Kawabata
Chia sẻ bởi Lê Duy Tân |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Kawabata thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KAWABATA, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Nước Nhật đã có chuyển biến lớn vào năm 1866, vua Minh Trị lên ngôi khởi xướng “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây”
Chỉ trong vài ba mươi năm, tính đến lúc Kawabata ra đời (1899), nước Nhật đã thay đổi căn bản
Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt, văn học nghệ thuật cũng thay màu đổi sắc.
Văn học tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ của phương Tây: Anh Mĩ, Pháp…đặc biệt là tư tưởng dân quyền của Jăng Jắc Rusô
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại nhiều thay đổi ở Nhật
Nền văn học Nhật trên đà đó mà bước vào thời kì đương đại, nhiều khuynh hướng văn học bắt đầu nảy nở và trở nên phức tạp, với các tên tuổi: Đaijai Oxamu, Misima Yakio, Abêkôbô, Ôê Kenjabure…
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Văn học Nhật Bản sau thời Minh Trị cho đến lúc Kawabata qua đời như một con sông lớn. Kawabata đã tắm mình trong đó. Con sông lớn có nhiều dòng chảy, nhưng Kawabata biết tìm cho mình một dòng chảy trong lành để tắm tâm hồn mình – tâm hồn của “một lữ khách u buồn” đi tìm cái Đẹp đã mất.
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
2. Tác giả:
Yasunari Kawabata (14/6/1899 – 16/4/1972), sinh tại một làng nhỏ gần Osaka.
Gia đình: cha là bác sĩ nhưng yêu thích nghệ thuật, mẹ là nội trợ trong gia đình.
Lúc bé, Kawabata gặp nhiều bất hạnh. Cậu có một tuổi thơ u buồn.
Một số hình ảnh về Osaka và Kyoto
Thích hội họa và say mê văn chương, đọc và tiếp xúc với tinh hoa của văn học nước ngoài. Viết văn từ năm 15 tuổi.
Bước đầu, Kawabata cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều trường phái văn học như Shirabaka, Tân tự trào
Năm 1920, Kawabata học trường ĐH Quốc gia Tokyo, khoa văn học Nhật Bản.
2. Tác giả:
Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ ở Itzu” ra đời. Sau đó, ông bắt đầu sáng tác nhiều tiểu thuyết, đạt được nhiều thành công
Năm 1968, ông đạt giải Nobel văn học với bộ ba tác phẩm: “Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc” và “Cố đô”
Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng.
2. Tác giả:
3. Tác phẩm:
Tiểu thuyết: Vũ nữ xứ Itzu, Hồng đoàn Asakusa, Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Tiếng rền của núi, Cái hồ, Người đẹp say ngủ.
Truyện ngắn: Danh thủ cờ vây, Lễ chiêu hồn, Tên cha, Cầm thú, Cánh tay…
Tự truyện: Thư gửi mẹ cha, Cảm giác của cô nhi, Bậc thầy tang lễ
Tùy bút: Thiếu niên, Cái nhìn cuối cùng, Người tái hôn, Thanh âm trong suốt
"Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao, bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách của ông” (Tiến sĩ Anders Usterling )
“ Tất cả những phát hiện nghệ thuật có đựơc trong tác phẩm của ông như những yếu tố mang tính cá nhân độc đáo, bất ngờ đều xuất phát từ những ngọn nguồn xa xưa của văn học Nhật, từ cội nguồn văn hóa dân tộc” (N. Phêđôrencô)
NỘI DUNG TRONG
CÁC SÁNG TÁC CỦA KAWABATA
Thế giới của cái Đẹp
Thế giới của nỗi buồn, niềm bi cảm Nhật Bản.
1. Thế giới của cái Đẹp
Vẻ Đẹp của thiên nhiên
Vẻ Đẹp của con người
Kawabata, người lữ khách một đời mải mê tìm kiếm cái Đẹp, hơn ai hết, vô cùng nhạy cảm trước những khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời
Thiên nhiên là ngoại cảnh tuyệt đẹp
Đọc truyện của Kawabata, ta có thể hình dung vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên Nhật Bản.
Thiên nhiên trong tác phẩm của Kawabata được cảm nhận ở nhiều góc độ.
Thiên nhiên là tâm cảnh, đồng điệu với con người
Nhân vật của Kawabata thường đắm chìm trong thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên bằng thế giới tâm hồn của mình.
