Hướng dẫn sử dụng phần mềm đề thi trắc nghiệp EMP Tets bằng PP

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phong | Ngày 02/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn sử dụng phần mềm đề thi trắc nghiệp EMP Tets bằng PP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Soạn câu hỏi trắc nghiệm
Làm đề thi trắc nghiệm
HS ôn tập
In trên giấy
Lưu Server

Thi trên lớp


Thi trên mạng cục bộ
Hệ thống ứng dụng được cài đặt thành 6 đơn thể chương trình với các chức năng riêng. Các đơn thể này có thể hoạt động phối hợp với nhau để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra cho hệ thống thi trắc nghiệm.
Editor: Hỗ trợ việc soạn kho câu hỏi trắc nghiệm và làm đề thi trắc nghiệm.
mEditor: Phiên bản Editor theo kiến trúc MDI (Multiple-Document Interface)
Test: Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy.
Server: Quản lý các chương trình Test trên hệ thống mạng máy tính.
Scanner: Xử lý thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng thí sinh.
MarkScanner: Chấm điểm bài làm thí sinh tự động thông qua máy quét ảnh.
Statistic: Tổng hợp kết quả thi và kết xuất các bảng biểu thống kê.
Editor là chương trình hỗ trợ thực hiện các vấn đề về chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm và làm đề thi. Chương trình có đặc điểm như sau:
Giao diện như một phần mềm soạn thảo văn bản.
Giúp soạn thảo kho câu hỏi trắc nghiệm và lưu trữ chúng vào các tập tin.
Làm đề thi trắc nghiệm từ các tập tin câu hỏi trắc nghiệm một cách tự động.
Kết xuất đề thi trắc nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau.
1. Khởi động chương trình Question Editor
Nhắp
2. Giao diện người dùng của chương trình Question Editor
3. Các thao tác căn bản với tập tin chương trình Question Editor
a. Mở một tập tin mới
Kích Menu File => New (Ctrl+N) hoặc kích biểu tượng
b. Lưu một tập tin mới
Kích Menu File => Save (Ctrl+S) hoặc kích biểu tượng
c. Mở một tập tin có sẵn trên đĩa
Kích Menu File => Open (Ctrl+O) hoặc kích biểu tượng
d. Thoát khỏi chương trình
Kích Menu File => Exit (Alt+F4) hoặc kích nút Close
e. Sao chép (Copy) một vùng dữ liệu
Đánh dấu vùng dữ liệu cần sao chép
Kích Menu Edit => Copy (Ctrl+C) hoặc kích biểu tượng
f. Dán (Paste) dữ liệu vào vùng soạn thảo
Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần dán
Kích Menu Edit => Paste (Ctrl+V) hoặc kích biểu tượng
4. Các thao tác soạn thảo với chương trình Question Editor
Các ký hiệu qui định nội dung câu hỏi:
*:Bắt đầu nội dung một câu hỏi
#:Bắt đầu một lựa chọn không phải là đáp án của câu hỏi
$:Bắt đầu một lựa chọn là đáp án của câu hỏi
!:Nối các dòng của cùng một lựa chọn với nhau nếu nội dung của nó nằm trên nhiều dòng
@:Bắt đầu một dòng giải thích đáp án của câu hỏi. Dòng giải thích được đặt ngay sau lựa chọn cuối cùng. Nội dung giải thích chỉ hiển thị khi xem kết quả với chương trình Test.
@:Đặt sau hai ký hiệu $ và # để cố định vị trí lựa chọn tương ứng. Nếu @ đựợc đặt ngay sau lựa chọn đầu tiên thì thứ tự của tất cả các lựa chọn sẽ không thay đổi khi câu hỏi chứa chúng tham gia vào các đề thi.
Các ký hiệu chỉ có ý nghĩa như trên khi nó được đặt đầu dòng văn bản trong màn hình soạn thảo câu hỏi.
