Huyết áp, tiêu hóa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tùng | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Huyết áp, tiêu hóa thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÀI THẢO LUẬN MÔN
SINH LÝ HỌC NGƯỜI
VÀ ĐỘNG VẬT
Giảng viên: Trịnh Thị Hồng
Nhóm SV : Tổ 1
Câu 1: Huyết áp và cơ chế điều hòa huyết áp? Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1. Khái niệm về huyết áp.
Huyết áp là do áp lực của mạch máu và sức cản của hệ mạch gây ra. Huyết áp là một chỉ tiêu sinh lí quan trọng của cơ thể và được tính theo công thức sau đây:
Q = ( PA – PV)/R.
Trong đó:
Q: huyết áp
PA: huyết áp động mạch.
PV: huyết áp tĩnh mạch( rất nhỏ được coi bằng 0) nên công thức có thể rút gọn là: PA = Q.R
HUYẾT ÁP
2. Các loại huyết áp:
+ Huyết áp tối đa: còn được gọi là huyết áp tâm thu. Đó là do áp lực của máu lúc cao nhất đo được ở động mạch trong thời gian tâm thu.
+ Huyết áp tối thiểu: còn được gọi là huyết áp tâm trương, đó là lúc mà áp lực của máu thấp nhất đo được ở động mạch.
+ Huyết áp hiệu số: là mức chênh lệch huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
+ Huyết áp trung bình: là trị số của huyết áp không dao động( hằng định).
HUYẾT ÁP
3. Cơ chế điều hòa huyết áp:
Có 2 cơ chế là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
3.1. Cơ chế thần kinh.
- Thần kinh tại mạch: Giữ cho động mạch có một lực trương nhất định.
- Hệ co mạch( hệ giao cảm): kính thích giao cảm làm tăng tần số tim và tăng lực co bóp của cơ tim, làm co mạch máu=> tăng huyết áp.
- Hệ giảm mạch( hệ phó giao cảm): kích thích hệ phó giao cảm gây giãn mạch làm giảm huyết áp.
- Các phản xạ cảm thụ huyết áp: Khi huyết áp tăng làm nở mạch, kéo căng giãn các cảm thụ áp khiến các thụ cảm này phát tín hiệu về hành não kích thích dây thần kinh X làm giản huyết áp.
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP
3.2 Cơ chế thể dịch.
- Adrenalin và Noradrenalin do tủy thượng thận tiết, có tác dụng gây co mạch huyết áp tăng.
Hệ thống Renin-Angiotensin điều hoà huyết áp.
Rennin do tổ chức cầu thận tiết ra mỗi khi lượng máu tới thận giảm Renin, biến đổi Angiotensinogen thành Angiotensi I rồi Antensin II. Chính Antensin II có tác dụng tăng huyết áp nhờ cơ chế:
+ Làm giảm bài xuất muối, nước, tăng thể tích dịch ngoại bào.
+ Kích thích vỏ thượng thận bài tiết Aldosterol làm tăng tái hấp thụ Na+ -> giữ nước và làm tăng dịch ngoại bào, làm huyết áp tăng dần từ từ hằng ngày, hằng giờ.
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP
Giảm HA

Renin(ở thận)

Angiotensinogen Angiotensin I
(ở gan sản xuất)

Men chuyển(ở phổi)

Angiotensin II

Giữ muối và nước Co mạch KT vỏ TT tiết
ở ống thận aldosterol

Tăng HA
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP
+ Gây co mạch và làm tăng huyết áp.
Vasopressin(ADH) làm giảm bài xuất nước tiểu và làm co mạch gây tăng huyết áp.
- Amilnitrit: Làm giãn động mạch nhỏ, gây giảm huyết áp.
- Histamin: Có ở hầu hết ở các mô trong cơ thể có tác dụng giãn mach tăng tính thấm của mao mạch, gây giảm huyết áp.
- Nồng độ ion Ca2+ cao gây co mạch, ion K+, Mg2+ gây giãn mạch.
- Nồng đọ O2 tăng, CO2 giảm vừa phải cũng gây co mạch và tăng huyết áp.
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP
Huyết áp phụ thuộc vào tuổi và biến đổi có tính chất chu kỳ: Dưới 18 tuổi, huyết áp tăng dần theo tuổi, sau đó tương đối ổn định mặc dù có tăng chậm đến tuổi 49 và lại tăng lên với mức độ lớn ở tuổi 50 trở đi.
