Huy can

Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy | Ngày 21/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: huy can thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với buổi học ngữ văn
HUY CẬN
HUY CẬN (1919-2005 )
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học trường làng, trung học ở Huế; đến 1939 ra Hà Nội học trường Cao Đẳng canh nông, và 1943 tốt nghiệp kỹ sư canh nông
Thời học sinh đã nổi tiếng, có thơ đăng báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn (1938). Thời sinh viên, năm 1940, anh cho in tập thơ Lửa Thiêng, Đời Nay xuất bản, Xuân Diệu đề tựa, Tô Ngọc Vân trình bày. . Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Huy Cận.
Từ 1942, còn là sinh viên, Huy Cận đã tham gia mặt trận Việt Minh và bí mật xây dựng Đảng Dân Chủ.
Tháng 7 năm 1945, anh được triệu tập tham dự Quốc Dân Đại Hội, ở Tân Trào, Thái Nguyên và được bầu vào Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng Toàn Quốc, gồm có 15 người, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
. Đây là đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị của chính khách Cù Huy Cận. Sau này anh sẽ đạt được nhiều danh vọng quang vinh khác, nhưng trong thâm tâm vẫn tự hào nhất về tập thơ Lửa Thiêng 1940, và hội nghị Tân Trào 1945, là nhà thơ, và chính khách trẻ tuổi nhất.
Ủy ban Dân Tộc Giải Phóng mở rộng thành chính phủ Lâm Thời và Cù Huy Cận giữ chức Bộ Trưởng Canh Nông rồi cứ tiếp tục tham gia hội đồng chính phủ, thường thường với chức Thứ Trưởng rồi Bộ Trưởng Văn Hóa, từ 1984 đến 1987 – kiêm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Liên Hiệp các hội Văn Học Nghệ Thuật
Về mặt bang giao quốc tế, Huy Cận là một nhân vật chủ chốt của chính quyền Việt Nam trong việc trao đổi văn hóa với các nước Á Phi và Âu Châu, anh là ủy viên hội đồng chấp hành Unesco, Ủy viên hội đồng Cao Cấp Tiếng Pháp (Francophonie) ; trong những cương vị ấy, anh thường xuyên đi ra nước ngoài và tranh thủ được nhiều cảm tình và viện trợ văn hóa cho Việt Nam
Ngay từ khi còn trẻ ông đã thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt. Tập thơ đầu tay của ông có tên “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940, đánh dấu sự có mặt của Huy Cận, một nhà thơ lớn của dân tộc suốt 65 năm qua.
Các chức vụ đã đảm nhiệm:
Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I
Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá II; VII.
Bộ trưởng đặc trách Văn hoá thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá Nghệ thuật đợt I (1996)
Nhà thơ Huy Cận được xem là một trong những nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Ông mất đi giữa những ngày giới văn học nghệ thuật đón chào xuân mới và chuẩn bị tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 3 là một tin buồn và mất mát lớn cho giới văn học nghệ thuật và thơ ca Việt Nam.
Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dầu được các thầy thuốc tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ Huy Cận đã qua đời tại thủ đô Hà Nội ngày 19/2/2005 (nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Ất Dậu), thọ 86 tuổi.
Sự nghiệp
Làm thơ từ năm 1934, được đăng trên báo từ năm 1936. Ngay trong thời gian ở Huế đã cùng với Hoài Thanh viết những bài bình luận trên các báo Tràng An, Sông Hương. Năm 1936, gặp Xuân Diệu ở trường Khải Định, và kết bạn từ đó. Những năm 37, 38, 39, Huy Cận trao đổi thư từ với Chế Lan Viên, lúc đó đã xuất bản Điêu tàn. Từ 1939, ông ra Hà Nội ở chung với Xuân Diệu trên căn gác số 40 phố Hàng Than.
Tháng 11 năm 1940, tập Lửa thiêng được nhà Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn xuất bản, Xuân Diệu đề tựa, Tô Ngọc Vân trình bày bià.
Năm 1942, xuất bản tập văn xuôi Kinh cầu tự, hoàn thành tập thơ thứ hai Vũ trụ ca, chưa in thành sách
Và từ đó tiếp tục các tập thơ khác, như Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963). Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần chiến trường xa (1973), Những người mẹ những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), v.v...
Ở Paris, 1983, một số người yêu thơ Huy Cận, đã giúp ông xuất bản tuyển tập thơ viết tay tựa đề Đi giữa đường thơm, trên giấy quý, gồm phần lớn những bài đã in trong Lửa thiêng và một số bài thơ tình đắc ý, làm sau 45.
