Hướng dẫn thực hiện chuẩn Kỷ năng

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Khoa | Ngày 02/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn Kỷ năng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Tập huấn

Hướng dẫn Thực hiện chuẩn
kiến thức kỹ nAng của ct gdpt
thông qua một số phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực

Môn: lịch sử



Bỏo cỏo viờn: Ph?m M?nh Hựng
Nguy?n Th? Oanh

Nội dung tập huấn
Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử THCS.
Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử THCS.
Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử THCS.


Trong quá trình soạn, giảng các thầy (cô) đang sử dụng những loại tài liệu chủ yếu nào? Đặc điểm, vị trí của các tài liệu đó trong dạy học LS
1. Một số tài liệu đã ban hành
- Chương trình GDPT (5/5/2006);
- SGK hiện hành (2001-2004);
- Sách GV;
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng THCS(11/2009)
- Các tài liệu tham khảo khác
Phần thứ nhất:
Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử THCS.
2. Đặc điểm của các tài liệu:
- Thể hiện mục tiêu GDPT;
- Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi, cấu trúc nội dung GDPT, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và cấp học của GDPT.
- Chương trình GDPT có tính pháp lý, không phải là bất biến.
Thứ nhất: Chương trình GDPT
+ Cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định Chương trình GDPT, đáp ứng yêu cầu về PP GDPT.
+ Ngoài bám sát Chương trình GDPT, SGK còn cung cấp thêm những nguồn kiến thức sinh động, hấp dẫn khác phù hợp với tài liệu học tập và nhận thức của học sinh.
+ Là tài liệu viết cho Hs, nhưng là chỗ dựa quan trọng, là căn cứ để người giáo viên tổ chức dạy học.
- Thứ hai: SGK lịch sử
+ Thể hiện những yêu cầu cụ thể, mức độ cần đạt được về KT, KN của Chương trình GDPT được minh chứng bằng những đơn vị kiến thức và yêu cầu cụ thể về kỹ năng của SGK lịch sử.
Nói cách khác, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN là sự cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, KN của chương trình bằng các nội dung chọn lọc trong SGK của SGK.

Thứ ba: Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn LS THCS
+ Là tài liệu xác định những yêu cầu cơ bản, những kiến thức tối thiểu mà học sinh cần phải đạt trong quá trình học tập.
+ Là tài liệu GV căn cứ để trả lời được câu hỏi: “dạy cái gì” ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi lớp nhằm đạt được những yêu cầu chung về kiến thức của bộ môn.
Tóm lại:
* Từ các đặc điểm trên nên vị trí của các tài liêu cũng không giống nhau

- Chương trình GDPT (5/5/2006): là pháp lệnh.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn LS lớp 6, 7, 8,9 (11/2009): là căn cứ giúp GV xác định mức độ kiến thức, kỹ năng cơ bản, tối thiểu cần đạt trong dạy học; đồng thời là cơ sở của việc thống nhất các nội dung kiểm tra và là tài liệu của GV.
- SGK: là tài liệu học tập của học sinh và tài liệu giảng dạy của giáo viên.
- Sách GV: là tài liệu tham khảo trong soạn giảng.
- Các tài liệu tham khảo khác: cần phải kiểm tra thẩm định cẩn thận trước khi đưa vào soạn giảng.
* SGK và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT, KN có liên quan chặt chẽ với CT GDPT.
Cụ thể:
+ Bám sát CT GDPT;
+ SGK và HD thực hiện Chuẩn đều là sự cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng của Chương trình GDPT. Tuy nhiên, HD thực hiện Chuẩn thể hiện bằng cách định lượng những yêu cầu cụ thể, mức độ cần đạt được về KT, KN của Chương trình GDPT.
Vì vậy, HD thực hiện Chuẩn, sgk là căn cứ giúp cho GV xác định mức độ kiến thức trong dạy học và kiểm tra đánh giá.
3. Lý do ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng (KT-KN) của chương trình GDPT
Lý do thứ nhất: Trong dạy học còn tồn tại một số quan điểm, thói quen chưa đúng đắn như:
+ CT GDPT đã ban hành nhiều năm nhưng nhiÒu giáo viên vÉn kh«ng sö dụng hoÆc sö dông kh«ng cã hiÖu qu¶;
+ Xem SGK lµ ph¸p lÖnh, cè d¹y lµm sao cho hÕt néi dung SGK;
+ Tình tr¹ng d¹y «m ®åm, qu¸ t¶i trong c¸c giê häc LÞch sö ë tr­êng phæ th«ng ®ang diÔn ra;
+ Trong qu¸ trình d¹y häc nhiÒu gi¸o viªn trong tæ bé m«n ch­a thèng nhÊt d¹y nh­ thÕ nµo? D¹y những néi dung gì? RÌn luyÖn những kỹ năng gì ®èi víi häc sinh...
Lý do thứ hai:
Trong kiÓm tra ®¸nh gi¸ häc sinh gi¸o viªn ch­a thèng nhÊt vÒ khèi l­îng cũng nh­ møc ®é kiÕn thøc cña c¸c ®¬n vÞ kiÕn thøc, kÜ năng.

