IBO 2009/ DI TRUYỀN.

Chia sẻ bởi Quang Thành | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: IBO 2009/ DI TRUYỀN. thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ CÂU HỎI IBO2009 LIÊN QUAN ĐẾN DI TRUYỀN HỌC & TIẾN HÓA

Phần A (lựa chọn một phương án)

Câu 1. Cách xử lý nào dưới đây phá vỡ nhiều liên kết hydro nhất trong một dung dịch (pH 7) chứa 1 mg/mL ADN và 10 mg/mL protein?
Bổ sung axít clohydric để đưa pH về 1.0
Bổ sung dung dịch natri hydroxit để đưa pH lên 13
Bổ sung urê đến nồng độ 6 mol/lít
Bổ sung chất tẩy sodium dedocyl sunphat đến nồng độ 10 mg/mL
Nâng nhiệt độ dung dịch đên 121oC
Làm lạnh dung dịch tới -80oC

Câu 2. Để kéo dài các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình dưới. Theo cơ chế loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng từ chuỗi đang kéo dài. Theo cơ chế loại II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo dài chuỗi. ADN (D), ARN (R) và protein (P) được tổng hợp theo cơ chế nào?








Loại I
Loại II

A
(D)
(R), (P)

B
(P)
(D), (R)

C
Không
(D), (R), (P)

D
(R), (P)
(D)

E
(D), (R)
(P)

F
(D), (R), (P)
Không


Câu 3. Người ta cho rằng bệnh Alzheimer biểu hiện rõ ràng hơn do sự tăng tích lũy các đoạn peptit nhỏ như β-amyloid (A-β, gồm 40-42 axit amin). Sự hình thành các đoạn peptit A-β là do sự phân cắt protein từ một protein APP tiền thân dài hơn nhiều (đây là một protein bám màng) do hoạt động của hai enzyme protease. Hình dưới đây minh họa giả thuyết về sự hình thành phân tử A-β (hộp bôi đen trên hình), biểu diễn hoạt động theo trình tự của enzyme β-secretase để tạo ra đầu N của A-β và của enzyme γ-secretase để cắt phân tử tiền thân bên trong màng phospholipit để tạo ra đầu cacbon (C) của phân tử A-β. Các đơn phân A-β sau đó kết hợp với nhau tạo thành các đoạn peptit ngắn (oligo) không tan và các sợi có tính độc.
Cách nào dưới đây là phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer hiệu quả trên cơ sở cơ chế phát sinh bệnh trên?

I. Ức chế hoạt tính của enzyme β-secretase
II. Ức chế quá trình vận chuyển tới đích trên màng của enzyme γ-secretase
III. Ức chế hình thành oligo của phân tử A-β
IV. Tăng cường cơ chế loại bỏ và phân hủy các oligo A- β của tế bào.
Trả lời:
Chỉ I, II, IV D. Chỉ II, III, IV
Chỉ I, II, III E. I, II, III, IV
Chỉ I, III, IV

Câu 4. Enzyme axetaldehit dehydrogenase ở người biểu hiện chức năng ở dạng tứ phức – gồm 4 chuỗi polipeptit (tetramer). Hai alen được biết đến của gen này là N và M; trong đó, alen N mã hóa cho một chuỗi polypepit bình thường, còn alen M mã hóa cho một chuỗi polipeptit đột biến. Các tetramer chứa một hoặc nhiều chuỗi polipeptid đột biến sẽ không biểu hiện hoạt tính enzyme. Nếu hoạt tính enzyme dehydrogenaza acetaldehit của các tế bào đồng hợp tử NN là 1, hoạt tính này là như thế nào ở các tế bào dị hợp tử NM, biết rằng cả hai alen được biểu hiện (phiên mã và dịch mã) như nhau?
A. 1/2 D. 1/16
B. 1/4 E. 1/32
C. 1/8
Câu 5. Câu nào sau đây là đúng đối với tính thấm tương đối của tế bào hồng cầu người và các túi hai lớp phospholipit nhân tạo (từ đây trở đi chỉ gọi là túi nhân tạo) đối với glucose và cồn (ethanol)?
Cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo đều thấm glucose tốt hơn thấm ethanol
Cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo thấm ethanol tốt hơn thấm glucose.
Trong cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo, tính thấm ethanol và thấm glucose là như nhau
Trong khi tế bào hồng cầu và túi nhân tạo biểu hiện tính thấm gần như nhau với glucose, thì tế bào hồng cầu có tính thấm ethanol cao hơn túi nhân tạo.
Trong khi tế bào hồng cầu và túi nhân tạo có tính thấm ethanol giống nhau thì tế bào hồng cầu có khả năng thấm glucose cao hơn túi nhân tạo.
Trả lời:
A. I, IV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)