Huyết áp còn thay đổi theo giới tính: dưới 15-18 tuổi huyết áp của nữ cao hơn của nam, từ 18 tuổi trở đi của nam lại cao hơn của nữ.
Huyết còn phụ thuộc vào các hoạt động của con người như vận động cơ, trạng thái cơ thể,hoạt động thần kinh, hoạt động tiêu hoá, hoạt động sinh dục…
VD: khi giận giữ, sợ hãi, hồi hộp, lo lắng… làm việc trí óc huyết áp tăng lên.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP
- Các yếu tố dẫn đến tăng huyết áp:
+ Béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất.
+ Cùng với béo phì, thì không hoạt động cũng làm tăng nguy cơ cho việc tăng huyết áp.
+ Natri dư thừa kích thích giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp, vì thế bạn cần ít ăn mặn.
+ Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày là một đóng góp cho tăng huyết áp.
+ Uống thuốc như thuốc tránh thai, thuốc về tiêu hóa và dị ứng thuốc cũng làm tăng huyết áp.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP
- Ngoài ra còn có một số yếu tố khác góp phần làm tăng huyết áp như:·
- Mọi người khi lớn tuổi, có nguy cơ tăng huyết áp.
- Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu bạn sinh ra trong 1 gia đình có bệnh cao huyết áp, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP
- Các yếu tố dẫn đến giảm huyết áp:
+ Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp.
  + Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
  + Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
  +Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể..
  +Stress và di truyền.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP
Câu 2: Quá trình tiêu hóa và hấp thu ở khoang miệng, dạ dày và tiểu tràng.
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
1. Tiêu hóa cơ học:
Trong khoang miệng có 2 phản xạ là phản xạ nhai và phản xạ nuốt.
1.1. Phản xạ nhai:
Hoạt động nhai được thực hiện bằng răng:răng cửa để cắn, răng nanh để xé, răng hàm để nghiền thức ăn. Khi nhai các cơ hàm cùng làm việc sẽ làm cho hai hàm răng khít lại. Hầu hết cơ nhai do nhánh vận động của dây V chi phối. Trung tâm nhai nằm ở thân não. Phản xạ nhai diễn ra như sau: thức ăn ép vào miệng gây ức chế các cơ nhai làm hàm trên bất động, hàm dưới hạ xuống và làm căng các cơ hàm, do đó các cơ hàm co lại, hàm nâng lên làm 2 hàm răng khít lại đồng thời ép viên thức ăn vào miệng, các cơ nhai lại bị ức chế...Cứ như thế động tác nhai được lặp đi lặp lại.
Nhai rất quan trọng đối với sự tiêu hóa của mọi loại thức ăn vì các men tiêu hóa chỉ tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Sự nghiền thức ăn thành những phần tử nhỏ rồi trộn lẫn với nước bọt làm cho thức ăn được vận chuyển dễ dàng mà không làm tổn thương ống tiêu hóa. Riêng đối với rau quả, nhai còn có thể phá vỡ màng xenlulozo bọc xung quanh, do đó những thành phần bên trong có thể được tiêu hóa và hấp thu.
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
1.2. Phản xạ nuốt:
Nuốt là một phản xạ gồm nhiều động tác để đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn nuốt tùy ý: thức ăn được đặt trên lưỡi, lưỡi cử động lên trên và ra sau để đẩy thức ăn vào họng.
Giai đoạn nuốt tự động: lưỡi gà đóng đường lên mũi, tiểu thiệt đóng đường vào khí quản, thanh môn khép, miệng thực quản nhô lên và mở ra, hầu khép lại đẩy viên thức ăn vào thực quản. Ở thực quản, thức ăn được sóng nhu động của thực quản đẩy qua tâm vị xuống dạ dày. Thời gian này mất 10-20s, đối với nước chỉ 1s. Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn phải nhai kĩ để khỏi bị nghẹn. Trung khu nuốt và trung khu hô hấp ở hành não hoạt động ức chế lẫn nhau, thở thì không nuốt và nuốt thì không thở. Do đó khi ăn không nên cười nói để tránh bị sặc, nghẹn. Trong lâm sàng, khi bệnh nhân hôn mê người ta dùng phản xạ nuốt để thăm dò chức năng của hành não
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
2. Tiêu hóa hóa học:
* Tác dụng tiêu hoá của nước bọt, gồm:
- Tẩm ướt và hoà tan một số chất thức ăn để dễ nhai, dễ nuốt
- Nhào trộn và quyện các chất thức ăn thành viên nuốt.