Mỹ nữ
Hư ảo nhan sắc
Trong nỗi khao khát chỉ ra nét dáng nữ tính tuyệt đẹp, Kawabata đã sáng tạo nên những bức chân dung sống động đến độ lấp lánh về các cô gái Nhật
Sâu thẳm tâm hồn
Nhà văn khắc họa những nét rất nữ tính qua dáng hình. Nhưng không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, ông đi vào thế giới nội tâm nhân vật, mở ra cánh cửa tâm hồn vốn được xem là bí ẩn và kín đáo của người phụ nữ Nhật Bản
Lữ khách
Kể từ tác phẩm “Vũ nữ Itzu”, các nhân vật chính trong truyện của Kawabata thường là “người khách đi đường”, một người khách mải mê tìm kiếm niềm trinh bạch của cái Đẹp và tình yêu. Họ có một tâm hồn lãng du và một trái tim đa tình.
2. Thế giới của niềm bi cảm
Một cách chung nhất, có thể thấy nỗi buồn trong các sáng tác của Kawabata là nỗi buồn cho những cái đẹp đang dần phai tàn. Cái đẹp chính là điểm khởi đầu cho niềm bi cảm mono no aware
2. Thế giới của niềm bi cảm
Nỗi bi cảm về tình yêu
Với Kawabata tình yêu không chỉ là những cảm xúc hạnh phúc, hoặc đam mê nhục dục mà tình yêu là sự khám phá đến tận cùng cái Đẹp. Tình yêu bắt nguồn từ những rung cảm trước cái Đẹp. Mà cái Đẹp, bản chất của nó là mong manh, vô thường. Cho nên, tình yêu cũng vô cùng mong manh.
Nỗi bi cảm về sự cô đơn và cái chết
Từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn - một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi. Từ đó trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!".
Nỗi bi cảm về những giá trị truyền thống đang nhạt phai
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Người kể chuyện
Qua khảo sát các tác phẩm của Kawabata, có tới 50% truyện ngắn và truyện trong lòng bàn tay được kể từ ngôi thứ nhất, nhưng toàn bộ tiểu thuyết của ông lại được kể bằng ngôi thứ ba. Những truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, 100% người kể chuyện đều là nhân vật nam.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng
Kawabata thường sử dụng những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng: biểu tượng cuộc hành trình (hành trình lên xứ tuyết của Shimamura, hành trình tìm về truyền thống qua cuộc du xuân của gia đình Chieko, thậm chí xu hướng rời bỏ trà đạo cũng là một hành trình của Kikuji); biểu tượng cái chết (Yoko, bố mẹ Kikuji, bà Ota, và sự mơ hồ ra đi của Fumiko); biểu tượng thiên nhiên ( xứ tuyết, cố đô) và biểu tượng người con gái (Komako, Yoko, cô gái với chiếc khăn ngàn cánh hạc, Fumiko, Chieko va Naeko)
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Xây dựng một thế giới biểu tượng đặc sắc, Kawabata chủ yếu sử dụng các thủ pháp nghệ thuật sau:
Tương phản- đối lập
Phép lặp
Lựa chọn tiêu đề tác phẩm
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Thi pháp chân không
Kawabata mô tả, khắc họa thật tỉ mỉ và sâu sắc các chi tiết tạo thành điểm sáng thẩm mĩ thành hình tượng nghệ thuật mang tính biểu cảm có sức khái quát cao độ. Chính những chi tiết này có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật đảo tuyến thời gian
Thời gian trong tác phẩm của Kawabata thường không đi theo một mạch thẳng mà có sự gấp khúc, những liên tưởng ám ảnh từ quá khứ cứ luôn luôn song hành với những phút giây hiện tại. Qúa khứ với hiện tại trộn lẫn và ranh giới giữa chúng bị xóa nhòa.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật đặc tả chi tiết
Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm của Kawabata mang sức gợi lớn.
Một đặc điểm nữa trong nghệ thuật đặc tả chi tiết của Kawabata là chi tiết nghệ thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần xoáy sâu như ấn tượng, như nỗi ám ánh day dứt khôn nguôi.
Chi tiết nghệ thuật trong các tác phẩm của Kawabata mang tính mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đậm chất cổ điển.
Kawabata có biệt tài hữu hình hóa cái vô hình và vô hình hóa cái hữu hình bằng các chi tiết đặc sắc.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật (đặc biệt là nhân vật nữ)
Nhân vật nữ của Kawabata luôn ánh chiếu vẻ đẹp bên trong, ở họ có một cái gì đấy khó nắm bắt. Tất cả dường như ở dạng trực cảm, ẩn náu và tế vi. Tất cả họ đều tràn trề nữ tính.
Khắc họa chân dung nhân vật nữ, Kawabata thường chộp lấy những khoảnh khắc bừng sáng của vẻ đẹp.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Thi pháp ảo hóa
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Nước Nhật đã có chuyển biến lớn vào năm 1866, vua Minh Trị lên ngôi khởi xướng “đổi mới” đất nước với tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây”
Chỉ trong vài ba mươi năm, tính đến lúc Kawabata ra đời (1899), nước Nhật đã thay đổi căn bản
Bộ mặt xã hội Nhật đã thay da đổi thịt, văn học nghệ thuật cũng thay màu đổi sắc.
