Hướng dẫn ra đề thi học kì mônn Ngữ Văn

Chia sẻ bởi đỗ văn phiến | Ngày 21/10/2018 | 114

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn ra đề thi học kì mônn Ngữ Văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ RA ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN HỌC KỲ PHẦN ĐỌC-HIỂU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
ĐÀ LẠT, 3/2016
NỘI DUNG CHÍNH
A/ KHÁI QUÁT
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
D/ MỘT SỐ LƯU Ý
A/ KHÁI QUÁT
1/ Ở bậc THPT đã sử dụng dạng đề Đọc-hiểu:
- Từ năm học 2013 – 2014: Đề thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng có thêm PHẦN ĐỌC – HIỂU.
- 31/03/2015: Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu.
- Công văn số 374/KTKĐCLGD-KT của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục.
- …..
A/ KHÁI QUÁT
2/ Ở bậc THCS ( Hướng dẫn của Sở GD - ĐT Lâm Đồng):
“- Riêng đề kiểm tra học kỳ I, học kỳ II ra theo hình thức tự luận, cần dành ít nhất 50% thời gian làm bài cho các nội dung ở cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng viết văn bản. Đề kiểm tra gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỉ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.”
( Số: 2841/SGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn dạy và học môn Ngữ văn năm học 2015 – 2016 )
A/ KHÁI QUÁT
3/ Hình thức đề thi môn Ngữ văn lớp 6,7, 8, 9:
- Phần Đọc-hiểu 30% tổng điểm, phần Tập làm văn 70% tổng điểm
- Phần Đọc-hiểu 40% tổng điểm, phần Tập làm văn 60% tổng điểm
( Tùy tình hình dạy –học thực tế, tùy nội dung đề…)
4/ Để giúp học sinh làm tốt PHẦN ĐỌC HIỂU, giáo viên cần phải làm gì?
a/ Nắm vững và thống nhất: Thế nào là có năng lực đọc hiểu văn bản?
Một người có năng lực đọc hiểu văn bản là người đó biết tự mình đọc và hiểu được một văn bản.
A/ KHÁI QUÁT
4/ Để giúp học sinh làm tốt PHẦN ĐỌC HIỂU, giáo viên cần phải làm gì?
b/ Nắm vững 6 cấp độ hiểu:
Nắm được các thông tin chính của văn bản, nằm trong văn bản, tức là trả lời câu hỏi văn bản ấy nói (viết) về vấn đề gì?
Hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt (nghệ thuật) được sử dụng trong văn bản.
Hiểu được những ẩn ý sâu xa (mục đích của tác giả) được gửi gắm phía sau những câu chữ của văn bản, nhất là với các văn bản văn học, văn hình tượng.
Phát hiện những nội dung, ý nghĩa vượt ra ngoài văn bản và cả ý đồ tác giả, do vốn sống, hoàn cảnh và điều kiện riêng của người đọc…
Nhận diện và đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản.
Biết vận dụng những gì mình hiểu vào giải quyết các tình huống tương tự trong học tập và cuộc sống.
A/ KHÁI QUÁT
4/ Để giúp học sinh làm tốt PHẦN ĐỌC HIỂU, giáo viên cần phải làm gì?
c/ Để tổ chức các hoạt động đọc hiểu, giáo viên có thể triển khai từng yêu cầu, trước hết là yêu cầu hiểu văn bản. Để hiểu văn bản cần thông qua một số hoạt động sau:
Đọc văn bản và xác định thể loại
Tìm hiểu nội dung chính của văn bản
Tìm hiểu vai trò, tác dụng của văn bản
Tìm hiểu mục dích của văn bản
Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
Đánh giá giá trị của văn bản và rút ra cách đọc văn bản
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 6
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
- Cấu tạo từ
- Các lớp từ
- Nghĩa của từ
1.2.Ngữ pháp
- Từ loại
- Cụm từ
- Câu
- Dấu câu
1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:
1.4. Hoạt động giao tiếp
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 6
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản:
- Khái quát về văn bản.
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
2.2.Các kiểu văn bản.
- Tự sự
- Miêu tả
- Hành chính-công vụ.
2.3.Hoạt động ngữ văn
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 6
3.VĂN BẢN
3.1. Văn bản
- Văn bản văn học.
+ Truyện dân gian Việt Nam và nước ngoài
+ Truyện trung đại Việt Nam và nước ngoài
+ Truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài
+ Ký hiện đại Việt Nam và nước ngoài
+ Thơ hiện đại Việt Nam
- Văn bản nhật dụng
3.2 Lý luận văn học
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 7
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
- Cấu tạo từ
- Các lớp từ
- Nghĩa của từ
1.2.Ngữ pháp
-Từ loại
- Cụm từ
- Các loại câu
- Biến đổi câu
- Dấu câu
1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:
Các biện pháp tu từ

B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 7
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản:
Liên kết, mạch lạc và bố cục trong văn bản.
2.2.Các kiểu văn bản.
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Hành chính-công vụ.
2.3.Hoạt động ngữ văn