- Men amylase nước bọt biến tinh bột chín thành đường dextrin, maltriose và maltose. Ơ nước bọt có ít men maltase biến maltose thành glucose.
* Vai trò bảo vệ của nước bọt, gồm:
Tẩm ướt niêm mạc miệng, giúp cho khỏi khô miệng, làm dễ dàng cho động tác nuốt và phát âm. 
Làm sạch và sát trùng miệng nhờ men lysozym.
Trung hoà một số chất toan, kiềm và các chất có tác dụng kích thích mạnh như cay, chua, đắng .v.v... bảo vệ niêm mạc miệng.
Bài tiết một số chất độc nhập vào cơ thể, như chất kim loại nặng (Pb, Hg...), vi rút dại .v.v nhờ một số kháng thể.
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
3. Kết quả tiêu hóa ở khoang miệng:

Tiêu hoá ở miệng là giai đoạn biến đổi sơ bộ ban đầu: thức ăn bị nghiền xé, nhào trộn với nước bọt quyện thành viên nuốt. Trong đó các chất protid và lipid chưa được phân giải, riêng một phần nhỏ tinh bột chín được men amylaza phân giải thành maltoza. Song thời gian thức ăn lưu ở miệng rất ngắn, 15-18 giây, nên sự phân giải đó không đáng kể và chưa có hiện tượng hấp thu.
Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng:
Tiêu hóa ở khoang miệng.FLV
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
Thức ăn được chứa đựng trong dạ dày, trộn lẫn với axit, men pepsin, chất nhày thành vị trấp rồi được đưa xuống tá tràng thành từng đợt với một tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

1. Chức năng chứa đựng thức ăn của dạ dày:

Khi thức ăn vào dạ dày, nó được sắp xếp thành những vòng tròn đồng tâm trong thân và đáy dạ dày, thức ăn đến trước nằm ở sát thành dạ dày. Khi thức ăn vào dạ dày, phản xạ dây thần kinh số X làm giảm trương lực cơ của thành dạ dày vùng thân làm cho thân dạ dày phình ra phía ngoài do đó dạ dày chứa được nhiều thức ăn hơn.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
2. Tiêu hóa cơ học:
2.1. Các co bóp của dạ dày:
Tiêu hóa cơ học được thực hiện bởi các hoạt động co bóp của dạ dày, gồm: co bóp trương lực có tác dụng khuấy và nhào trộn thức ăn với dịch vị; co bóp nhu động là những sóng nhu động lớn bắt đầu từ đáy dạ dày có tác dụng thúc đẩy thức ăn về phía tá tràng. Một số sóng nhu động có thể dịch chuyển được một khoảng từ đáy dạ dày đến môn vị.
Ngoài ra còn có co bóp đói xảy ra khi dạ dày trống rỗng trong một thời gian dài. Đó là những sóng nhu động nhịp nhàng trên thân dạ dày. Lúc đầu là những co bóp yếu, rời rạc. Thời gian dạ dày bị đói dài thì co bóp đói càng trở nên mạnh.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
Khi chúng trở nên cực mạnh chúng thường hòa với nhau gây co cứng liên tục có thể kéo dài 2-3 phút. Co bóp đói thường mạnh nhất ở những người còn trẻ, khỏe mạnh. Co bóp đói rất mạnh khi đường huyết hạ. Co bóp đói thường kết hợp với cảm giác đói nên có thể coi co bóp đói là một tín hiệu điều hòa quan trọng ống tiêu hóa để thúc đẩy con người đi tìm thức ăn khi cơ thể bắt đầu đói.
2.2. Sự tống thức ăn khỏi dạ dày:
Bình thường các sóng nhu động hang vị thường yếu, tác dụng chủ yếu là nhào trộn thức ăn với dịch vị. Khi thức ăn ở trong dạ dày được khoảng 1 giờ, các co bóp hang vị trở nên mạnh dần để đẩy thức ăn xuống môn vị. Khi dạ dày rỗng dần, các co bóp nhu động đi xa dần lên trên thân dạ dày để dồn thức ăn vào hang vị rồi xuống môn vị có thể tống khoảng vài mililit vị trấp vào tá tràng.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
3.Tiêu hóa hóa học:
Các tuyến tiêu hóa tiết ra dịch vị dạ dày gồm: HCl, pepsinogen, yếu tố nội, chất nhầy.
