Hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture Maker 2.0

Chia sẻ bởi Phạm Vũ Lập | Ngày 29/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Lecture Maker 2.0 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
CĐ TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
TỔ: LÝ - TIN
TRIỂN KHAI PHẦN MỀM SOẠN GIẢNG LECTUERMAKER2.0
Giáo viên: Phạm Vũ Lập
NỘI DUNG
Giới thiệu phần mềm
Cài đặt chương trình
Bài thực hành số 1
Bài thực hành số 2
Bài thực hành số 3
Bài thực hành số 4
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM LECTUREMAKER 2.0
Phần mềm LectureMaker 2.0 của hãng Daulsoft - Hàn Quốc. Đây là phần mềm tạo bài giảng điện tử đa phương tiện, trực quan, thân thiện và dễ dùng. Phần mềm có các chức năng tương tự phần mềm PowerPoint và có một số đặt điểm mạnh hơn như sau:
Cho phép đưa vào file Flash, PDF, PowerPoint, website, …
Tạo câu hỏi trắc nghiệm, soạn thảo công thức toán học đơn giản, vẽ biểu đồ, tạo bảng ...
Phần mềm được Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT Việt Nam khuyến khích sử dụng để tạo ra các bài giảng điện tử đúng chuẩn quốc tế.
- Xuất ra nhiều định dạng EXE, SCORM, web
- Tạo bài giảng điện tử trực tuyến
Cài đặt phần mềm
Mở thư mục chứa phần mềm LectureMaker 2.0
Chạy File LectureMaker2EnglishSetup_3.exe
Nhấn nút lệnh next liên tục và cuối cùng nhấn nút Finish để kết thúc
Chép file LM Patcher.exe vào thư mục có đường dẫn: C:Program FilesDaulSoftLectureMAKER2
Chạy nháy đúp chuột vào file LM Patcher.exe và nhấn nút lệnh Do it để bẻ khóa.
Mục đích của bài thực hành 1
Làm quen với các khái niệm và cách thức tổ chức trong LectureMaker.
Bài thực hành đơn giản này sẽ hướng dẫn Thầy Cô tạo một bài giới thiệu gồm 3 Slide.
Bài thực hành 1
Tạo 1 file mới: nhấp chuột vào cây bút ở góc trái màn hình, chọn New.
Trong menu Design, mục Design, nhấp chọn một kiểu thiết kế bất kỳ.

Màn hình lúc này sẽ như sau
Trong menu Insert, chọn TextBox và rê chuột lên vùng Slide đang thao tác và nhập một đoạn text vào
Vào menu Home, mục Font, chọn font chữ, màu sắc, kích cỡ như mong muốn.
Tiếp tục tạo thêm các text box khác bằng cách vào menu Insert/TextBox
Trong lúc nhập text, ta có thể nhấn Enter xuống hàng, thay đổi kích cỡ cả textbox,…
Sau khi tạo xong Slide đầu tiên, ta chèn Slide thứ hai. Vào menu Home/Slide, nhấp chuột chọn New Slide.
Lúc này bên cột trái Slide Screen, chúng ta sẽ thấy có tổng cộng 2 Slide.
Chèn 1 textbox ở phía trên màn hình của Slide 2 và gõ dòng chữ: Một số hình ảnh về nhà trường.
Chèn 1 số hình ảnh vào Slide: menu Insert/mục Object, nhấn chọn nút Image
Lúc này, trên màn hình của Slide 2 sẽ có 1 số hình do ta mới chèn vào.
Để làm các hình ảnh xuất hiện 1 cách sinh động, ta sẽ gán các hiệu ứng cho hình:
Nhấp chọn một hình trên màn hình của Slide.
Ở menu Format, mục Animation, ta nhấp vào icon màu xanh dương, xem hiệu ứng diễn ra.
Tiếp tục chèn Slide thứ 3 theo như hướng dẫn phía trên.
Tạo 1 textbox trong Slide mới (Slide 3) và gõ vào dòng chữ: Xin mời đến tham quan website của trường chúng tôi
Tại menu Insert/Import Document, chọn Website
Trong cửa sổ Object Property, ô File Name, chúng ta nhập địa chỉ website của trường mình vào. Xong, nhấn nút OK phía dưới.
Rê chuột tạo 1 hình chữ nhật trong Slide 3, ta sẽ thấy có 1 cửa sổ xuất hiện.
