Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN
Chia sẻ bởi Trần Thị Oanh |
Ngày 29/04/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Khái niệm đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.
Khái niệm đánh giá
Theo Jean- Marie De Ketele phát biểu(1989): “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”
Các loại hình đánh giá
Đánh giá chẩn đoán được thực hiện nhằm xác định khả năng xuất phát của người học trước khi bước vào một giai đoạn GD nhất định.
Đánh giá định hình: Hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin về những gì HS đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn GD
Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của HS sẽ được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống.
Các loại hình đánh giá
Đánh giá theo chuẩn: đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà qua đó việc đánh giá được thực hiện.
Đánh giá theo tiêu chí: đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định trước của một môn học hoặc chương trình học.
Quy trình đánh giá KQHT
theo chuẩn KTKN
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Bước 2: Lựa chọn những chuẩn cần đánh giá
Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá, loại hình đánh giá
Bước 4: Biên soạn, thử, điều chỉnh
Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin
Bước 6: Ra quyết định đánh giá
Đề kiểm tra
Kiểm tra cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện và hình thức đánh giá.
Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học, đòi hỏi HS phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng nhất định, về một vấn đề nào đó của một bài, một chương, một học kì hay cả năm học hoặc khóa học.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng
Bước 3. Thiết lập ma trận hai chiều
Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm
Bước 6. Phân tích và xử lí kết quả bài kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.
Khái niệm đánh giá
Theo Jean- Marie De Ketele phát biểu(1989): “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”
Các loại hình đánh giá
Đánh giá chẩn đoán được thực hiện nhằm xác định khả năng xuất phát của người học trước khi bước vào một giai đoạn GD nhất định.
Đánh giá định hình: Hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin về những gì HS đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn GD
Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của HS sẽ được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống.
Các loại hình đánh giá
Đánh giá theo chuẩn: đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà qua đó việc đánh giá được thực hiện.
Đánh giá theo tiêu chí: đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định trước của một môn học hoặc chương trình học.
Quy trình đánh giá KQHT
theo chuẩn KTKN
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Bước 2: Lựa chọn những chuẩn cần đánh giá
Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá, loại hình đánh giá
Bước 4: Biên soạn, thử, điều chỉnh
Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin
Bước 6: Ra quyết định đánh giá
Đề kiểm tra
Kiểm tra cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện và hình thức đánh giá.
Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học, đòi hỏi HS phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng nhất định, về một vấn đề nào đó của một bài, một chương, một học kì hay cả năm học hoặc khóa học.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng
Bước 3. Thiết lập ma trận hai chiều
Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm
Bước 6. Phân tích và xử lí kết quả bài kiểm tra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)