3.1. Sự bài tiết HCl:
- Nguồn gốc: do tế bào viền tiết ra: khi bị kích thích, TB viền tiết ra một dung dịch chứa khoảng 160 milimol HCl/lít, có pH = 0,8.
- Chức năng của HCl:
+ Tạo pH cần thiết để hoạt háo Pepsinogen
+ Tạo pH tối cho pepsin hoạt động.
+ Sát khuẩn: tiêu diệt các VK có trong thức ăn. Những người bài tiết ít HCl sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
+ Phá vỡ lớp vỏ bọc sợi cơ thịt
+ Thủy phân xenlulozo ở thực vật non.
+ Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
3.2. Sự bài tiết Pepsinogen:
- Nguồn gốc: do TB chính tiết ra
- Chức năng:
+ Pepsin là men thuỷ phân protein hoạt động trong môi trường acid (pH tối thuận khoảng 1,8 – 3,5) khi pH ≥ 5 thì mất hoạt tính.
+ Pepsin sẽ thuỷ phân một phần protein ở dạ dày thành các chuỗi peptid ngắn: proteose, pepton, polypeptid. Các peptid này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bài tiết của tế bào thành.
+ Đặc biệt pepsin có khả năng thuỷ phân collagen, là một protein ít bị ảnh hưởng bởi các enzyme khác, giúp cho các enzyme tiêu hoá xâm nhập vào thịt dễ dàng.
+ Khi pepsin được tạo ra quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
Ngoài ra, những tế bào biểu mô biến đổi của niêm mạc vùng hang vị bài tiết hormon gastrin có tác dụng điều hòa bài tiết dịch vị.
3.3. Sự bài tiết chất nhầy:
- Nguồn gốc: do TB cổ tuyến tiết ra:
- Có hai loại chất nhầy: Chất nhầy hòa tan và chất nhầy không hòa tan:
- Chức năng: bảo vệ thành dạ dày và góp phần bôi trơn thức ăn. Bất kì một kích thích nào, dù rất nhẹ của thức vào niêm mạc dạ dày đều kích thích các tế bào nhầy bài tiết.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
3.4. Yếu tố nội:
- Nguồn gốc: do TB viền tiết ra.
- Chức năng: Giúp cho quá trình hấp thu B12 ở hồi tràng, làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh thiếu máu
4. Sự hấp thu ở dạ dày:
Khả năng hấp thu cuardaj dày rất yếu vì niêm mạc dạ dày không có nhung maovaf khe hở giữa các tế bào biểu mô rất hẹp. Chỉ có một lượng rất nhỏ những chất có độ tan cao trong lipit như rượu hoặc một số thuốc như aspirin có thể hấp thu ở dạ dày.
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
5. Kết quả tiêu hóa ở dạ dày:
Nhờ các hoạt động cơ học và hóa học của dạ dày, thức ăn được nghiền và trộn lẫn với dịch vị thành một chất bán lỏng gọi là vị trấp trong đó có một phần nhỏ protein được tiêu hóa dở dang thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín được tiêu hóa thành mantozo, mỡ hầu như chưa được phân giải.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, mật và dịch ruột. Sự tiêu hóa thức ăn bắt đầu ở miệng và dạ dày sẽ được hoàn tất trong lòng ruột và trong các tế bào niêm mạc ruột non. Sau đó các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu cùng với vitamin, các chất điện giải và nước.
Thức ăn xuống đến ruột non cũng được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì:
Ở ruột non có nhiều loại dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch mật, dịch ruột), trong đó có nhiều men tiêu hóa với hoạt tính cao có khả năng phân giải thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thu được.
Niêm mạc ruột non có cấu trúc đặc biệt (nếp gấp, nhung mao, vi nhung mao) và những phản ứng sinh học phức tạp giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng 1 cách chủ động và chọn lọc.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
TIÊU HÓA CƠ HỌC THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Những vận động của ruột non bao gồm: vận động lắc lư, co bóp phân đoạn, co bóp nhu động và vận động của nhung mao.