Ta đã hoàn thành bài thực hành đầu tiên. Để xem file hoạt động ra sao, ta vào menu View, nhấn nút Run All Slide (hoặc bấm phím F5 trên bàn phím)
Lúc này bài giới thiệu sẽ diễn ra như PowerPoint, khi nhấn nút chuột, chúng ta sẽ di chuyển từ Slide này sang Slide khác.
Nếu máy tính của Thầy Cô có nối mạng, thì ở Slide 3 chúng ta sẽ thấy có trang web được load lên.
Kết thúc bài thực hành 1!
Hướng dẫn sử dụng LectureMaker
Mục đích của bài thực hành
Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng bài thực hành số 1 để thao tác cho bài thực hành số 2.
Mục đích của bài thực hành số 2 nhằm giúp Thầy Cô quen thuộc hơn với các Slide, văn bản, hiệu ứng (animation), chuyển cảnh (transition), …
Thực hành 2
Mở lại bài thực hành 1. Nhấp chuột phải lên Slide đầu tiên bên mục Slide Screen, chọn New Slide để chèn thêm một Slide mới.
Lúc này chúng ta sẽ có tổng cộng 4 Slide.
Màn hình lúc này sẽ như sau
Có 4 Slide
Nhấp chuột phải vào Slide thứ 2 vừa được tạo ra, chọn mục Properties, chúng ta sẽ xem xét các thuộc tính của 1 Slide.
Trong cửa sổ Slide Property, chúng ta sẽ thấy 4 mục lớn sau:
Screen Title: tên của Slide, chúng ta có thể đặt lại theo ý của mình.
When starting the screen: các tùy chọn khi bắt đầu trình bày: màu sắc màn hình nền, ảnh nền, không xóa màn hình trước đó khi có màn hình mới xuất hiện, có hay không có áp dụng tùy chọn này cho mọi Slide. (Apply to all Slides)
Move to next screen: cho phép di chuyển đến màn hình kế tiếp khi nhấn chuột hay bấm phím, hoặc tự động thay đổi sau một thời gian (tính theo giây), áp dụng cho tất cả các Slide.
Tùy chọn cho phép không áp dụng các thuộc tính của Slide Master cho Slide này.
Đối với bài thực hành này, chúng ta sẽ đổi tên Slide thứ 2 và chèn thêm một văn bản giới thiệu về thành tích của nhà trường.
Trong cửa sổ Slide Property, mục Screen Title, gõ dòng chữ: Thong tin them, nhấn nút OK.
Làm tương tự với các Slide còn lại để đổi tên Slide như sau:
Slide 1: Gioi thieu
Slide 3: Hinh anh
Slide 4: Website
Trở lại Slide số 2 (có tên vừa được đặt là: Thong tin them), vào menu Insert và chèn 2 textbox vào Slide. Lần lượt điền các thông tin vào 2 textbox.
Chúng ta có thể format font chữ, màu sắc của văn bản như ý muốn của mình bằng cách:
Nhấp chuột chọn văn bản, vào menu Home, chọn mục Font.
Sau khi đã format xong văn bản ở Slide 2, chúng ta có thể gán cho nó 1 hiệu ứng khi xuất hiện bằng cách:
Chọn văn bản, nhấp vào menu Format.
Mục Animation, nhấn vào mũi tên hướng xuống dưới như trong hình.
Chú ý nút này
Lúc này, mục Animation sẽ được mở rộng thêm.
Nhấn chuột vào 1 icon màu xanh dương để gán hiệu ứng cho văn bản.
Nếu không muốn sử dụng hiệu ứng, nhấn nút X ở góc dưới cùng.
No effect
Ở Slide 4, chúng ta sẽ thay việc load trang web của nhà trường bằng một thông báo hay tài liệu bằng file PDF.
Chọn Slide 4, sửa lại tiêu đề thành dòng chữ: “Tài nguyên học tập”.
Vẫn đang ở Slide 4, nhấp chuột phải lên đối tượng website và chọn mục Delete.
Chúng ta sẽ chèn một đối tượng file PDF vào vị trí đối tượng website vừa bị xóa.
Menu Insert / Import Document, chọn PDF.
Rê chuột trên Slide tạo thành 1 hình chữ nhật
Một hộp thoại có tên Open xuất hiện, chọn file PDF mong muốn (có thể dùng file đi kèm trong folder ví dụ).