Văn học tiếp thu nhiều luồng tư tưởng tự do dân chủ của phương Tây: Anh Mĩ, Pháp…đặc biệt là tư tưởng dân quyền của Jăng Jắc Rusô
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại nhiều thay đổi ở Nhật
Nền văn học Nhật trên đà đó mà bước vào thời kì đương đại, nhiều khuynh hướng văn học bắt đầu nảy nở và trở nên phức tạp, với các tên tuổi: Đaijai Oxamu, Misima Yakio, Abêkôbô, Ôê Kenjabure…
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
Văn học Nhật Bản sau thời Minh Trị cho đến lúc Kawabata qua đời như một con sông lớn. Kawabata đã tắm mình trong đó. Con sông lớn có nhiều dòng chảy, nhưng Kawabata biết tìm cho mình một dòng chảy trong lành để tắm tâm hồn mình – tâm hồn của “một lữ khách u buồn” đi tìm cái Đẹp đã mất.
1. Bối cảnh lịch sử và văn học
2. Tác giả:
Yasunari Kawabata (14/6/1899 – 16/4/1972), sinh tại một làng nhỏ gần Osaka.
Gia đình: cha là bác sĩ nhưng yêu thích nghệ thuật, mẹ là nội trợ trong gia đình.
Lúc bé, Kawabata gặp nhiều bất hạnh. Cậu có một tuổi thơ u buồn.
Một số hình ảnh về Osaka và Kyoto
Thích hội họa và say mê văn chương, đọc và tiếp xúc với tinh hoa của văn học nước ngoài. Viết văn từ năm 15 tuổi.
Bước đầu, Kawabata cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều trường phái văn học như Shirabaka, Tân tự trào
Năm 1920, Kawabata học trường ĐH Quốc gia Tokyo, khoa văn học Nhật Bản.
2. Tác giả:
Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ ở Itzu” ra đời. Sau đó, ông bắt đầu sáng tác nhiều tiểu thuyết, đạt được nhiều thành công
Năm 1968, ông đạt giải Nobel văn học với bộ ba tác phẩm: “Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc” và “Cố đô”
Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng.
2. Tác giả:
3. Tác phẩm:
Tiểu thuyết: Vũ nữ xứ Itzu, Hồng đoàn Asakusa, Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Tiếng rền của núi, Cái hồ, Người đẹp say ngủ.
Truyện ngắn: Danh thủ cờ vây, Lễ chiêu hồn, Tên cha, Cầm thú, Cánh tay…
Tự truyện: Thư gửi mẹ cha, Cảm giác của cô nhi, Bậc thầy tang lễ
Tùy bút: Thiếu niên, Cái nhìn cuối cùng, Người tái hôn, Thanh âm trong suốt
"Yasunari Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. Với tư cách nhà văn, ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có thẩm mỹ và đạo đức cao, bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó đóng góp vào cầu nối tinh thần Đông - Tây theo cách của ông” (Tiến sĩ Anders Usterling )
“ Tất cả những phát hiện nghệ thuật có đựơc trong tác phẩm của ông như những yếu tố mang tính cá nhân độc đáo, bất ngờ đều xuất phát từ những ngọn nguồn xa xưa của văn học Nhật, từ cội nguồn văn hóa dân tộc” (N. Phêđôrencô)
NỘI DUNG TRONG
CÁC SÁNG TÁC CỦA KAWABATA
Thế giới của cái Đẹp
Thế giới của nỗi buồn, niềm bi cảm Nhật Bản.
1. Thế giới của cái Đẹp
Vẻ Đẹp của thiên nhiên
Vẻ Đẹp của con người
Kawabata, người lữ khách một đời mải mê tìm kiếm cái Đẹp, hơn ai hết, vô cùng nhạy cảm trước những khoảnh khắc đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời
Thiên nhiên là ngoại cảnh tuyệt đẹp
Đọc truyện của Kawabata, ta có thể hình dung vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên Nhật Bản.
Thiên nhiên trong tác phẩm của Kawabata được cảm nhận ở nhiều góc độ.
Thiên nhiên là tâm cảnh, đồng điệu với con người
Nhân vật của Kawabata thường đắm chìm trong thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên bằng thế giới tâm hồn của mình.