Lý do thứ ba:
Trong dù giê gi¸o viªn, c¸c cÊp qu¶n lý gi¸o dôc còng ch­a thèng nhÊt tiªu chÝ ®¸nh gi¸ gi¸o viªn vÒ kiÕn thøc, kÜ năng cña giê d¹y.
Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ nang của chương trỡnh GDPT sẽ góp phần khắc phục nh?ng bất cập trên.
Lý do thứ tư: để phù hợp với logic :Chương trình- Chuẩn KT- viết SGK (Việt Nam: Có khung CT- viết SGK)
4. Tìm hiểu một số nội dung trong tài liệu HD thực hiện Chuẩn.
a. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của một lĩnh vực nào đó.
Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động.
b. Yêu cầu cơ bản của Chuẩn:
- Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm, thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn;
- Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng;
- Đảm bảo tính khả thi (có thể đạt được);
- Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng;
- Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.
c. Chuẩn KT-KN của Chương trình GDPT.
Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm…), thống nhất ở tất cả các vùng miền.

- Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được
Chuẩn kiến thức lịch sử: là kiến thức cơ bản (kiến thức không thể thiếu được trong 1 bài học lịch sử, một giờ học lịch sử mà nhờ nó học sinh có thể khôi phục lại bức tranh của quá khứ với những nét chung nhất, điển hình nhất).
Cụ thể:
- Chuẩn KT vừa là căn cứ vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá;
- Chuẩn KT là căn cứ để:
+ Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá, ĐM PPDH, ĐM KTĐG;
+ Chỉ đạo quản lý thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý
Chuẩn kỹ năng của môn Lịch sử là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về:
+ Kỹ năng nhận thức/ hình thành kiến thức lịch sử (biết, hiểu, vận dụng).
Cụ thể: Biết: tái hiện, tưởng tượng, ghi nhớ.
hiểu: lơ mơ, máy móc, qua loa, rõ.
+ Kỹ năng kĩ năng thực hành (như lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả) và năng lực vận dụng kiến thức lịch sử…

Vì thế, Chuẩn KT có tính bắt buộc, không được cắt xén, giảm bớt.
- Các mức độ về kiến thức: có 06 mức độ
+ Nhận biết: là nhớ lại các dữ liệu, các thông tin đã có với các yêu cầu như nhận ra, nhớ lại, nhận dạng được, liệt kê, xác định vị trí…
+ Thông hiểu: hiểu được ý nghĩa, giải thích, chứng minh được các khái niệm, sợ vật, hiện tượng theo các yêu cầu như diễn tả bằng ngôn ngữ, biểu thị, minh họa, giải thích…
+ Vận dụng: sử dụng những kiến thức đã học vào 1 hoàn cảnh cụ thể mới với các yêu cầu so sánh, phát hiện mâu thuẫn sai lầm, giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các KN, ĐL, ĐL, TC đã biết; khái quát hóa, trừu tượng hóa từ tình huống đơn giản, riêng sang tình huống mới phức tạp hơn.