B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 7
3.VĂN BẢN
3.1. Văn bản
-Văn bản văn học.
+ Truyện Việt Nam 1900-1945
+ Kí Việt Nam
+ Thơ dân gian Việt Nam
+ Thơ hiện đại Việt Nam
+ Thơ Đường
+ Kịch dân gian Việt Nam
+ Nghị luận dân gian Việt Nam
- Văn bản nhật dụng
3.2 Lý luận văn học
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 8
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
- Các lớp từ
- Trường từ vựng
- Nghĩa của từ
1.2.Ngữ pháp
- Từ loại
- Các loại câu
- Dấu câu
1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:
Các biện pháp tu từ
1.4. Hoạt động giao tiếp
- Hành động nói
- Hội thoại
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 8
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
2.2.Các kiểu văn bản.
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Hành chính-công vụ
2.3.Hoạt động ngữ văn
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 8
3.VĂN BẢN
3.1. Văn bản
- Văn bản văn học.
+Truyện và ký Việt Nam 1930-1945
+Truyện nước ngoài
+Thơ Việt Nam 1900-1945
+ Kịch cổ điển nước ngoài
+Nghị luận trung đại Việt Nam
+Nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài
- Văn bản nhật dụng
3.2 Lý luận văn học
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 9
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
- Các lớp từ
- Mở rộng và trau dồi vốn từ
- Nghĩa của từ
1.2.Ngữ pháp
- Các thành phần câu
- Nghĩa tường minh và hàm ý
1.3. Hoạt động giao tiếp
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 9
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
2.2.Các kiểu văn bản.
- Tự sự
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Hành chính-công vụ
2.3.Hoạt động ngữ văn
B/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

LỚP 9
3.VĂN BẢN
3.1. Văn bản
- Văn bản văn học.
+ Truyện trung đại Việt Nam
+ Truyện Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945
+ Truyện nước ngoài
+ Thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 và thơ nước ngoài.
+ Kịch hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945
+Nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài
- Văn bản nhật dụng
3.2 Lịch sử văn học và lý luận văn học
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
(Các đề GV đã thực hiện kiểm tra HKI năm học 2015-2016)
Lớp 6
Ví dụ :
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn một niêu cơm tí xíu, bĩu môi không muốn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.
( Truyện Thạch Sanh – Ngữ văn 6, tập 1)
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
(Các đề GV đã thực hiện kiểm tra HKI năm học 2015-2016)
Lớp 6
Ví dụ :
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0.5 điểm)
2. Xác định 2 cụm động từ có trong câu văn Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. (1 điểm)
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (1 điểm)
4.Chi tiết thần kì niêu cơm thần trong đoạn truyện có ý nghĩa gì? (1.5 điểm)
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
(Các đề GV đã thực hiện kiểm tra HKI năm học 2015-2016)
Lớp 6
Ví dụ:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
 GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự.
2. Xác định 2 cụm động từ có trong câu văn
- lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh
- rồi kéo nhau về nước.
3.Nêu nội dung chính của đoạn văn: Thạch Sanh dùng niêu cơm thần chiến thắng quân giặc, làm quân giặc khiếp sợ.
4. Chi tiết thần kì niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
(Các đề GV đã thực hiện kiểm tra HKI năm học 2015-2016)
Lớp 7
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
  Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
(Các đề GV đã thực hiện kiểm tra HKI năm học 2015-2016)
Lớp 7
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Phần văn bản trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (1.0 điểm)
2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy, ai là người kể ? (0.5 điểm)
3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1.0 điểm)
4. Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong đời sống con người. (1.5 điểm)

C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. - Phần văn bản được trích từ tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.
2. Nội dung của đoạn trích:
Tâm trạng đau khổ, buồn bã, tuyệt vọng của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ li hôn, hai anh em phải chia nhau những thứ đồ chơi.Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật Thành là người kể.
3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật Thành là người kể.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
4. Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, song cần có các ý chính sau:
+ Gia đình là không gian thân thuộc nhất của mỗi con người. Gia đình là nơi ta sống trong tình yêu thương, sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ của những người ruột thịt.
+ Tình cảm gia đình là tình cảm hết sức thiêng liêng, không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người.
+ Tình cảm gia đình có một sức mạnh to lớn, nâng đỡ ta trên bước đường đời. Gia đình là chỗ dựa, là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi con người.
+ Gia đình và tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng, vun đắp tình cảm gia đình., đừng vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 2:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chư ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
3. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện ở hai câu thơ cuối.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 2:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
2.Học sinh xác định đúng các biện pháp tu từ sau:
+ so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát; cảnh khuya đẹp như vẽ
+ điệp ngữ: lồng; chưa ngủ
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 2:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
3. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song đảm bảo những ý cơ bản sau:
-Tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện trong hai câu thơ cuối:
+ Câu thơ thứ ba đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc
+ Câu thơ thứ tư đã bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn Bác: điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu ba và đầu câu bốn đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu sắc.
- Chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ luôn thống nhất trong con người Bác
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 8
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngổi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
 