5. Ví dụ soạn thảo câu hỏi với chương trình Question Editor
Bắt đầu một câu hỏi
Bắt đầu một lựa chọn là đáp án
Bắt đầu một lựa chọn không là đáp án
Cố định vị trí của một lựa chọn trong câu hỏi
Chú thích cho câu hỏi hoặc dữ kiện cho các câu hỏi sau nó
6. Định dạng nội dung văn bản của chương trình Question Editor
7. Chèn hình ảnh vào câu hỏi trắc nghiệm với Question Editor
 Thực hiện sao chép hình ảnh từ các ứng dụng khác
+ Đánh dấu khối hình ảnh cần dùng từ ứng dụng nào đó.
+ Chọn chức năng Copy của ứng dụng đó hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + C.
 Thực hiện chèn hình ảnh vừa sao chép vào văn bản đề thi
+ Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn hình ảnh trong màn hình soạn thảo đề thi của chương trình Editor.
+ Chọn mục Edit / Paste hoặc chọn trên thanh công cụ hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V.
Chèn hình ảnh từ tập tin : Chọn mục Insert / Regular Object. Sau đó chọn mục From File
8. Chèn kí hiệu vào câu hỏi trắc nghiệm với Question Editor
Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn.
Chọn mục Edit / Insert Symbol hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
Chọn ký hiệu cần chèn
Sau cùng chọn Insert
9. Chèn âm thanh, phim, ảnh với Question Editor
 Các thông tin có thể ấn định bao gồm giới hạn số lần thực hiện (The playing times is limited by) và khoảng thời gian nghỉ giữa hai lần thực hiện (The delay interval in seconds). Các thông tin này sẽ xác định cách thực hiện đối tượng trong quá trình đề thi được sử dụng với chương trình Test.
Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn.
Chọn mục Edit / Insert Madia Object hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
Chọn tập tin âm thanh, phim ảnh cần chèn trong hộp Open File rồi chọn OK.
Ấn định thông tin cho đối tượng vừa được chèn vào bằng cách double-click lên biểu tượng hoặc
10. Ấn định mức, nhóm câu hỏi với Question Editor
Di chuyển dấu nhắc soạn thảo đến vùng nội dung câu hỏi.
Chọn biểu tượng Group Level:
Ấn định thông số câu hỏi :
Mã câu hỏi : Mã số của câu hỏi do chương trình tự động tạo ra.
Mức khó: Mức khó của câu hỏi. Chương trình cho phép các mức  độ khó từ 1 đến 16. Người dùng tùy nghi sử dụng theo cách của mình
Ký hiệu nhóm : Nhóm các câu hỏi cùng loại liên tiếp nhau trong màn hình soạn thảo được đặc trưng bằng một ký tự.
Xem câu hỏi : Chuyển đến câu hỏi có mã số tương ứng.
Từ kho câu hỏi trắc nghiệm trong các tập tin emp, ta có thể tạo ra nhiều đề thi và sử dụng chúng dưới nhiều hình thức khác nhau.
1. Xác định bố cục của một đề thi trắc nghiệm
Mỗi đề thi trắc nghiệm bao gồm nhiều phần, mỗi phần liên quan đến một chủ đề của môn học được trắc nghiệm. Khi làm đề trắc ngghiệm, cần phải xác định:
Đề thi bao gồm những phần (hay chủ đề) nào
Ví dụ: Đề thi tin học lớp 7 có hai phần : Lệnh nội trú của DOS, Câu lệnh cấu trúc của pascal.
Để tạo ra các đề khác nhau theo từng bố cục cho một ca thi, ta có thể chi tiết hơn như sau:
Đề thi tin học lớp 7 có hai phần : Lệnh nội trú của DOS về thư mục hoặc tập tin (có đề lấy chủ đề thư mục, có đề lấy chủ đề tập tin), Câu lệnh cấu trúc của pascal.
 Ấn định câu hỏi cho mỗi phần
Mỗi phần tổng cộng có bao nhiêu câu hỏi, số câu mức 1 là bao nhiêu, mức 2 là bao nhiêu, ... 
