Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu 70 năm truyền thống CAND Việt Nam và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
Chia sẻ bởi Thiều Viết Dũng |
Ngày 27/04/2019 |
126
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuộc thi tìm hiểu 70 năm truyền thống CAND Việt Nam và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI CUỘC THI VIẾT
TÌM HIỂU “70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
VÀ 10 NĂM NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”
Câu 1: Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam?
Ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 521/QĐ-TTg, Quy định ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định; “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Ở các tỉnh Bắc Bộ đã thành lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 03 miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng và tài sản của nhân dân
Câu 2: Ngày 11/3/1948, trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tư cách người Công an cách mệnh. Tư cách người Công an cách mệnh theo nội dung bức thư đó là gì?
Tư cách người Công an Cách mệnh là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép
Đối với công việc, phải tận tụy
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Nói tóm lại, là những đạo đức và tư cách mà người Công an Cách mạng phải có, phải giữ cho đúng. Những điều đó, chẳng những nên luôn luôn nêu trên báo mà lại nên viết thành ca dao cho mọi người Công an học thuộc, nên viết thành khẩu hiệu, dán tại những nơi các anh em Công an thường đến (bàn giấy, nhà ăn, phòng ngủ…). Ngoài ra, Công an thường phải kiểm soát nhân viên và công việc của mình. Mỗi Công an viên đóng chỗ nào thì cần truyền đạt cho dân quân tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian… Dạy cho dân ở nơi đó giữ bí mật. Và tự mình phải luôn luôn giữ lễ phép, tránh hách dịch…
Câu 3: Hãy nêu những chiến công tiêu biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng của lực lượng Công an nhân dân trong 70 năm qua? Những danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho lực lượng Công an nhân dân?
Những chiến công tiêu biểu:
Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Chính quyền cách mạng non trẻ vừa được thành lập đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vận mệnh của dân tộc như “Ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân đã làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng; bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng. Trong vùng địch tạm chiếm, Công an nhân dân đã xây dựng cơ sở nắm tình hình, tham gia diệt ác, phá tề, trừ gian, trấn áp bọn mật thám, phản động, tổ chức nhiều trận đánh trong lòng địch. Tổ Điệp báo A13 của Ty Điệp báo, Nha Công an Trung ương đã đưa người vào hàng ngũ địch, nắm được nhiều tin tức có ý nghĩa chiến lược. Ngày 29/9/1950, tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổ Điệp báo A13 đã sử dụng thuốc nổ đánh đắm Thông báo hạm lớn nhất Đông Dương của Pháp Amio Đanhvin, diệt hơn 200 sĩ quan, thủy thủ và binh lính Pháp, đánh dấu bước trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam và sự thất bại thảm hại của tình báo, phản gián Pháp. Trong vùng tự do và căn cứ cách mạng, ta đã bố trí lại lực lượng trinh sát, bảo vệ vũ trang và tổ chức Công an xã; đẩy mạnh đấu tranh chống hoạt động do thám, gián điệp và bọn phản động tay sai; phối hợp với các lực lượng vũ trang bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, bảo vệ hậu phương và khu căn cứ kháng chiến. Ở các tỉnh Nam Bộ, lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc phối hợp với các lực lượng vũ
TÌM HIỂU “70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
VÀ 10 NĂM NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC”
Câu 1: Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam?
Ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 521/QĐ-TTg, Quy định ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định; “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Ngày 19/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Ở các tỉnh Bắc Bộ đã thành lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ cuộc. Tuy tên gọi ở 03 miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng và tài sản của nhân dân
Câu 2: Ngày 11/3/1948, trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tư cách người Công an cách mệnh. Tư cách người Công an cách mệnh theo nội dung bức thư đó là gì?
Tư cách người Công an Cách mệnh là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép
Đối với công việc, phải tận tụy
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Nói tóm lại, là những đạo đức và tư cách mà người Công an Cách mạng phải có, phải giữ cho đúng. Những điều đó, chẳng những nên luôn luôn nêu trên báo mà lại nên viết thành ca dao cho mọi người Công an học thuộc, nên viết thành khẩu hiệu, dán tại những nơi các anh em Công an thường đến (bàn giấy, nhà ăn, phòng ngủ…). Ngoài ra, Công an thường phải kiểm soát nhân viên và công việc của mình. Mỗi Công an viên đóng chỗ nào thì cần truyền đạt cho dân quân tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian… Dạy cho dân ở nơi đó giữ bí mật. Và tự mình phải luôn luôn giữ lễ phép, tránh hách dịch…
Câu 3: Hãy nêu những chiến công tiêu biểu ở mỗi thời kỳ cách mạng của lực lượng Công an nhân dân trong 70 năm qua? Những danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho lực lượng Công an nhân dân?
Những chiến công tiêu biểu:
Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Chính quyền cách mạng non trẻ vừa được thành lập đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vận mệnh của dân tộc như “Ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân đã làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng; bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng. Trong vùng địch tạm chiếm, Công an nhân dân đã xây dựng cơ sở nắm tình hình, tham gia diệt ác, phá tề, trừ gian, trấn áp bọn mật thám, phản động, tổ chức nhiều trận đánh trong lòng địch. Tổ Điệp báo A13 của Ty Điệp báo, Nha Công an Trung ương đã đưa người vào hàng ngũ địch, nắm được nhiều tin tức có ý nghĩa chiến lược. Ngày 29/9/1950, tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổ Điệp báo A13 đã sử dụng thuốc nổ đánh đắm Thông báo hạm lớn nhất Đông Dương của Pháp Amio Đanhvin, diệt hơn 200 sĩ quan, thủy thủ và binh lính Pháp, đánh dấu bước trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam và sự thất bại thảm hại của tình báo, phản gián Pháp. Trong vùng tự do và căn cứ cách mạng, ta đã bố trí lại lực lượng trinh sát, bảo vệ vũ trang và tổ chức Công an xã; đẩy mạnh đấu tranh chống hoạt động do thám, gián điệp và bọn phản động tay sai; phối hợp với các lực lượng vũ trang bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, bảo vệ hậu phương và khu căn cứ kháng chiến. Ở các tỉnh Nam Bộ, lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc phối hợp với các lực lượng vũ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thiều Viết Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)