Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Thể dục
Chia sẻ bởi Trần Võ Từ |
Ngày 26/04/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Thể dục thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CẤP THCS MÔN THỂ DỤC
Áp dụng từ năm học 2011-2012
(Ban hành kèm theo QĐ số 1384/QĐ-SGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2011 của Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình)
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
1. Đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết ở các vùng miền khác nhau. Vì vậy, Sở GD&ĐT căn cứ vào KPPCT của Bộ GD-ĐT để xây dựng PPCT cụ thể của Sở áp dụng cho các trường THCS từ năm học 2011-2012. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những điểm chưa hợp lý thì sẽ điều chỉnh bổ sung trong năm học tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tế của các trường trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Không bố trí dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học hai tiết liền cùng buổi. Riêng môn Bơi do nhà trường quy định nhưng nội dung học và lượng vận động phải luôn vừa sức HS, bố trí học không quá 2 tiết/buổi.
3. Môn thể thao tự chọn (TTTC): Chọn những môn được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên để giảng dạy. Tổ, nhóm Thể dục của các trường tổ chức biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và biên soạn chi tiết) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức HS. BGH nhà trường tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy.
4. Đối với môn chạy bền: Những tiết có nội dung chạy bền, GV cần phải tính toán kĩ lượng vận động của các nội dung trong cùng tiết dạy để đưa ra lượng vận động hợp lí cho HS theo nhóm sức khoẻ và giới tính sao cho vừa sức HS, tránh hiện tượng quá tải. Trong một tiết dạy, nội dung chạy bền được sắp xếp một cách hợp lí vào cuối phần cơ bản, như vậy thời gian chạy bền khoảng khoảng 3-8 phút. Khi HS đã học đủ thời lượng và luyện tập thường xuyên thì GV kiểm tra.
5. Về đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng:
- Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh là mục tiêu xuyên suốt của quá trình dạy học, tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tăng cường cách tổ chức phân nhóm (không và có quay vòng), phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho HS tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
- Dạy môn Thể dục ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Cùng với một số môn học khác, môn Thể dục góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao.
- Tăng vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu.
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học.
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Thực hiện theo Quy chế hiện hành và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Từ năm học 2011-2012, thực hiện đánh giá bằng nhận xét (không đánh giá bằng cho điểm) theo quy định của Quy chế và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các trường THCS áp dụng thống nhất hình thức đánh giá bằng nhận xét theo yêu cầu của Sở. Trong đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh, không chỉ thiên về đánh giá thành tích chuyên môn.
7. Về kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực: Thực hiện theo các nội dung tại Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GD&ĐT. Cuối mỗi năm học, GV dạy từng lớp lên kế hoạch, chọn nội dung để kiểm tra. Sử dụng kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTL để theo dõi, đánh giá thể lực HS hằng
Áp dụng từ năm học 2011-2012
(Ban hành kèm theo QĐ số 1384/QĐ-SGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2011 của Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình)
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
1. Đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết ở các vùng miền khác nhau. Vì vậy, Sở GD&ĐT căn cứ vào KPPCT của Bộ GD-ĐT để xây dựng PPCT cụ thể của Sở áp dụng cho các trường THCS từ năm học 2011-2012. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những điểm chưa hợp lý thì sẽ điều chỉnh bổ sung trong năm học tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tế của các trường trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Không bố trí dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học hai tiết liền cùng buổi. Riêng môn Bơi do nhà trường quy định nhưng nội dung học và lượng vận động phải luôn vừa sức HS, bố trí học không quá 2 tiết/buổi.
3. Môn thể thao tự chọn (TTTC): Chọn những môn được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên để giảng dạy. Tổ, nhóm Thể dục của các trường tổ chức biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và biên soạn chi tiết) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức HS. BGH nhà trường tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy.
4. Đối với môn chạy bền: Những tiết có nội dung chạy bền, GV cần phải tính toán kĩ lượng vận động của các nội dung trong cùng tiết dạy để đưa ra lượng vận động hợp lí cho HS theo nhóm sức khoẻ và giới tính sao cho vừa sức HS, tránh hiện tượng quá tải. Trong một tiết dạy, nội dung chạy bền được sắp xếp một cách hợp lí vào cuối phần cơ bản, như vậy thời gian chạy bền khoảng khoảng 3-8 phút. Khi HS đã học đủ thời lượng và luyện tập thường xuyên thì GV kiểm tra.
5. Về đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng:
- Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh là mục tiêu xuyên suốt của quá trình dạy học, tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tăng cường cách tổ chức phân nhóm (không và có quay vòng), phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho HS tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
- Dạy môn Thể dục ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Cùng với một số môn học khác, môn Thể dục góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao.
- Tăng vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu.
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học.
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Thực hiện theo Quy chế hiện hành và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Từ năm học 2011-2012, thực hiện đánh giá bằng nhận xét (không đánh giá bằng cho điểm) theo quy định của Quy chế và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các trường THCS áp dụng thống nhất hình thức đánh giá bằng nhận xét theo yêu cầu của Sở. Trong đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh, không chỉ thiên về đánh giá thành tích chuyên môn.
7. Về kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực: Thực hiện theo các nội dung tại Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GD&ĐT. Cuối mỗi năm học, GV dạy từng lớp lên kế hoạch, chọn nội dung để kiểm tra. Sử dụng kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTL để theo dõi, đánh giá thể lực HS hằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Võ Từ
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)