 Qui định hệ số của mỗi mức câu hỏi
Khi soạn kho câu hỏi, ta chỉ mới ấn định mức và nhóm cho các câu hỏi. Ở giai đoạn này ta phải ấn định cụ thể hệ số tính điểm chung cho câu hỏi ở mỗi mức. Ví dụ các câu hỏi mức 1 sẽ có hệ số là 1, câu hỏi mức 2 sẽ có hệ số là 3, ... Phần thống kê tổng hệ số theo số câu hỏi trên các mức và các tính toán khác để ra kết quả thi cuối cùng sẽ do chương trình thực hiện.
1. Xác định bố cục của một đề thi trắc nghiệm (tiếp)
Xác định điểm trắc nghiệm
Đề thi cho phép đưa vào các câu hỏi tự luận, nhưng chương trình chỉ tự động chấm các câu hỏi trắc nghiệm nhờ đáp án mà người làm đề đã cung cấp. Vì vậy, người làm đề cần chỉ rõ tổng số điểm của riêng các câu trắc nghiệm là bao nhiêu. Đây là cơ sở để sau này chương trình tự tính điểm trắc nghiệm cho từng thí sinh.
 Xác định hình thức thực hiện thi trắc nghiệm
Đề thi tạo ra sẽ dùng như thế nào. Có 3 cách sử dụng đề thi:
+ Lưu trữ thành tập tin đề thi. Sử dụng cho hình thức làm bài trên máy.
+ Upload lên Web Server dưới dạng HTML. Sử dụng cho hình thức làm bài trên máy qua mạng internet.
+ In đề thi ra giấy : Sử dụng cho hình thức làm bài trên giấy.
2. Làm đề thi với Question Editor
 Chạy chương trình Question Editor
 Mở tiện ích làm đề của chương trình:
+ Chọn mục System => Build Test Document
+ hoặc click chọn biểu tượng Build Test trên thanh công cụ
2. Làm đề thi với Question Editor
Giao diện chương trình làm đề thi Test Builder
a. Chọn hình thức làm đề thi
b. Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm
c. Ấn định số đề thi, thời gian, tổng điểm và tựa đề thi
d. Chọn số phần hiển thị của đề thi
e. Ấn định đề thi có Media
f. Tạo đề thi
 Ấn định chế độ thi trên mạng “Test on network computers with Server
 Kích Ok
 Chờ đợi quá trình kết nối tự động của máy giám thị (máy Server)
 Nhận lệnh từ máy Server
Trong trạng thái sẵn sàng. Nếu có hiệu lệnh thi từ chương trình Server, Test lập tức khởi động các thông số thi cần thiết, sau đó yêu cầu thí sinh nhập thông tin của mình. Thí sinh nhập thông tin xong chỉ cần chọn Đồng ý là có thể bắt đầu làm bài.
 Kích Đồng ý để chuyển sang chế độ làm bài thi.
1. Giao diện người dùng của chương trình Test Supervisor
SERVER là chương trình được thiết kế nhằm đảm nhận các công việc sau:
- Kết nối với chương trình Test trên các máy tính nối mạng để tạo ra một `phòng thi` trên mạng.
- Truyền đề thi cho chương trình Test trên các máy, điều hành quá trình làm bài và thu hồi bài làm cuối mỗi ca thi thông qua đường truyền mạng.
- Kết nối với chương trình SCANNER trong việc xử lý nhận diện thí sinh qua thẻ.
- Đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống trong trường hợp có sự cố kỹ thuật : mất điện, đứt dây mạng,...
- Lưu trữ kết quả và bài làm của thí sinh vào cơ sở dữ liệu điểm thi hoặc cơ sở dữ liệu riêng của chương trình.

1. Giao diện người dùng của chương trình Test Supervisor
Tìm máy thí sinh : Thực hiện tìm kiếm và liên kết với các chương trình Test đang dò tìm SERVER trên hệ thống mạng.
Khi tìm thấy máy chạy chương trình Test, SERVER lập tức cập nhật thông tin máy này vào danh sách các máy liên kết.
Cảnh báo : Gửi thông báo nhắc nhở có nội dung tùy ý đến máy thí sinh được đánh dấu chọn trong danh sách
Stop : Thực hiện thu bài sớm đối với các máy thí sinh được đánh dấu chọn trong danh sách.