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 8
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (1điểm)
2. Đặt tên trường từ vựng cho các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. (0.5 điểm)
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (1điểm)
4. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. (1.5 điểm )
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 8
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự.
2. Đặt tên trường từ vựng cho các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng: chỉ bộ phận của cơ thể người.
3. Nội dung của đoạn trích:
Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 8
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
4. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, song cần có các ý chính sau:
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bất diệt, là mạch nguồn cảm xúc bất tận, không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn của mỗi con người.
- Tình mẫu tử là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con trong suốt cuộc đời.
- Trân trọng, gìn giữ tình mẫu tử và sống xứng đáng với tình cảm của người mẹ dành cho mình.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 3:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
 QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 3:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
 Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. (2 điểm)
2. Xác định và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong việc thể hiện nội dung tác phẩm của tác giả. (1 điểm)
3. Nêu ý nghĩa bài thơ. (1 điểm)
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 7
Ví dụ 3:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
 GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
- Đặc điểm của thể thơ:
+ Mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
+ Gieo vần tiếng cuối câu 1,2,4,6,8
+ Bố cục gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
+ Đối ở câu 3,4 và 5,6
+ Ngắt nhịp 3/4, 4/3...
2. –Xác định từ đồng âm: quốc quốc, gia gia
- Tác dụng: thể hiện tâm trang nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang.
3. Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
“. . . Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”...
(Bằng Việt, Bếp lửa )
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 1:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
  1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ.
3. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người bà và tình bà cháu được thể hiện qua đoạn thơ.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ tám chữ.
2. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Các biện pháp tu từ từ vựng có trong đoạn thơ:
Hình ảnh ẩn dụ nắng mưa; điệp ngữ nhóm.
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
Nhấn mạnh sự khó nhọc vất vả suốt đời vì con cháu của người bà; ca ngợi bà - người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho muôn đời sau.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 1:
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
 3. Suy nghĩ về hình ảnh người bà và tình bà cháu thể hiện qua đoạn thơ:
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, song cần có các ý chính sau:
- Người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà - một cuộc đời vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh; suy ngẫm về bếp lửa và việc bà nhóm lửa. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Người cháu cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc gắn với cuộc đời bà lại có bao nhiêu điều kì diệu, thiêng liêng.
- Hình ảnh người bà hiện lên thật cao cả, tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
- Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình bà cháu; sự cảm thông, lòng biết ơn, trân trọng của người cháu đối với bà.

C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 2:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
“. . . Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay . . .”
(Chính Hữu, Đồng chí )
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 2:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của các từ được gạch dưới.
3. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về tình đồng chí của những người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ được thể hiện qua đoạn thơ.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 2:
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
  GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
1. Nội dung chính của đoạn thơ:
Những biểu biện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ của những người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ.
2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của các từ được gạch dưới:
- Miệng, chân, tay: nghĩa gốc.
- Vai: nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức hoán dụ.
C/ MỘT SỐ VÍ DỤ
Lớp 9
Ví dụ 2:
  GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
3. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, song cần có các ý chính sau:
- Những người lính có chung một nỗi niềm nhớ quê hương: đó là sự đồng cảm sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau. Hình ảnh thân thuộc của quê hương hiện lên, đồng thời mở ra tâm tư của người lính: nhớ thương quê nhà da diết. Họ nặng lòng với làng quê nhưng khi Tổ quốc cần, sẵn lòng nghe theo tiếng gọi của non sông.
- Họ luôn sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn: Anh và tôi cùng chịu đựng và đều vượt qua gian khổ. Qua khổ thơ, nhà thơ muốn nói đến sự cảm thông của đồng đội từ gian khổ của chiến trường: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Tay nắm lấy bàn tay là biểu tượng lung linh, đẹp đẽ của tình đồng đội, đồng chí. . .
- Đoạn thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ thật cụ thể, giản dị mà sâu sắc.
D/ MỘT SỐ LƯU Ý:
1/ Giáo viên trong tổ, nhóm thống nhất đề cương ôn tập cô đọng, súc tích, có tính ứng dụng…
2/ Phân công giáo viên trong tổ cùng ra đề, đáp án sau đó họp tổ chuyên môn góp ý, thống nhất, bổ sung, hoàn thiện để có được nhiều đề về phần đọc hiểu sử dụng cho học sinh ôn luyện.
3/ Không nên đưa đáp án (hoặc gợi ý cách làm bài) vào đề cương ôn tập (tài liệu phát cho học sinh).
4/ Đề ra trọng tâm, vừa sức, phù hợp với học sinh, có đánh giá được năng lực học tập của HS.
5/ Chọn được đoạn ngữ liệu có thể khai thác, đưa ra những câu hỏi về nội dung, chủ đề, ý nghĩa văn bản; lập luận, phương thức biểu đạt, phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật; vận dụng kiến thức Đọc-hiểu để giải quyết các tình huống tương tự trong học tập, cuộc sống.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE
CỦA QUÝ THẦY, CÔ



[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ văn phiến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)