1.1 VẬN ĐỘNG LẮC LƯ.
Vận động lắc lư là những vận động làm cho các đoạn ruột dài ra và ngắn lại, chủ yếu do cơ dọc của ruột thay nhau co dãn. Cử động này có tác dụng làm xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng nên đã làm tăng cường độ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng chứ không phải là đẩy thức ăn về phía trước.
1.2 CO BÓP PHÂN ĐOẠN.
Khi thức ăn vào ruột non sự căng thành ruột sẽ kích thích gây ra các co bóp đồng tâm ở những khoảng nhất định dọc theo ruột non. Như thế mỗi co bóp gây ra 1 sự phân đoạn của ruột và chia ruột non thành những đoạn như hình ảnh 1 chiếc xúc xích. Khi 1 co bóp phân đoạn giãn ra, 1 co bóp mới lại bắt đầu tại những điểm mới, ở giữa các co bóp trước. Như vậy những đoạn ruột trước co thì nay giãn ra và những đoạn trước đang giãn thì nay co lại.
Co bóp phân đoạn chủ yếu do các cơ vòng gây ra, khi từng đoạn ruột co thắt lại đã làm cho tiết diện của ruột bị hẹp lại. Co bóp phân đoạn có tác dụng trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa và luôn luôn đưa thức ăn mới đến tiếp xúc với các tế bào hấp thu và những enzym trên bề mặt của chúng.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
1.3 CO BÓP NHU ĐỘNG
Khi thành ruột bị căng ra, 1 co bóp vòng được tạo ra ở phía sau điểm bị kích thích và vận động dọc theo ruột về phía hậu môn với tốc độ khoảng 2-2,5 cm/s. Bình thường các sóng nhu động rất yếu và thường tắt sau 1 quãng đường khoảng 3-5 cm. Vì vậy vận động của thức ăn trong ruột non rất chậm, chỉ vào khoảng 1cm/phút. Như vậy phải mất 3-5 h, các co bóp nhu động mới đẩy được thức ăn từ tá tràng tới van hồi – manh tràng.
Co bóp nhu động của ruột non rất tăng sau bữa ăn chủ yếu do: ngũ trấp đi vào tá tràng kích thích các phản xạ thần kinh ruột tại chỗ; do các phản xạ dạ dày – ruột được khởi động do sự căng dạ dày và được truyền qua đám rối Auerbach từ dạ dày đi dọc xuống thành ruột non.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Co bóp nhu động chủ yếu do cả cơ dọc và cơ vòng cùng tham gia dạng cử động nhịp nhàng được lan truyền từ phía dạ dày xuống ruột già. Tác dụng chính là dồn đẩy liên tục thức ăn từ trên xuống dưới, làm cho quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng và thuận lợi..
1.4 VẬN ĐỘNG CỦA NHUNG MAO
Một số sợi cơ trơn của lớp cơ dưới niêm mạc đi vào các nhung mao làm cho chúng co bóp theo nhịp: ngắn lại, dài ra rồi ngắn lại. Vận động của nhung mao giúp dịch bạch huyết chảy từ ống bạch huyết trung tâm vào hệ bạch huyết, vận động nhung mao cũng có tác dụng “ khuấy” vào nhũ traapschung quanh nhung mao do đó thường xuyên đưa nhũ trấp mới đến tiếp xúc với nhung mao để được hấp thu.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
2. TIÊU HÓA HÓA HỌC THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Tiêu hóa hóa học ở ruột non là quan trọng nhất vì hầu hết các loại thức ăn ở đây đã được tiêu hóa đến dạng đơn giản nhất để cơ thể có thể sử dụng và hấp thu được: a.a, glucozo, axit béo…Ở ruột non thức ăn chịu tác dụng tiêu hóa hóa học của các dịch như: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
2.1 TIÊU HÓA THỨC ĂN NHỜ DỊCH TỤY.
Dịch tụy là sản phẩm bài tiết ngoại tiết của tuyến tụy. Tuyển tụy là 1 tuyến pha, phần ngoại tiết gồm các nang tụy, các nang tụy bài tiết các enzym tiêu hóa, các ống tụy bài tiết 1 lượng rất lớn dd bicarbonat kiềm. Dịch tụy chảy vào ống tụy, ống tụy đổ dịch tụy vào đoạn đầu của tá tràng
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Dịch tụy là 1 dịch kiềm do chứa 1 lượng lớn bicarbonat.Dịch tụy sẽ trung hòa axit của dịch vị, làm cho ph của tá tràng là 6 – 7. Dịch tụy chứa các men tiêu hóa protein, glucid và lipid.