Năm 1989, giữa cao trào đổi mới, Huy Cận cho in tập Chim làm ra gió, (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới) tại Hà Nội .
Sau 1945, suốt thời kỳ chống Pháp, Huy Cận ít làm thơ, chỉ có Giữa Lòng Thế Kỷ, làm tháng 8-1946 – trước ngày Toàn Quốc Kháng chiến – là đọc được. Mãi đến 1958 – 18 năm sau Lửa Thiêng – mới có tập Trời Mỗi Ngày Lại Sáng, sau đợt đi thực tế lao động tại Hồng Gai – sau phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Nổi tiếng là Đoàn Thuyền Đánh Cá. Sau đó thì Huy Cận sáng tác và xuất bản dồn dập, khoảng 25 tập thơ. Đề tài đa dạng, phần nhiều do thời sự đòi hỏi : thơ chiến đấu, lao động, sản xuất, mà chính bản thân anh về sau, cũng có khi không tâm đắc.
Đọc những câu thơ đầu đời của Huy Cận người ta đã thấy một giọng thơ khác lạ, không thể lẫn với ai khác và nó ám ảnh khôn nguôi về cõi người
Huy Cận là cây đại thụ của nền thơ mới, nói và viết tiếng Pháp rất giỏi nhưng điều đó không ngăn cản ông hiểu thơ đường, đọc nhiều sách phật. Chính vì cách tiếp nhận văn hoá chọn lọc như vậy mà ông có những câu thơ vừa mang men say của dòng thơ mới thời bấy giờ vừa quen thuộc đến lạ lùng: Đường trong làng hoa dại lẫn mùi thơm / Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ!...( Đi giữa đường thơm)
Trong làng thơ Việt Nam, chỉ có Huy Cận là mở rộng cảm quan ở tầm mức: Con người - Vũ trụ. Nỗi buồn thi ca trong thơ ông có căn nguyên chính ở điểm này nhưng rất tiếc, ông không giữ được nó trong suốt cuộc đời mình
Ông đã từng giữ cương vị Chủ tịch Nông hội đỏ, đã từng là chứng nhân của lịch sử, thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam tiếp nhận tượng trưng quyền lực của Bảo Đại.
Thơ ông gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, ông ca ngợi tiếng gà gáy báo hiệu cuộc sống mới bình yên và no đủ (Tiếng gà gáy trên Tản Viên Sơn) và tiên báo tương lai Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa vv...
Rất nhiều nhà thơ làm thơ ca ngợi phụ nữ nhưng không có ai viết được những câu thơ ấm và sáng như ông: Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử / Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ...
Đặc tính trong thơ Huy Cận là chất trí tuệ, giọng lừng khừng triết lý tạo ra cảm giác ưu tư. Trước kia là trí thức, dành cho một thiểu số độc giả chọn lọc ; bây giờ là trí tuệ, mở rộng cho đa số, gồm có các cháu thiếu nhi
Trong Lửa Thiêng, thơ Huy Cận bao la, u hoài và trí tuệ, giàu tính nghệ thuật ; sau Lửa Thiêng thơ Huy Cận cụ thể, lạc quan mà vẫn trí tuệ, thêm chất giáo dục cho con em.
Chủ đề vũ trụ trước sau nhất quán ; trước kia là niềm rung cảm trước vô biên, sau này là tư duy về sự sống.
Chủ đề tình người trước sau như nhất, xưa kia là trữ tình, bây giờ thêm tính giáo dục trên nền tảng nhân đạo
Do đó thi pháp Huy Cận có uyển chuyển theo từng giai đoạn, nhưng trước sau vẫn nhất khí.
Huy Cận là một tài năng lớn, đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào Thơ Mới. Sau này, phần đóng góp của anh, về mặt nghệ thuật, dù từ tốn hơn vẫn đáng quý, dù nó khó được nhận ra trong đống vàng thau lẫn lộn
Và khó nhận ra hơn nữa, vì những thành kiến. Con người sống trên thành kiến. Nước nào cũng vậy. Riêng Việt Nam, lịch sử đã lạm phát rồi củng cố thành kiến. Với nhau, nói chuyện gì cũng khó ; nói về người nào đó, càng khó.
Một vài hình ảnh về nhà thơ Huy Cận
Nhà thơ Huy Cân trên giường bệnh 3 ngày trước khi mất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)