàn và Thư ký: Dự thảo và hoàn thiện báo cáo toàn văn.
ĐÁNH GIÁ LẠI
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ LẠI
1. Khi trường được đánh giá ngoài không nhất trí với báo cáo đánh giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi sở GD&ĐT.
2. Nếu trường được đánh giá ngoài đồng ý với dự thảo báo cáo do đoàn đánh giá ngoài gửi đến để lấy ý kiến và kết quả đánh giá ngoài không có thay đổi so với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài tại thời điểm lấy ý kiến thì không được yêu cầu đánh giá lại.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ LẠI
Đoàn đánh giá lại có ít nhất 05 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập gồm:
- Đại diện Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục;
- Thanh tra và các đơn vị chức năng của sở giáo dục và đào tạo;
- Một số cán bộ am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục.
Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không tham gia đoàn đánh giá lại tại trường đó.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ LẠI
Đoàn đánh giá lại chỉ đánh giá lại những tiêu chí có kết quả không thống nhất giữa tự đánh giá và ĐGN mà trường được ĐGN khiếu nại.
Đoàn đánh giá lại có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu làm việc của đoàn đánh giá ngoài; thảo luận với các thành viên của đoàn ĐGN; tiến hành khảo sát tại trường, thảo luận với lãnh đạo trường, Hội đồng TĐG của trường được ĐGN và viết báo cáo đánh giá lại kết quả ĐGN.
Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá lại, công tác chuẩn bị, các hoạt động của đoàn đánh giá lại thực hiện như quy định đối với đoàn ĐGN.
TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan để phục vụ công tác ĐGN.
2. Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn ĐGN về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại trường.
3. Phản hồi dự thảo báo cáo ĐGN trong thời hạn 15 ngày làm việc.Trong trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo phải nêu rõ lý do kèm theo các minh chứng.
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan NN về các QĐ, KL, hành vi của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ ĐGN khi các QĐ, KL đó không đúng, hành vi đó trái pháp luật.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ GD&ĐT
1. Lập kế hoạch đánh giá ngoài và quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định.
2. Lập kế hoạch đánh giá lại và quyết định thành lập đoàn đánh giá lại theo quy định.
3. Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại; tiếp nhận kết quả đánh giá và ý kiến của trường về các đoàn đánh giá.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
ĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Trình bày:
TS. Đỗ Anh Dũng - CVC Phòng KDCLGD Phổ thông
Cục Khảo thí và KĐCLGD- Bộ GD&ĐT
E mail: [email protected]. vn
ĐÁNH GIÁ NGOÀI
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ĐÁNH GIÁ NGOÀI LÀ GÌ
Là hoạt động đánh giá của đoàn đánh giá ngoài nhằm xác định mức độ nhà trường thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD ĐT ban hành.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Đoàn đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập gồm các nhà giáo, nhà quản lý ở các trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo; đại diện uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan.
THÀNH PHẦN
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
a) Trưởng đoàn là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, GĐ hoặc Phó GĐ TTKTTH-HN (hoặc nguyên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc TTKTTH-HN) tương ứng với CSGDPT được ĐGN hoặc TP, Phó TP GDĐT, Trưởng phòng, Phó TP các phòng chức năng của sở GD&ĐT hoặc chuyên viên chính công tác trong ngành GDĐT.
b) Thư ký: tốt nghiệp đại học trở lên.
c) Các thành viên còn lại là chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về KĐCLGD; đại diện nhà giáo, cán bộ QLGD ở các CSGDPT, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT; đại diện UBND cấp tỉnh, các Bộ, ngành liên quan... Đã tốt nghiệp đại học trở lên).
TIÊU CHUẨN
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Có tư cách, đạo đức, trung thực và khách quan;
Trước đây và hiện nay không làm việc tại trường được đánh giá ngoài;
Có ít nhất 5 năm công tác trong ngành GD
Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài do Bộ GDĐT hoặc do đơn vị được Bộ GDĐT tạo uỷ quyền tổ chức; hoặc do tổ chức nước ngoài tổ chức và được Bộ GDĐT công nhận.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Trưởng đoàn:
a) Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở GD&ĐT về hoạt động của đoàn;
b) Lập kế hoạch công tác của đoàn, phân công nhiệm vụ cho thư ký và các thành viên khác của đoàn;
c) Đảm bảo thực hiện kế hoạch khảo sát tại trường, điều hành các hoạt động của đoàn;
d) Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với trường về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với nhà trường;
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường và báo cáo ĐGN của đoàn;
e) Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển Sở GDĐTđể lưu trữ sau khi kết thúc đợt ĐGN;
g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Thư ký:
a) Giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động của đoàn;
b) Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công (tập hợp các hồ sơ, tài liệu của đoàn để phục vụ cho việc viết báo cáo đánh giá của đoàn, ghi chép nội dung các buổi thảo luận chung của đoàn, tham gia viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo chính thức,...).
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Các thành viên khác:
a) Tham gia các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công;
b) Chịu trách nhiệm viết và hoàn thiện phần báo cáo chính thức theo sự phân công của Trưởng đoàn.
HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá, thu thập, xử lý các thông tin, tài liệu minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
2. Thực hiện khảo sát sơ bộ và chính thức tại trường.
3. Viết báo cáo ĐGN;
4. Tiếp thu hoặc bảo lưu ý kiến phản hồi của trường về dự thảo báo cáo ĐGN.
5. Hoàn thiện báo cáo ĐGN, gửi cho trường và sở GDĐT.
Lưu ý: ĐGN ngoài có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá.