Lưu ý: mục Link only trong phần When opening phải đang được chọn.
Sau khi chọn xong file, nhấn nút Open.
Hộp thoại có tên Import PDF File xuất hiện.
Trong phần Type, chúng ta chọn As PDF Document (để chèn file PDF vào vẫn giữ nguyên định dạng là PDF, thay vì hình ảnh).
Nhấn nút: Import all slides để chọn toàn bộ nội dung các trang trong file PDF.
Lưu ý: khi chèn file PowerPoint vào LectureMaker, ta cũng thao tác tương tự, trong phần Type, chọn As PowerPoint Document.
Sau khi đã có tạo xong nội dung cho cả 4 Slide. Chúng ta sẽ thiết lập hiệu ứng chuyển cảnh.
Nhấp chọn Slide 1 bên khung Slide Screen.
Vào menu Control, mục Slide Transition Effect, nhấn vào nút mũi tên như hình dưới.
Chú ý nút này
Mục hiệu ứng chuyển cảnh sẽ mở rộng ra, nhấp chọn lên 1 icon màu xanh dương để chọn hiệu ứng chuyển cảnh cho Slide 1.
Nếu ta muốn bỏ hiệu ứng chuyển cảnh, nhấn vào nút X ở góc dưới phải.
Thực hiện quá trình tương tự cho 3 Slide còn lại để đặt các hiệu ứng chuyển cảnh.
Đến đây xem như ta hoàn tất bài thực hành 2. Nhấn Ctrl+S để lưu file.
Sau đó nhấn nút F5 trên bàn phím để chạy thử.
Ở Slide 4, khi trình bày, chúng ta sẽ thấy có file PDF được load lên.
Kết thúc bài thực hành 2.
Mục đích của bài thực hành
Mục đích của bài thực hành số 3 nhằm giúp Thầy Cô làm quen với các khái niệm về Master Slide, mẫu template, nút nhấn, liên kết giữa các Slide.
Thực hành 3
Trong bài thực hành 3 này, chúng ta sẽ thao tác với Master Slide; đây là Slide thể hiện các chi tiết về màu sắc, bố trí các đối tượng và có ảnh hưởng đến các Slide khác trong toàn bài giảng. Master Slide trong LectureMaker đóng vai trò như Slide Master trong PowerPoint.
Tạo một file LectureMaker mới (nhấn Ctrl+N).
Nhấn Ctrl+S để lưu file, đặt tên là thuchanh3. Các file của LectureMaker sẽ có phần mở rộng là .lme
Vào menu View, nhấp chọn View Master Slide.
Lúc này, chúng ta sẽ chuyển vào chế độ chỉnh sửa Slide Master. Trên màn hình chúng ta nhận thấy vùng Slide Screen bên trái màn hình đổi tên thành MasterSlide, và có sẵn 2 kiểu Master Slide. Nút nhấn View Master Slide mờ đi.
Chúng ta sẽ thấy có 2 loại MasterSlide:
Title Master: dùng để điều chỉnh và thay đổi Slide tiêu đề (Slide đầu tiên xuất hiện trong bài giảng). Slide tiêu đề thường chứa các thông tin như tên bài học, người dạy, tên trường, tên lớp, tên nội dung trình bày, …
Body Master: dùng để điều chỉnh cho các Slide còn lại trong bài giảng LectureMaker.
Đầu tiên, chúng ta sẽ cấu hình cho Slide Master tiêu đề (Title Master).
Vẫn trong chế độ chỉnh sửa Slide Master. Nhấn chuột chọn Title Master bên khung MasterSlide
Chọn menu Design, mục Template, nhấn vào mũi tên hướng xuống (xem hình dưới)
Nhấn chuột vào đây
Lúc này các template sẽ mở ra như hình bên.
LectureMaker có sẵn 6 bộ template. Mỗi bộ template gồm 1 template dành cho Slide tiêu đề và 3 template dành cho các Slide thường (body Slide) trong bài giảng
Với Slide tiêu đề Master mà ta đang chọn, dĩ nhiên ta sẽ tìm một template dành cho Slide tiêu đề trong 6 bộ có sẵn (hoặc có thể tạo thêm). Template dành cho Slide tiêu đề thường sẽ có số 0 trong tên template (đưa chuột vào từng template để thấy tên xuất hiện).
Với bài thực hành này, chúng tôi chọn template có tên Paper0.