d. Các mức độ về KT-KN:
Các mức độ về kiến thức: có 06 mức độ

+ Phân tích: khả năng phân chia 1 thông tin ra thành các phần
thông tin nhỏ với các yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu
thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận…
+ Đánh giá: xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định…
+ Sáng tạo: tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin, khai thác, bổ sung để tạo ra 1 hình mẫu mới; dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới…
Các mức độ về kỹ năng: có 03 mức độ:
+ Thực hiện được;
+ Thực hiện thành thạo;
+ Thực hiện sáng tạo.
Phần thứ 2: Tổ chức dạy học theo HD chuẩn KT,KN.
Ví dụ 1: đối chiếu nội dung KT giữa:
+ CT GDPT- Lớp 8- Chủ đề 2 “Các nước Âu- Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”
+ Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT –chủ đề 2 (trang 84,85)
+ SGK lớp 8- bài 5 “Công xã Pari”
Ví dụ 2:
- Hướng dẫn Chuẩn lớp 8- Chủ đề 3, trang 116,117);
- Sách giáo khoa lớp 8- bài BÀI 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Nhận xét mối quan hệ giữa các tài liệu trên?
1. Mối quan hệ giữa CT GDPT, HD Chuẩn KT-KN và
sách giáo khoa
1. Mối quan hệ giữa CT GDPT, HD Chuẩn KT-KN và
sách giáo khoa
- KT trong 3 tài liệu trên có liên quan tới nhau về kiến thức;
- Chương trình GDPT là những quy định bắt buộc cần đạt và đạt được;
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT,KN là làm tường minh (rõ ràng) hơn những đơn vị KT và các kỹ năng trong Chương trình GDPT;
- Hướng dẫn TH Chuẩn có những phần giản yếu nội dung SGK (do CT không yêu cầu thì HD Chuẩn không viết).
Nhận xét:
2 . Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN chương trình GDPT, thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

a. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
* Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực môn lịch sử:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS.
* Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông:
Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh.
+ Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...
+ Coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video...
+ Tận dụng mọi khả năng để học sinh được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo, tiếp xúc với các nhân vật lịch sử
Thứ hai, tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi.
Có 3 mức độ hỏi:
+ vấn đáp để học sinh tái hiện kiến thức;
+ vấn đáp giải thích làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra;
+ vấn đáp minh họa và tìm tòi để tìm ra phát hiện mới, phù hợp với trình độ học sinh.
- Thứ ba, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

+ Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo một chuỗi những tình huống vấn đề và điều khiển hoạt động của HS nhằm tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra
+ Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề:
Nêu vấn đề (Tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vần đề đặt ra.
Phát biểu vấn đề
Giải quyết vấn đề
Kết luận : khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Thực hiện trong dạy học Lịch sử:
GV có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề cho toàn bộ giờ học, hoặc cho từng phần của giờ học. Những vấn đề mâu thuẫn như­ sau:
- Mâu thuẫn những điều chưa biết và đã biết của HS về một sự kiện;
- Mâu thuẫn về việc tìm hiểu nguồn gốc nảy sinh sự kiện;
- Mâu thuẫn trong cách nhận xét, đánh giá về các sự kiện.
GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề như:
- Giải quyết vấn đề nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịch sử.
- Nêu và khẳng định giá trị về các sự kiện tiêu biểu.
- Nhận xét, đánh giá vị trí vai trò của các sự kiện
* Các kỹ thuật dạy học tích cực
Ngoài ra các phương pháp nêu trên trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học sau:
- Kĩ thuật điền khuyết
- Kĩ thuật mảnh ghép
- Kĩ thuật ghi các kết quả tổng hợp ra giấy
- Kĩ thuật đặt tiêu đề
Kĩ thuật mảnh ghép : Thường được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột: cột thời gian- cột sự kiện, hay cột nhân vật với cột sự kiện, cột sự kiện với địa danh lịch sử… tuy nhiên trình bày không đúng, học sinh phải ghép các cột sao cho đúng theo yêu cầu đặt ra.
Kĩ thuật ghi các kết quả tổng hợp ra giấy: Cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.
Kĩ thuật điền khuyết:
+ Cho đoạn trích về một vấn đề lịch sử, ý nghĩa, nội dung lịch sử, các nhận định, kết quả… nhưng chưa đầy đủ yêu cầu học sinh phải một từ hay một cụm từ để điền vào chỗ trống theo yêu cầu đặt ra.
Lưu ý:
- Khi sử dụng kĩ thuật này tránh sử dụng những câu đúng nguyên mẫu trong SGK. Vì những câu này thường cần đến ngữ cảnh của chúng nếu muốn chúng có ý nghĩa.
- Nên nói thẳng, rõ ràng. Trong những câu hỏi buộc phải điền thêm vào các câu, không nên để quá nhiều khoảng trống làm cho các câu trở thành khó xử lí.
Kĩ thuật đặt tiêu đề: Cho đoạn trích về nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân...Tuy nhiên, không cho biết tên tiêu đề, yêu cầu học sinh phải đọc hiểu được nội dung và đặt tên của tiêu đề.