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
1. Làm việc cá nhân: Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ đánh giá, các thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:
a) Đọc và rà soát toàn bộ cấu trúc của bản báo cáo tự đánh giá và nghiên cứu các tài liệu liên quan;
b) Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng và Hướng dẫn tự đánh giá để phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ.
c) Viết báo cáo sơ bộ (ít nhất 1 trang).
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
2. Làm việc tập trung:
Đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung trong 1-2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá:
Nghiên cứu, trao đổi các bản báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn;
Phân công nghiên cứu các tiêu chí. Kết quả nghiên cứu các tiêu chí được ghi vào Phiếu đánh giá tiêu chí.
Mỗi thành viên viết một bản nhận xét về báo cáo tự đánh giá của trường và tổng hợp kết quả nghiên cứu các tiêu chí.
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Đoàn đánh giá ngoài họp và thảo luận để:
Thống nhất nhận định về mức độ phù hợp giữa cấu trúc của báo cáo tự đánh giá với quy định của Bộ GD&ĐT;
Thống nhất nhận xét báo cáo tự đánh giá;
Thống nhất ý kiến về những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định kết quả đánh giá tiêu chí;
Thống nhất danh sách những tiêu chí cần kiểm tra, thẩm định thông tin và minh chứng;
Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Thống nhất danh sách những tài liệu cần được kiểm tra, những tài liệu cần được bổ sung;
Thống nhất những đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) và số lượng từng đối tượng cần được phỏng vấn trong chuyến khảo sát chính thức tại trường;
Dự kiến nội dung phỏng vấn, thảo luận; xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn và thảo luận với từng đối tượng cụ thể;
Dự kiến những cơ sở vật chất của trường cần được khảo sát, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá cần quan sát.
Khảo sát sơ bộ tại trường
Trong thời gian không quá10 ngày sau đợt nghiên cứu hồ sơ đánh giá,Trưởng đoàn và thư ký làm việc (trong 1 ngày) với trường để:
a) Chính thức thông báo và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và kế hoạch khảo sát của đoàn;
b) Hướng dẫn trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức của đoàn và thống nhất thời gian đoàn có thể đến trường để khảo sát;
Kết thúc đợt khảo sát sơ bộ hai bên ký biên bản ghi nhớ nội dung làm việc.
Khảo sát chính thức tại trường
Thời hạn thực hiện: Không sớm hơn 10 ngày và không muộn hơn 1 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ.
Thời gian làm việc: Từ 2 đến 3 ngày.
Điều kiện: Đoàn chỉ tiến hành làm việc khi có ít nhất 2/3, trong đó có Trưởng đoàn và Thư ký.
Sản phẩm của đợt khảo sát CT tại trường:
a) Các “Phiếu đánh giá tiêu chí” được các thành viên của đoàn ghi bổ sung những phát hiện mới thu được trong chuyến khảo sát;
b) Báo cáo kết quả khảo sát của đoàn.
Viết báo cáo đánh giá ngoài
Trách nhiệm:
1. Các thành viên trong đoàn: Viết báo cáo theo từng tiêu chí được phân công trong thời hạn 03 ngày sau khi kết thúc đợt khảo sát chính thức.
2. Trưởng đoàn và Thư ký: Dự thảo và hoàn thiện báo cáo toàn văn.
ĐÁNH GIÁ LẠI
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ LẠI
1. Khi trường được đánh giá ngoài không nhất trí với báo cáo đánh giá ngoài và có công văn khiếu nại gửi sở GD&ĐT.
2. Nếu trường được đánh giá ngoài đồng ý với dự thảo báo cáo do đoàn đánh giá ngoài gửi đến để lấy ý kiến và kết quả đánh giá ngoài không có thay đổi so với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài tại thời điểm lấy ý kiến thì không được yêu cầu đánh giá lại.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ LẠI
Đoàn đánh giá lại có ít nhất 05 thành viên do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập gồm:
- Đại diện Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục;
- Thanh tra và các đơn vị chức năng của sở giáo dục và đào tạo;
- Một số cán bộ am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục.
Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không tham gia đoàn đánh giá lại tại trường đó.
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ LẠI
Đoàn đánh giá lại chỉ đánh giá lại những tiêu chí có kết quả không thống nhất giữa tự đánh giá và ĐGN mà trường được ĐGN khiếu nại.
Đoàn đánh giá lại có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tài liệu làm việc của đoàn đánh giá ngoài; thảo luận với các thành viên của đoàn ĐGN; tiến hành khảo sát tại trường, thảo luận với lãnh đạo trường, Hội đồng TĐG của trường được ĐGN và viết báo cáo đánh giá lại kết quả ĐGN.
Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá lại, công tác chuẩn bị, các hoạt động của đoàn đánh giá lại thực hiện như quy định đối với đoàn ĐGN.
TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan để phục vụ công tác ĐGN.
2. Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn ĐGN về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại trường.
3. Phản hồi dự thảo báo cáo ĐGN trong thời hạn 15 ngày làm việc.Trong trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo phải nêu rõ lý do kèm theo các minh chứng.
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan NN về các QĐ, KL, hành vi của tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ ĐGN khi các QĐ, KL đó không đúng, hành vi đó trái pháp luật.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ GD&ĐT
1. Lập kế hoạch đánh giá ngoài và quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định.
2. Lập kế hoạch đánh giá lại và quyết định thành lập đoàn đánh giá lại theo quy định.
3. Thực hiện các thủ tục và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại; tiếp nhận kết quả đánh giá và ý kiến của trường về các đoàn đánh giá.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Ngọc Kính
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)