Lúc này màn hình tương tự như hình bên dưới:
Chúng ta nhấp chuột vào chữ Instructor và Institution để sửa lại thành tiếng Việt (nên sử dụng tiếng Việt Unicode).
Tiếp theo, nhấn chuột chọn Body Master bên khung MasterSlide để thao tác với Slide Master của các khung còn lại.
Do Slide tiêu đề chúng ta đã chọn template có tên Paper0, nên để đồng bộ, ở Slide body, chúng tôi cũng chọn 1 template nằm trong bộ Paper. Chúng tôi chọn template Paper3.
Lúc này màn hình sẽ như sau:
Chúng ta sẽ điều chỉnh một chút lại dãy menu bên tay trái.
Dãy menu này được hình thành từ các nút nhấn, và chúng ta có thể điều chỉnh các nút nhấn này về các phương diện: văn bản hiển thị, hành động xảy ra khi nhấn nút, …
Trong bài thực hành này, chúng ta sẽ có 4 Slide, và thực tập tạo liên kết giữa các Slide.
Do đó, trong menu bên trái, chúng ta cũng sẽ cần có 3 nút Sub Menu nằm dưới nút Main Menu.
Nhấn chuột chọn nút Main Menu thứ 2 bên dưới, và nhấn nút Delete để xóa nút này.
Cột menu bên trái sẽ còn lại như hình bên.
Tiếp tục nhấn chọn nút Sub Menu thứ 4 dưới cùng và nhấn nút Delete.
Lúc này trên cột menu chỉ còn 1 nút nhấn có tên Main Menu và 3 nút nhấn có tên Sub Menu
Dùng chuột, chọn nút Sub Menu dưới cùng và di chuyển lên trên một chút và cách nút Sub Menu thứ 2.
Lúc này trên màn hình chúng ta sẽ có như sau:
Chúng ta đã hoàn tất việc chỉnh sửa, thay đổi template cho các Slide Master. Bây giờ ta sẽ thoát khỏi chế độ chỉnh sửa Master Slide để bắt đầu thiết kế bài giảng.
Thoát chế độ chỉnh sửa Master Slide bằng cách nhấn nút Close Master Slide trong menu View.
Màn hình lúc này như sau:
Chèn một textbox vào dải ô màu nâu và gõ dòng chữ: Bài thực hành số 3. Tiến hành thay đổi màu sắc, kích cỡ chữ như ý muốn.
Tương tự, chúng ta tạo thêm 2 textbox và đưa vào vị trí Người dạy, Trường. Điền các thông tin tên người dạy, trường công tác, thay đổi kích cỡ, màu sắc như ý muốn.
Lúc này, chúng ta đã hoàn thành Slide tiêu đề của bài thực hành số 3.
Tiến hành chèn thêm 3 Slide mới vào bài thực hành.
Menu Home, chọn New Slide. Tạo thêm 3 Slide mới. Lúc này chúng ta sẽ có tổng cộng 4 Slide trong bài thực hành.
Tiến hành lưu file.
Vào các Slide 2, 3, 4 và điền vào các tiêu đề sau:
Slide 2: Phương trình
Slide 3: Đồ thị
Slide 4: Trắc nghiệm
Chúng ta đã đặt xong các tiêu đề cho các Slide 2,3,4.
Bây giờ, chúng ta cần thay đổi tên của các Slide để chúng thể hiện đúng nội dung mà Slide chứa (điều này giúp cho ta tạo liên kết dễ dàng).
Chọn Slide 2, tại menu Design, nhấn vào nút Slide Property.
Lúc này, cửa sổ Slide Property sẽ mở ra.
Điền chữ: Phuong trinh vào mục Screen Title.
Để ngăn chặn việc click chuột làm bài giảng bị chuyển từ Slide này qua Slide khác, chúng ta thực hiện như sau:
Bỏ chọn ở mục When mouse or key is pressed. (ngăn không cho chuyển Slide khi click chuột, đây là điều bên chương trình PowerPoint không thực hiện được)
Chọn mục Apply to all Slides, để áp cho toàn bộ các Slide.
Chúng ta có thể thử tác dụng của tùy chọn ngăn không cho chuyển Slide khi click chuột.
Hãy thử như sau:
Tiến hành lưu file
Sau đó, nhấn nút F5 để chạy bài giảng.