Mỹ nữ
Hư ảo nhan sắc
Trong nỗi khao khát chỉ ra nét dáng nữ tính tuyệt đẹp, Kawabata đã sáng tạo nên những bức chân dung sống động đến độ lấp lánh về các cô gái Nhật
Sâu thẳm tâm hồn
Nhà văn khắc họa những nét rất nữ tính qua dáng hình. Nhưng không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, ông đi vào thế giới nội tâm nhân vật, mở ra cánh cửa tâm hồn vốn được xem là bí ẩn và kín đáo của người phụ nữ Nhật Bản
Lữ khách
Kể từ tác phẩm “Vũ nữ Itzu”, các nhân vật chính trong truyện của Kawabata thường là “người khách đi đường”, một người khách mải mê tìm kiếm niềm trinh bạch của cái Đẹp và tình yêu. Họ có một tâm hồn lãng du và một trái tim đa tình.
2. Thế giới của niềm bi cảm
Một cách chung nhất, có thể thấy nỗi buồn trong các sáng tác của Kawabata là nỗi buồn cho những cái đẹp đang dần phai tàn. Cái đẹp chính là điểm khởi đầu cho niềm bi cảm mono no aware
2. Thế giới của niềm bi cảm
Nỗi bi cảm về tình yêu
Với Kawabata tình yêu không chỉ là những cảm xúc hạnh phúc, hoặc đam mê nhục dục mà tình yêu là sự khám phá đến tận cùng cái Đẹp. Tình yêu bắt nguồn từ những rung cảm trước cái Đẹp. Mà cái Đẹp, bản chất của nó là mong manh, vô thường. Cho nên, tình yêu cũng vô cùng mong manh.
Nỗi bi cảm về sự cô đơn và cái chết
Từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn - một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi. Từ đó trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!".
Nỗi bi cảm về những giá trị truyền thống đang nhạt phai
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Người kể chuyện
Qua khảo sát các tác phẩm của Kawabata, có tới 50% truyện ngắn và truyện trong lòng bàn tay được kể từ ngôi thứ nhất, nhưng toàn bộ tiểu thuyết của ông lại được kể bằng ngôi thứ ba. Những truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, 100% người kể chuyện đều là nhân vật nam.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng
Kawabata thường sử dụng những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng: biểu tượng cuộc hành trình (hành trình lên xứ tuyết của Shimamura, hành trình tìm về truyền thống qua cuộc du xuân của gia đình Chieko, thậm chí xu hướng rời bỏ trà đạo cũng là một hành trình của Kikuji); biểu tượng cái chết (Yoko, bố mẹ Kikuji, bà Ota, và sự mơ hồ ra đi của Fumiko); biểu tượng thiên nhiên ( xứ tuyết, cố đô) và biểu tượng người con gái (Komako, Yoko, cô gái với chiếc khăn ngàn cánh hạc, Fumiko, Chieko va Naeko)
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Xây dựng một thế giới biểu tượng đặc sắc, Kawabata chủ yếu sử dụng các thủ pháp nghệ thuật sau:
Tương phản- đối lập
Phép lặp
Lựa chọn tiêu đề tác phẩm
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Thi pháp chân không
Kawabata mô tả, khắc họa thật tỉ mỉ và sâu sắc các chi tiết tạo thành điểm sáng thẩm mĩ thành hình tượng nghệ thuật mang tính biểu cảm có sức khái quát cao độ. Chính những chi tiết này có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật đảo tuyến thời gian
Thời gian trong tác phẩm của Kawabata thường không đi theo một mạch thẳng mà có sự gấp khúc, những liên tưởng ám ảnh từ quá khứ cứ luôn luôn song hành với những phút giây hiện tại. Qúa khứ với hiện tại trộn lẫn và ranh giới giữa chúng bị xóa nhòa.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật đặc tả chi tiết
Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm của Kawabata mang sức gợi lớn.
Một đặc điểm nữa trong nghệ thuật đặc tả chi tiết của Kawabata là chi tiết nghệ thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần xoáy sâu như ấn tượng, như nỗi ám ánh day dứt khôn nguôi.
Chi tiết nghệ thuật trong các tác phẩm của Kawabata mang tính mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đậm chất cổ điển.
Kawabata có biệt tài hữu hình hóa cái vô hình và vô hình hóa cái hữu hình bằng các chi tiết đặc sắc.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật (đặc biệt là nhân vật nữ)
Nhân vật nữ của Kawabata luôn ánh chiếu vẻ đẹp bên trong, ở họ có một cái gì đấy khó nắm bắt. Tất cả dường như ở dạng trực cảm, ẩn náu và tế vi. Tất cả họ đều tràn trề nữ tính.
Khắc họa chân dung nhân vật nữ, Kawabata thường chộp lấy những khoảnh khắc bừng sáng của vẻ đẹp.
Giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của KAWABATA
Thi pháp ảo hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Duy Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)