Hủy bỏ liên kết : Chấm dứt chương trình Test trên máy liên kết, đồng thời loại bỏ liên kết này trong danh sách liên kết.
Báo giờ : Bật đồng hồ báo thời gian còn lại trên tất cả các máy thí sinh.
Thu bài : Chấm dứt việc làm bài trên các máy Test. Các chương trình Test đồng loạt hiển thị kết quả (nếu cho phép) và trở về trạng thái sẵn sàng.
 Xóa đề : Xóa các CSDL đề thi đã sử dụng (nếu cần) mà không thể khôi phục lại bằng bất cứ hình thức nào.
 Tổng hợp kết quả : Tổng hợp kết quả của các thí sinh trong suốt các ca thi của một hoặc nhiều buổi gác thi vào một CSDL với thông tin cô đọng nhất nhằm giúp dễ dàng cho việc vào điểm trong danh sách thí sinh một cách thủ công.
 Lưu kết quả : Lưu bài làm và kết quả của thí sinh vào CSDL kết quả.
2. Quản lí quá trình thi với SERVER
Bắt đầu một buổi thi (Thực hiện vào đầu mỗi ca thi)
Chuẩn bị hệ thống mạng máy tính hoạt động tốt. Dùng một máy làm giám thị, các máy khác làm máy thí sinh.
Khởi động chương trình Test ở các máy thí sinh với chế độ thi trên mạng.
Khởi động chương trình Server trên máy giám thị. Khi được thực hiện, Server sẽ đề nghị nhập mật khẩu giám thị. Mật khẩu này do người sử dụng Server tự ấn định, có ý nghĩa bảo quản Server và máy chạy Server khi buổi thi đang diễn ra.
Chọn Tìm máy thí sinh của chương trình Server để bắt đầu quá trình kết nối giữa Server và các máy Test. Sau khi danh sách các máy được kết nối đã được cập nhật đầy đủ, chọn Chấm dứt dò tìm để bắt đầu các ca thi.
Chọn tập tin đề thi và xác định các thông tin liên quan như mật khẩu đề thi, giới hạn đề thi, thời giam làm bài, chế độ thi...
+ Nếu chọn chức năng truyền đề trực tiếp,  tập tin đề thi có thể đặt tại thư mục local trên máy Server.
+ Nếu chọn chức năng Kiểm tra tình hình nhập số báo danh trên máy thí sinh, giám thị cần chọn tập tin CSDL danh sách thí sinh thi.    
 Thực hiện Phát đề thi cho máy thí sinh.
2. Quản lí quá trình thi với SERVER
Lúc này thí sinh sẽ nhập thông tin của mình và bắt đầu quá trình làm bài. Đồng thời lúc này thông tin thí sinh cũng được cập nhật trên danh sách máy thi của chương trình Server.
 Trong lúc thi
Trong quá trình thí sinh đang làm bài, giám thị có thể thực hiện các công việc như nhắc nhở, kỷ luật, báo giờ, khóa màn hình Server.
  + Nhắc nhở thí sinh làm bài:
        - Chọn máy thí sinh cần nhắc nhở trong danh sách.
        - Chọn Cảnh báo.
        - Nhập nội dung nhắc nhở vào hộp nhập
        - Chọn OK.
  + Kỷ luật:
        - Chọn máy thí sinh thu bài sớm trong danh sách.
        - Chọn Stop.
 Kết thúc ca thi
- Chọn Thu bài  để chấm dứt việc làm bài trên các máy Test.
- Chọn mục Lưu kết quả để lưu bài làm và kết quả của thí sinh vào CSDL.
- Chọn mục Tắt màn hình kết quả  nếu trước đó chọn mục Xem kết quả trên màn hình của thí sinh.
2. Quản lí quá trình thi với SERVER
 Kết thúc một buổi thi
Thực hiện Tổng hợp kết quả
- Thực hiện Xóa đề.
- Chọn Kết thúc để chấm dứt chương trình.
 Để trả lại màn hình làm việc của các máy liên kết thì từ máy Server chọn mục Hủy bỏ liên kết. Nếu muốn tắt hẳn máy liên kết thì chọn thêm Tắt máy thí sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)