Thử click chuột khắp nơi trên Slide tiêu đề để xem có chuyển qua được Slide khác không? (không)
Click chuột lên chữ Start trên Slide tiêu đề để chuyển qua Slide Phuong trinh.
Quay lại chế độ soạn bài, nhấn nút Esc trên bàn phím hoặc nút Exit ở phía dưới.
Chọn Slide 3, vào menu Design, nhấn Slide Property để đổi tên cho Slide thành: Do thi.
Chọn Slide 4, vào menu Design, nhấn Slide Property để đổi tên cho Slide thành: Trac nghiem.
Như vậy là các Slide của chúng ta đã có tên lần lượt là Phuong trinh, Do thi, Trac nghiem. Bây giờ ta sẽ liên kết dải menu bên trái với từng Slide.
Vào menu View, chọn mục View Master Slide để vào lại chế độ chỉnh sửa Slide Master.
Trong chế độ chỉnh sửa Slide Master, chọn Body Master bên cột trái.
Chúng ta sẽ chèn liên kết vào các nút nhấn của dải menu bên trái.
Chọn nút Sub Menu đầu tiên, nhấp chuột phải chọn Object property
Trong cửa sổ Object Property, mục Button Name, gõ dòng chữ: Phương trình.
Mục When button is clicked, để nguyên dòng chữ: Go to the specified Slide, và nhấn vào nút có dấu … bên dưới.
Tùy chọn trên nhằm yêu cầu khi click chuột vào nút nhấn thì ta sẽ di chuyển đến 1 Slide đã định trước.
Nếu muốn nút nhấn thực hiện các yêu cầu khác, chúng ta có thể nhấn nút có hình tam giác đen nhỏ, bên cạnh dòng chữ: Go to the specified Slide.
Danh sách các Slide đang có trong bài giảng sẽ hiện lên. Chúng ta chọn Slide Phuong trinh, nhấn nút OK, nhấn tiếp nút OK.
Lúc này, màn hình sẽ như hình bên.
Lưu file, và thoát khỏi chế độ chỉnh sửa Slide Master.
Làm tương tự cho 2 nút Sub Menu còn lại.
Nút Sub Menu thứ 2: đổi tên thành Đồ thị, liên kết đến Slide Do thi.
Nút Sub Menu thứ 3: đổi tên thành Trắc nghiệm, liên kết đến Slide Trac nghiem.
Lúc này màn hình như sau:
Kiểm tra thử sự vận hành của dải menu bên tay trái. Nhấn phím F5 và nhấn vào các nút xem chúng ta có đi đến các Slide mong muốn hay không.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bài thực hành số 3 với các thao tác về Master Slide, template, nút nhấn.
Mục đích của bài thực hành
Mục đích của bài thực hành số 4 nhằm giúp Thầy Cô làm quen với các thao tác chèn phương trình, đồ thị, câu hỏi trắc nghiệm.
Để thực hành bài số 4, chúng ta sẽ tiếp tục dùng file LectureMaker thuchanh3 để thực tập.
Hãy mở file thuchanh3.lme
Thực hành 4
Chúng ta đã có sẵn các Slide với các tên Phương trình, Đồ thị, Trắc nghiệm.
Trang bài thực hành 4, ứng với mỗi Slide, chúng ta sẽ đưa vào các nội dung phù hợp cho từng Slide.
Chọn Slide 2 (có tên Phương trình), chúng ta sẽ chèn 1 phương trình vào Slide 2.
Bên khung Phuong trinh bên tay phải, chọn mục Layout Object cuối cùng và nhấn nút Delete để xóa bỏ đối tượng này.
Vẫn đang chọn Slide 2, vào menu Insert, nhấn nút Equation.
Cửa sổ Daul Equation hiện ra
Vùng công thức xuất hiện
Vùng dành cho người dùng nhập code
Chúng ta có thể nhập trực tiếp các mã Toán học nếu rành, hãy thử nhập dòng code sau:
sin {Pi} over { 2 } + cos{Pi} over {2}
Công thức Toán học sẽ xuất hiện ở ô phía trên.
Nếu không biết cách nhập công thức, hãy sử dụng các ký tự phía trên.
Cách sử dụng tương tự chương trình Equation của Microsoft hay MathTye.
Nếu vẫn ngại nhập, hãy thử tìm các công thức có sẵn ở Tab Template, nút Insert.
Sau khi đã có công thức Toán học như ý, hãy nhấn hình cái kẹp giấy để quay trở lại file bài giảng.
