Hướng tiến hóa và hình thái Tảo Lục

Chia sẻ bởi Lê Khánh Vũ | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Hướng tiến hóa và hình thái Tảo Lục thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:





Đại học Huế
Trường Đại học Sư phạm Huế




PHÂN LOẠI THỰC VẬT

Đề tài:

Tìm hiểu các hướng tiến hóa
về hình thái của Tảo lục (Chlorophyta)

GVHD: Hoàng Xuân Thảo

Sinh viên thực hiện:
1. Lê Khánh Vũ
2. Nguyễn Minh Tuấn
3. Dương Hiếu

Lớp: Sinh 1A
LỜI NÓI ĐẦU

Trên thế giới, Tảo (Algae) đã được nghiên cứu nhiều và rất sớm, có lẽ là do tầm quan trọng cũng như sự đa dạng của chúng trong hệ sinh thái nước, do có cấu trúc đơn giản và có nhiều đặc điểm sinh học độc đáo nên chúng được dùng cho thí nghiệm nghiên cứu sinh lý – sinh hóa thực vật.

Tảo nói chung có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Chúng ta biết rằng, đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất, và nước và môi trường sống chủ yếu của Tảo, một số nhà khoa học Hoa Kỳ nói rằng Tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70 – 280 tỷ tấn hợp chất hữu cơ hằng năm. Trong các thủy vực nước ngọt, Tảo cung cấp oxi và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và động vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường bằng cách hấp thụ hầu hết lượng muối khoáng dư thừa trong môi trường.

Canh tác biển ngày nay chú trọng trồng và thu hoạch Tảo với lượng sinh khối lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều Tảo biển còn được khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod...Nhiều Tảo đơn bào được dùng trong công nghiệp để làm thức ăn cho tôm, cá hay dùng để chế bieend thuốc giàu protein, vitamin và vi khoáng cho con người...

Tảo phân bố hết sức rộng rãi, khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu, từ sa mạc cháy bỏng đến vùng băng giá quanh năm băng tuyết bao phủ. Thật không sai nếu nói rằng Tảo có mặt ở khắp nơi.

Tảo sống thủy sinh bên trong, bên trên, ở giữa hay sát mặt nước. Trong mỗi thủy vực đều có Tảo sống phù du (plankton), sống đáy (benthos) và sống ở màng nước (neustonic). Tảo sống phù du có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh khi trong môi trường có dư thừa các muối khoáng dinh dưỡng hòa tan và gây nên hiện tượng “nước nở hoa”, thường gặp là Vi khuẩn lam (Cyanophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Vàng ánh (Chrysophyta), Tảo Hai rãnh (Dinophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo vàng (Xanthophyta). Tảo sống trong khu vực đáy bao gồm các Tảo sống tự do hay sống bám trên đáy và trên các vật ẩn dưới nước cũng như các sinh vật thủy sinh khác.


SINH SẢN CỦA TẢO

Ở Tảo có cả 3 hình thức sinh sản: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

1) Sinh sản sinh dưỡng

Được thực hiện bằng những phần riêng rẽ của cơ thể, không chuyên hóa về chức phận sinh sản.
Ở các Tảo đơn bào, sinh sản sinh dưỡng thực hiện bằng cách phân đôi tế bào.          
Ở các Tảo tập đoàn có một số tế bào phân chia nhanh hình thành những tập đoàn nhỏ bên trong tập đoàn mẹ (ở Tảo Volvox, Tảo mắt lưới).
Ở các Tảo dạng sợi thực hiện bằng cách đứt đoạn gọi là Tảo đoạn hay hình thành chồi  ở Tảo vòng (Chara).

2) Sinh sản vô tính

Tảo thường sinh sản vô tính bằng cách hình thành các động bào tử. Đó là những tế bào nhỏ, hình quả lê, không có vách bao bọc và ở phía trước có hai roi nhỏ (có khi là bốn hoặc nhiều hơn), nhờ đó mà chúng có khả năng chuyển động được. Các động bào tử đó được hình thành trong những tế bào biến dạng được gọi là túi bào tử động mà trong chất nguyên sinh của nó phân chia ra một số phần và biến thành các bào tử động.

Ngoài ra còn một kiều sinh sản vô tính khác ở Tảo bằng các bào tử không chuyển động (còn gọi là bất động bào tử). Sự phân chia của một Tảo đơn bào sản xuất ra bất động bào tử và bào tử sinh trưởng diễn ra bên trong vách tế bào bố mẹ mở rộng.
 

3) Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính ở Tảo được thực hiện nhờ các giao tử được hình thành trong các tế bào đặc biệt được gọi là túi giao tử. Các giao tử thường rất giống với bào tử động nhưng kích thước bé hơn. Thoát khỏi cơ thể mẹ, các giao tử kết hợp với nhau từng đôi, hình thành hợp tử và phát triển thành nhũng cơ thể mới.
Ở Tảo có đủ mọi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Khánh Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)