Tiêu hóa protein: Các men tiêu hoá protid của dịch tuỵ khi mới sản xuất đều ở dạng tiền men chưa hoạt động là trypsinogen, chymotripsinogen, procarboxypeptidase. Khi tới tá tràng, nhờ sự tác động của entrokinase (một men của ruột) trypsinogen được biến thành trypsin hoạt động. Ngay sau đó trypsin lại tác động lên các men khác: chymotrypsinogen, procarbo-xypeptidase và kinanogen biến chúng thành các men hoạt động.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Trypsinogen Trypsin
Enterokinaza
Chymotrypsinogen Chymotripsin
Trypsin
Procacboxylpolypeptidaza Cacboxylpolypeptidaza
Trypsin
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Trypsin cắt đứt liên kết peptid bên trong phân tử protein mà có nhóm - COOH thuộc acid amin kiềm; còn chymotrypsin cắt đứt các liên kết peptid ở bên trong phân tử protein mà có nhóm - COOH thuộc acid amin thơm.
Sản phẩm của hai men này chủ yếu là các chuỗi polypeptit nhỏ hơn
Carboxypeptidase tác dụng vào liên kết peptid ngoài cùng đầu C-tận, tách một acid amin ra khỏi chuỗi peptid. Trong đó Carboxypeptidase A ái lực với a.amin thơm; Carboxypeptidase B ái lực với a.amin kiềm.
Nói chung các men tiêu hoá protid của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh, chúng phân cắt 60-80% protid thành các đoạn peptid ngắn và acid amin.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Tiêu hóa lipid: Ở ruột nhờ có dịch mật tất cả các chất lipid thức ăn đều được nhũ hoá, các men tụy có thể thuỷ phân tới 95% lượng lipid thức ăn các dạng đơn giản. Các enzym tiêu hóa lipid là những hợp chất hòa tan trong nước, chúng chỉ có thể tấn công các hạt mỡ trên bề mặt của chúng.
Enzym Lipase của tụy có hoạt tính mạnh, nó cắt đứt các liên kết este giữa glyxerin và axit béo. Do đó phân giải triglyxerin của lipid đã nhũ tương hóa bởi dịch mật để tạo thành monoglyxerin, glyxerin và axit béo.
Tụy bài tiết Prophospholipase. Vào trong ruột nó được men trypsin hoạt hoá thành Phospholipase. Nó cắt liên kết este giueax glyxerin và axit photphoric. Vì vậy nó tham gia vào việc phân giải photpholipid thành 1 photphat va 1 diglyxerit (bị E. Lipase phân giải tiếp tục)
Cholesterolesterase thuỷ phân cholesteroleste và các steroid thành cholesterol tự do, acid béo và sterol.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
Tiêu hóa glucozo: Các men tiêu hoá glucid của tuỵ hoạt tính rất mạnh, thuỷ phân tới # 80% lượng glucid thức ăn.
- Enzym amylase tụy sẽ cắt liên kết 1 -4 glucozit, do đó phân giải cả tinh bột chín và sống thành dextrin, mantozo.
- Enzym mantase phân giải mantozo thành glucozo.
Trong trường hợp bị bệnh viêm tuỵ, ung thư tuỵ ... amylase được tăng cường bài tiết gây tăng amylase máu.
Enzym lactase phân giải lactozo thành glucozo và galactozo.
Enzym sacarase phân giải đường thành glucozo và fructozo

Cả 3 nhóm enzym phân giải protein, lipid và gluxit của dịch tụy đã giúp cho quá trình tiêu hóa hóa học gần như hoàn tất ở đây.
=>Tóm lại dịch tuỵ có vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hoá ở ruột non. Khi thiếu dịch tuỵ sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, trong phân còn nhiều chất thức ăn chưa được tiêu hoá hết, đặc biệt là lipid và protid.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
2.2 TIÊU HÓA THỨC ĂN NHỜ DỊCH MẬT
Dịch mật do các tế bào gan tiết ra liên tục, được giữ lại trong túi mật và chỉ khi tiêu hóa thức ăn dịch mật mới chỉ được thải vào tá tràng 1 cách phản xạ.