Thứ tư, tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
- Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học,

Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Chú ý:

- Lớp 6,7 tăng cường hơn trong việc sử dụng PP dạy học tích cực. Xuất phát từ mục tiêu dạy học là làm cho HS không sợ sử, không chán học sử và thực tế ND kiến thức đơn giản hơn. Vì vậy, không quá mở rộng kiến thức mà nên dừng lại ở Chuẩn KT,KN
- Lớp 9 coi trọng hơn lượng kiến thức cung cấp cho học sinh.
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
Cụ thể: Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định bài, mục kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh.
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học.
b. Một số định hướng:

+ Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; nhưng không được cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình GDPT;
+ Không có nghĩa là chỉ dạy theo Chuẩn mà phải xác định cho được nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ (mức độ 4,5,6 của KT và mức độ 2,3 của KN).
+ Việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình.


- Dạy học theo Chuẩn KT là:

- Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
Chú ý: tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

Cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng thực hành (như lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả); năng lực hành động, vận dụng các kiến thức lịch sử, các qui luật bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Dạy học theo chuẩn kỹ năng:

Sơ đồ biểu diễn kiến thức LS trong SGK và trong bài dạy
Chuẩn KT
KT ngoài sgk để làm rõ và sinh động chuẩn KT
Có trong sgk nhưng kg có trong bài dạy
Nội dung bài dạy trên lớp
Bài viết trong sgk
Phần 3. Hướng dẫn việc soạn giáo án và biên soạn đề kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN
1. Mục tiêu:
- Học viên thực hành soạn giảng một bài hoặc một nội dung của bài; biết xác định đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học
- Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để soạn bài
- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã học vào bài soạn
1. Thiết kế giáo án Lịch sử theo chuẩn KT-KN
2. Thực hiện:
Sử dụng các tài liệu cần thiết theo quy định, tài liệu tham khảo khác để tổ chức soạn giáo án;
Xác định Chuẩn KT, KN toàn bài/mục
Thiết kế giáo án (hình thức giáo án, yêu cầu thể hiện rõ KT cần đạt, độ sâu của KT (nếu cần), hoạt động dạy- học.
Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+ Phù hợp vùng miền,
+ Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận (không kết hợp trong 1 đề kiểm tra)
+ Phải đảm bảo sự cân đối giữa các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, phân tích- đánh giá)
+ Vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra và xác định rõ về yêu cầu về kiểm tra đánh giá phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra
Cụ thể:
Kiểm tra thường xuyên: cần vận dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.
2. Thiết kế đề kiểm tra
Kiểm tra học kỳ: chú ý kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa; rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; chú ý kỹ năng viết, trình bày một vấn đề.
Khuyến khích các hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp của học sinh như: bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm, phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng học tập…
Chú ý:
Tránh tình trạng không thống nhất (cả về mức độ KT và phạm vi KT) giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.
Cần khắc phục tình trạng nặng về kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (ngày tháng, sự kiện, nhân vật lịch sử…);
Tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
Tổ chức thực hiện của học viên
Bước 1:
* Mỗi nhóm HV thiết kế và trình bày một giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
- GV thiết kế giáo án phải bám sát chuẩn KT-KN, kết hợp với SGK trong quá trình soạn bài
- Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng.
- Phù hợp với điều kiện vùng miền
- Thể hiện đúng cấu trúc thiết kế giáo án bộ môn Lịch sử.
* Soạn G.Án, Bài 18, SGK Lịch sử 9, trang 69.

Bước 2:
Trình bày kết quả thực hiện theo chỉ định của giảng viên;
Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc
Soạn đề kiểm tra 45 phút và làm đáp án
Mỗi nhóm HV biên soạn một đề kiểm tra: 1 tiết
- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+ Phù hợp vùng miền.
+ Hình thức : tự luận ( Biết, hiểu, vận dụng)
Căn cứ Chuẩn KT-KN để:
Xác định mục tiêu bài dạy: KT, KN?
Xác định KT-KN trong từng đơn vị kiến thức?
Mức độ KT- KN theo đối tượng học sinh?
Tổ chức dạy học theo hướng tích cực.
Cấu trúc giáo án?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)