Lúc này ở Slide 2, chúng ta sẽ thấy có 1 phương trình xuất hiện.
Click chuột chọn Slide 3 (có tên Đồ thị) để chèn 1đồ thị vào Slide.
Chọn menu Insert, nhấn nút Graph ở mục Editor.
Cửa sổ Daul Graph xuất hiện.
Nhấn vào nút New Graph để nhập phương trình của đồ thị.
Trong cửa sổ New Graph, mục Equation, Thầy cô và các bạn nhập thử dòng text sau:
y=2*x
Nhấn nút OK.
Chúng ta sẽ có đồ thị như hình bên
Chúng ta cũng có thể sử dụng những phương trình có sẵn.
Hãy chọn menu Template, nút Insert. Các phương trình có sẵn sẽ xuất hiện.
Để thay đổi các thiết lập về trục và lưới trong đồ thị, hãy nhấp đôi chuột trên các chữ Axis hay Grid để cửa sổ Setup Screen Display xuất hiện.
Sau khi điều chỉnh xong các thông số như mong muốn, nhấn nút OK.
Sau khi đã có 1 đồ thị như ý, chúng ta nhấn nút có hình kẹp giấy để thoát khỏi chế độ thao tác với đồ thị và quay lại với chế độ chỉnh sửa bài giảng.
Lúc này chúng ta sẽ có 1 đồ thị trong Slide 3
Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với 2 dạng trắc nghiệm trong LectureMaker:
Multiple Choice Quiz (nhiều lựa chọn)
Short Answer Quiz (trả lời ngắn)
Nhấp chuột để chọn Slide thứ 4 (có tên Trắc nghiệm)
Chèn 5 textbox vào Slide 4, với các nội dung như bên dưới. Chúng ta có 1 câu hỏi và 4 câu trả lời (tổng cộng 5 textbox)
Vào menu Insert, chọn Multiple Choice Quiz ở mục Quiz.
Rê chuột tạo thành 1 vùng trên Slide
Cửa sổ Object Property, xuất hiện.
Ý nghĩa các mục này như sau:
No. of Example: số lượng khả năng lựa chọn trả lời. Với ví dụ mà chúng ta đang thực hiện, thì khả năng lựa chọn là 4.
Horizontal và Vertical: cách sắp xếp các lựa chọn theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
Use submit button: sử dụng nút Submit khi trả lời.
Correct Answer: câu đúng nằm ở vị trí nào. Với ví dụ của chúng ta, câu đúng (ngày 2/9) nằm ở vị trí thứ 3. Chọn số 3.
Nhấn OK
Điều chỉnh cho các câu trả lời nằm trên các văn bản của 4 câu trả lời.
Nhấn nút Run from current Slide (góc trái-cạnh dưới, trong mục Slide Screen) để kiểm tra bài trắc nghiệm.
Màn hình khi chạy kiểm tra sẽ như sau.
Sau khi kiểm tra xong, nhấn phím Esc để quay lại chế độ chỉnh sửa.
Chúng ta tiếp tục thử nghiệm với kiểu trắc nghiệm Short Answer Quiz (Câu trả lời ngắn)
Tạo thêm 1 textbox và gõ dòng chữ: Tên viết tắt của Trung tâm hỗ trợ giáo viên là gì?
Ở menu Insert, mục Quiz, chọn Short Answer Quiz.
Rê chuột lên Slide để vẽ 1 khung.
Cửa sổ Object Property xuất hiện.
Mục Correct Answer: chúng ta nhập vào câu trả lời đúng. Trong ví dụ của chúng ta, tên viết tắt của Trung tâm hỗ trợ giáo viên là CENTEA.
Mục Correct Answer Decision: chọn Ignore sapces and case (ý nghĩa là: bỏ qua khoảng trắng và chữ hoa chữ thường trong câu trả lời.)
Chọn mục Use submit button
Chọn mục Show answer on the screen (thể hiện câu trả lời đúng trên màn hình sau khi click chuột).
Nhấn OK.
Nhấn nút Run from current Slide để kiểm tra.
Chúng ta sẽ có màn hình như bên dưới.
Bài thực hành số 4 giúp Thầy Cô và các bạn làm quen với việc chèn các đối tượng phương trình, đồ thị, trắc nghiệm vào Slide.
Kết thúc bài thực hành 4.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Vũ Lập
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)