Dịch mật không chứa men tiêu hoá, nhưng có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hoá ở ruột, chất duy nhất của dịch mật có tác dụng tiêu hoá là muối mật.
Muối mật đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và hấp thu mỡ:
Muối mật giúp cho quá trình nhũ tương hóa mỡ làm tăng diện tích tiếp xúc của các hạt cầu mỡ với các enzym tiêu hóa mỡ.
Muối mật giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu của các axit béo, monoglyxerin, cholesterol và các lipid khác ở ruột nhờ các mixen muối mật.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
2.3 TIÊU HÓA THỨC ĂN NHỜ DỊCH RUỘT.
Dịch ruột do tuyến Liberkuhn và Brunner ở niêm mạc ruột tiết ra
Dịch ruột có đủ các loại men tiêu hoá protid, lipid và glucid. Các men này được phân bố ở vùng glycocalyx và ngay trên màng vi nhung mao ruột. Chúng thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hoá, biến các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành các phân tử đơn giản và hấp thu chúng.
* Nhóm men tiêu hoá protid.
- Aminopeptidase tách acid amin đầu-NH2 ra khỏi chuỗi peptid thành acid amin tự do.
- Dipeptidase phân cắt dipeptid, tripeptidase phân cắt tripeptid thành các A. amin.
- Nuclease và nucleotidase thuỷ phân các acid nhân.
- Men enterokinase có tác dụng biến trypsinogen thành trypsin.
- Men mucinase thuỷ phân chất nhầy (mucin).
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
* Men lipase : có 3 men lipase, phospholipase và cholesterolesterase tác dụng giống các men cùng tên của dịch tuỵ, chúng tiêu hoá nốt phần lipid còn lại.
* Nhóm men tiêu hoá glucid.
- Amylase ruột phân giải tinh bột chín và sống thành đường maltose, maltriose.
- Maltase biến maltose, maltriose thành glucose.
- Lactase biến lactose thành glucose và galactose.
- Sacarase biến sacorose thành glucose và fructose.
Kết quả tiêu hóa ở ruột non: Nhờ các enzym tiêu hóa của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột, các thức ăn protein, glucid, lipid được tiêu hóa thành những sane phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, glucose, acid béo, glyxerol.
TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở RUỘT NON.
HẤP THU Ở RUỘT NON.
Có khoảng 8 – 9 lít dịch được hấp thu mỗi ngày bao gồm các dịch tiêu hóa và dịch thức ăn, đồ uống đưa vào. Khoảng 7,5 lit được hấp thu ở ruột non. Sự hấp thu xảy ra chủ yếu ở ruột non vì những lý do sau:
Diện tích hấp thu ở ruột non rất lớn nhờ các cấu trúc đặc biệt của niêm mạc ruột non, các nếp gấp, nhung mao, vi nhung mao làm tăng diện tích hấp thu của niêm mạc ruột lên gấp hơn 1 ngàn lần. Diềm bàn chải của tế bào biểu mô ruột có nhiều enzym tiêu hóa và các loại pr mang khác giúp cho sự vận chuyển các chất vào tế bào.
Chỉ ở ruột non các chất di dinh dưỡng mới được tiêu hóa triệt để thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được.
Sự hấp thu các chất dinh dưỡng là quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa từ trong ruột non qua niêm mạc của ruột non để vào máu và bạch huyết. Qúa trình hấp thu được thực hiện nhờ các lông ruột của ruột non. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu: các axit amin, glucozo, axit béo, muối khoáng và các vitamin.
HẤP THU PROTEIN: Sản phẩm cuối cùng của protein ở ruột non là tripeptid, dipeptid và 1 ít axit amin. Các protein mang đặc hiệu khu trú ở diềm bàn chải vận chuyển các peptit cùng với các ion H+ vào trong tế bào theo cơ chế vận chuyển tích cực. Các tripeptid và dipeptid vào nội bào được chuyển ngay thành axit amin dưới tác dụng của các peptidase. Các axit amin được hấp thu thông qua lông ruột vào máu rồi được vận chuyển tới gan
HẤP THU Ở RUỘT NON.
