Hướng dẫn thực hiện chương trinh môn Mĩ thuật
Chia sẻ bởi Trần Võ Từ |
Ngày 26/04/2019 |
127
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chương trinh môn Mĩ thuật thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
LỚP 6
Phân môn Vẽ theo mẫu
GV xác định rõ yêu cầu về kiến thức kỹ năng của phân môn này ở lớp 6 là hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm và biết cách tiến hành các bước của bài vẽ theo mẫu; xác định được độ đậm nhật chính, có ý thức về xa gần của các vật mẫu khi thể hiện trên bài vẽ. Mẫu vẽ trong SGK chỉ là gợi ý, trong những điều kiện cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các mẫu vẽ như gợi ý của SKG và có thể linh hoạt sử dụng các mẫu có hình dáng tương tự về hình khối, đảm bảo các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mỗi bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong 2 tiết ở hai tuần kế tiếp nhau.
Phân môn Vẽ tranh
Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành cụ thể, giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Học tập, Bộ đội, Ngày tết và mùa xuân, Quê hương em. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài này được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Vẽ tranh đề tài Mẹ của em được thực hiện trong 1 tiết.
Phân môn Thường thức mỹ thuật
Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông.
Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau:
Bài
Phân môn
Nội dung
Ghi chú
1
Vẽ trang trí
Chép họa tiết trang trí dân tộc
2
Thường thức Mỹ thuật
Sơ lược mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại
3
Vẽ Theo mẫu
Sơ lược về Luật Xa gần
4
Vẽ theo mẫu
Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1)
Tích hợp lý thuyết Vẽ Theo mẫu vào bài thực hành
5
Vẽ theo mẫu
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
LỚP 6
Phân môn Vẽ theo mẫu
GV xác định rõ yêu cầu về kiến thức kỹ năng của phân môn này ở lớp 6 là hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm và biết cách tiến hành các bước của bài vẽ theo mẫu; xác định được độ đậm nhật chính, có ý thức về xa gần của các vật mẫu khi thể hiện trên bài vẽ. Mẫu vẽ trong SGK chỉ là gợi ý, trong những điều kiện cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các mẫu vẽ như gợi ý của SKG và có thể linh hoạt sử dụng các mẫu có hình dáng tương tự về hình khối, đảm bảo các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Mỗi bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong 2 tiết ở hai tuần kế tiếp nhau.
Phân môn Vẽ tranh
Tích hợp lý thuyết Vẽ tranh vào bài thực hành cụ thể, giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Học tập, Bộ đội, Ngày tết và mùa xuân, Quê hương em. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài này được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Vẽ tranh đề tài Mẹ của em được thực hiện trong 1 tiết.
Phân môn Thường thức mỹ thuật
Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông.
Do những điều chỉnh trên đây nên thứ tự và nội dung dạy học như sau:
Bài
Phân môn
Nội dung
Ghi chú
1
Vẽ trang trí
Chép họa tiết trang trí dân tộc
2
Thường thức Mỹ thuật
Sơ lược mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại
3
Vẽ Theo mẫu
Sơ lược về Luật Xa gần
4
Vẽ theo mẫu
Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1)
Tích hợp lý thuyết Vẽ Theo mẫu vào bài thực hành
5
Vẽ theo mẫu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Võ Từ
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)