Joomla

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Tiến | Ngày 26/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Joomla thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:


Bài 10
Tối ưu hóa Joomla Website và
Xuất bản Website lên Internet
Nội dung:
Các phương pháp tối ưu hóa cho Joomla Website.
Sử dụng hệ thống bộ nhớ đệm (Caching) của Joomla.
Tối ưu hóa Database.
Các phương pháp khác để tối ưu hóa website.
Các bước chuẩn bị và thao tác xuất bản website.
Chuẩn bị cho việc xuất bản website.
Các thao tác thực hiện việc xuất bản website.
1. Tối ưu hóa website: Sử dụng hệ thống Caching
Web Caching là việc lưu trữ các bản copy văn bản web (trang HTML, hình ảnh v.v...) nhằm giảm lưu thông trên mạng, giảm thời gian truy cập từ server gốc.
Sử dụng hệ thống Caching sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả của Joomla website.
Máy chủ Cache lưu trữ các bản copy của các trang web đi qua nó.
Khi những yêu cầu của người truy cập website phù hợp với nội dung nó có, máy chủ Cache sẽ trả nội dung được yêu cầu cho người dùng.
1. Tối ưu hóa website: Sử dụng hệ thống Caching
Bước 1: Vào trang Quản trị, click Thumbnail Cấu hình chung  chọn Tab Hệ thống.
Bước 2: Chọn Yes trong mục Thiết lập Bộ đệm  Nhấn Lưu.
Chọn Yes trong mục Đệm để sử dụng
1. Tối ưu hóa website: Tối ưu hóa Database
Bước 1: Vào trang phpMyAdmin để quản trị database (xem Bài 9). Chọn Database của website.
Kiểm tra các bảng có kích thước lớn xem đó là của thành phần mở rộng nào? Nếu không sử dụng thì gỡ bỏ thành phần đó (có thể cần xóa bảng trong database bằng phpMyAdmin).
1. Tối ưu hóa website: Tối ưu hóa Database
Bước 2: Chọn tất cả các bảng của database (Sử dụng chức năng Check All). Trong ô With Selected chọn Optimize Table  Nhấn Go. Lệnh tối ưu hóa sẽ được thực hiện.
1. Tối ưu hóa website: Tối ưu hóa Database
Các bảng đã được tối ưu hóa
1. Tối ưu hóa: Các phương pháp khác
Sử dụng càng ít thành phần mở rộng (Extensions) càng tốt. Không cài đặt những thành phần mở rộng mà bạn không sử dụng cho website.
Giảm nội dung hiển thị trên trang chủ (Trang chủ là “cửa ngõ” của website, vì vậy không nên để quá nhiều nội dung).
Tối ưu hóa các dữ liệu Media (hình ảnh, video clips v.v……).
Tổ chức thông tin của website thành các Nhóm tin (Sections) và Chủ đề (Categories) như hướng dẫn ở Bài 4.
Giảm thời gian tải thông tin.
Tạo thuận lợi cho người dùng theo dõi nội dung.
2. Xuất bản Joomla Website lên Internet:
Chuẩn bị cho việc xuất bản website.
Các thao tác thực hiện việc xuất bản website.
2.1. Chuẩn bị xuất bản website:
02 thành phần cần được đưa lên host: Joomla files, database.
Joomla files và thư mục chứa các dòng lệnh codes, dữ liệu hình ảnh v.v ….. (tất cả những gì nằm trong thư mục cài đặt website)
Joomla database chứa tất cả các bản ghi dữ liệu của website. Cần export database ở localhost ra file dạng .sql (Xem Bài 9).
Copy thư mục phpMyAdmin vào thư mục cài đặt web (nếu cần)
Một số nhà cung cấp dịch vụ đã có sẵn phpMyAdmin.
Phần mềm truyền files (VD: 3DFTP, CuteFTP) để kết nối với máy chủ web (web server).
Cần tài khoản (account) từ nhà cung cấp dịch vụ (account vào Bảng điều khiển, account truyền files. Xem kĩ hướng dẫn sử dụng).
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 1: Kết nối với máy chủ web (web server) để truyền files.
Mở thư mục gốc (root directory) trên máy chủ (thường có tên www, wwwroot, public_html hoặc httpdocs)
Copy toàn bộ files và thư mục trong thư mục cài đặt web từ localhost lên thư mục gốc trên máy chủ.
Copy
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 2: Truy cập Bảng điều khiển (Control Panel) để tạo mới database và account người dùng database.
Tùy nhà cung cấp có thể sử dụng các Hệ thống Quản trị máy chủ web khác nhau  Giao diện Bảng điều khiển khác nhau.
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 3: Kết nối với máy chủ database để import dữ liệu cho database.
Sử dụng phpMyAdmin hoặc công cụ quản lí database khác.
Nếu sử dụng phpMyAdmin thì mở file config.inc.php trong thư mục phpMyAdmin ở trên máy chủ web và sửa các tham số dưới đây đúng với giá trị nhận được từ nhà cung cấp dịch vụ:
$cfg[`Servers`][$i][`user`] = ‘ten_truy_cap`;
$cfg[`Servers`][$i][`password`] = ‘mat_khau`;
$cfg[`Servers`][$i][`host`] = ‘ten_mien_website`;
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 4: Import dữ liệu vào database.
Chọn database vừa tạo ở Bước 2. Click Tab Import  Nhấn Browse và tìm đến file chứa dữ liệu của database (.sql). Nhấn Go.
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 5: Cấu hình kết nối với database cho website.
Sử dụng phần mềm truyền file FTP để mở file configuration.php trong thư mục cài đặt web (www/ten_mien/configuration.php) ở chế độ sửa (Edit).
Sửa các tham số chính sau theo đúng giá trị nhận được từ nhà cung cấp và các giá trị được tạo trong bước tạo database.
var $host = `localhost`;
var $user = ‘nguoi_dung_database`;
var $password = ‘mat_khau`;
var $db = ‘ten_database`;
var $log_path = `/home/youruser/www/logs`;
var $tmp_path = `/home/youruser/www/tmp`;
2.2. Các thao tác xuất bản website:
Bước 6: Kiểm tra kết quả hiển thị và khắc phục lỗi (nếu có).
Truy cập trang chủ của Website để kiểm tra
Khắc phục các lỗi (đặc biệt là lỗi kết nối database) nếu có.

Bài học tiếp theo …….
Hướng dẫn tự viết một thành phần mở rộng cho website.
Tự viết một Template cho Joomla Website.
Tự viết một Module cho Joomla Website.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)