HẤP THU LIPIT: Sản phẩm tiêu hóa cuối cùng của mỡ trung tính là axit béo và monoglycerid. Cả 2 được hòa tan trong phần lipid trung tâm của các hạt mixen. Các hatk mixen vận chuyển axit béo và monoglycerid đến diềm bàn chải rồi giải phóng chúng. Đến đây các chất này được hấp thu vào màng tế bào qua quá trình thẩm thấu. Ở đây chúng được tái tổng hợp thành, các lipit được hình thành và được hấp thu vào đường bạch huyết là chủ yếu.
HẤP THU GLUCID: Glucid được hấp thụ dưới dạng glucozo, glucozo được vận chuyển qua diềm bàn chải vào tế bào biểu mô theo cơ chế vận chuyển tích cực vào máu rồi vận chuyển tới gan và 1 lượng nhỏ là theo đường bạch huyết
HẤP THU Ở RUỘT NON.
HẤP THU VITAMIN:
Các vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) được hấp thu giống như cơ chế hấp thu của các phân tử mỡ.
Các vitamin tan trong nước hấp thu nhanh theo cơ chế khuếch tán và cơ chế vận chuyển tích cực.
HẤP THU NƯỚC: ở ruột non nước hấp thu thụ động theo các chất hòa tan. Khi nhũ trấp bị pha loãng, nước được hấp thu qua niêm mạc ruột vào các mạch ở nhung mao theo cơ chế khuếch tán thẩm thấu. Khi các chấy hòa tan được hấp thu từ lòng ruột vào máu, áp suất thẩm thấu của nhũ trấp giảm đi, 1 lượng nước tương đương sẽ khuếch tán qua các “ mối nối ” giữa 2 tế bào biểu mô ở cực đỉnh để vào khoảng kẽ tế bào rồi vào máu, do đó giữ cho nhũ trấp luôn đẳng trương với huyết tương
HẤP THU Ở RUỘT NON.
HẤP THU MUỐI KHOÁNG: Các muối khoáng nói chung được hấp thụ dưới dạng các ion thông qua cơ chế vận tải tích cực. Nhìn chung, các ion hóa trị 1 được hấp thu dễ dàng với 1 số lượng lớn. Ngược lại, các ion hóa trị 2 chỉ được hấp thu rất ít.
HẤP THU Ở RUỘT NON.
Câu 3: Vì sao nhai kĩ no lâu? Tại sao sau khi ăn xong không nên tắm ngay, làm việc ngay? Tại sao ăn xong lại buồn ngủ?
3.1. Giải thích nhai kĩ no lâu:
- Thức ăn vào dạ dày chiếm khoảng 2/3 là ta có cảm giác no. khi nhai ẩu, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ có kích thước to làm ta nhanh chống thấy no; còn nhai kĩ thì thức ăn cực nhỏ, viên thưc ăn xếp xát nhau như vậy phải ăn nhiều mới đầy dạ dày 
- Mặt khác, nhai ẩu thì dạ dày phải tiết nhiều dịch vị hơn bình thường, làm thức ăn đc tiêu hóa rất nhanh->mau đói. nhai kĩ thì thức ăn ở khang miệng đã được tiêu hóa bởi các enzim lúc đó ở dạ dày sẽ ít phải tiêu hóa hơn nên sẽ no lâu.
3.2. Vì sao sau khi ăn xong không nên làm việc ngay?
Sau khi ăn xong không nên làm việc ngay vì nếu ăn cơm xong mà làm việc ngay sẽ khiến máu cung cấp cho đường ruột và dạ dày không đủ, việc phân tiết dịch tiêu hóa bị giảm sút, nếu kéo dài sẽ gây bệnh đau dạ dày mãn tính.
3.3. Vì sao sau khi ăn xong lại buồn ngủ?
Sau khi ăn lại buồn ngủ vì:
- Sau khi ăn dạ dày sẽ co bóp một khối lượng lớn máu dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi gây nên hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ.
- Triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ cũng có thể xảy ra khi bữa ăn có nhiều chất ngọt khi thức ăn đi xuống ruột nhanh nên nồng độ chất insulin tăng lên cao làm cho lượng đường hạ thấp cũng gây mệt mỏi và buồn ngủ.
- Sau khi ăn thức ăn nhiều tinh bột cơ thể sản xuất một lượng lớn hoocmon dẫn truyền thần kinh tên là serotonin đây chính là thủ phạm khiến ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)