Hướng dẫn ra đề, soạn giáo án

Chia sẻ bởi Hoàng Việt Hùng | Ngày 02/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn ra đề, soạn giáo án thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀN THÊM VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Trong thực tiễn, giáo viên thường chưa phân biệt rạch ròi giữa hai phạm trù kiểm tra và đánh giá.
Đánh giá: là quá trình thu thập và xử lí thông tin một cách kịp thời, có hệ thống về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót.
Kiểm tra: là hành động cung cấp thông tin, là cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện và hình thức đánh giá.
Như vậy kiểm tra chỉ đơn thuần để lấy điểm mà không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm giáo dục thì chưa phải là đánh giá.
Về chuẩn, tiêu chí đánh giá.
Trong thực tiễn, hầu hết giáo viên thường xác định các nội dung để biên soạn đề kiểm tra qua SGK, SGV. Cần lưu ý rằng, những HD trong sách GV, những nội dung trong SGK chỉ có tính chất tham khảo, gợi ý bởi có hiều chỉ dẫn, nhiều nội dung cao hơn chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định

Về thời điểm đánh giá, thang đánh giá
Đánh giá kết quả học tập diễn ra ở hầu hết các thời điểm: đầu tiết học; trong tiết học; qua mỗi bài, mỗi phần, mỗi chương; cuối học kỳ, cuối năm học.
Thang tỉ lệ gồm 11 bậc (0, 1, 2 ... 10); đánh giá kết quả chung của một học kỳ hoặc cả năm bằng thang định hạng gồm 5 bậc (giỏi, khá, TB, yếu, kém)

Về hình thức trắc nghiệm KQ: Người ta thường sử dụng 4 dạng câu hỏi: nhiều lựa chọn, điền khuyết, ghép đôi và đúng/sai.
- Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần dẫn (là một câu hỏi hoặc một câu nói chưa hoàn chỉnh) và phần lựa chọn (là các phương án trả lời cho câu hỏi hoặc ghép thêm để hoàn thiện câu nói ở phần dẫn)
Lưu ý cho dạng câu hỏi này:
+ Phần dẫn phải tạo căn bản cho phần lựa chọn bằng cách đặt ra vấn đề hay đưa ra ý tưởng rõ ràng giúp HS hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì.
+ Phần lựa chọn gồm 4 hoặc 5 phương án, trong đó chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại gọi là nhiễu. Nếu sử dụng trường hợp chỉ có một phương án đúng thì các phương án nhiễu phải sai và phải được thiết kế dựa trên những lỗi thông thường mà HS hay mắc phải. Nếu sử dụng trường hợp có một phương án đúng nhất thì các phương án nhiễu cũng phải đúng nhưng không đầy đủ. Các phương án lựa chọn phải có độ dài tương xứng bởi một phương án dài hơn hoặc ngắn hơn có thể thu hút sự chú ý của HS.
+ Câu hỏi dạng đúng sai: Được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng hay sai. Người soạn phải chọn cách hành văn độc đáo sao cho những câu phát biểu trở nên khó hơn đối với những người chưa hiểu kỹ bài học và do đó người ta tránh chép nguyên văn SGK.
+ Câu hỏi dạng ghép đôi: Được thiết kế thành hai cột, cột trái là phần dẫn, cột phải là phần lựa chọn. HS phải ghép mỗi phần dẫn với một phần lựa chọn để được một khẳng định thích hợp

Đối với dạng này cần lưu ý:
Số lựa chọn ở cột phải nên nhiều hơn số câu hỏi ở cột trái để tránh tình trạng khi ghép đến cặp cuối cùng thì HS không phải suy nghĩ gì cũng ghép được
+ Câu hỏi dạng điền khuyết: Có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn hoặc có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà HS phải điền vào đó bởi một từ, một cụm từ, một kí hiệu.

Đối với dạng này cần lưu ý:
Đáp án cho câu hỏi phải đơn trị, tức là chỉ có một đáp án đúng.
CÁCH RA ĐỀ KIỂM TRA
Khung đánh giá:
Thang điểm kiểm tra: Theo thang điểm 10
Tỉ lệ lí thuyết và thực hành 4-6, hoặc 5-5
Đề kiểm tra: Khi soạn đề kiểm tra cần xác định được:
Phạm vi kiến thức cần kiểm tra:
+ Đối với bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút, phạm vi kiến thức là bài học trước đó.
+ Đối với bài kiểm tra 1 tiết phạm vi kiến thức do PPCT quy định.
+ Đối với bài kiểm tra học kỳ, phạm vi kiến thức là trong một học kỳ mà học sinh vừa học.
+ Mức độ kiến thức kĩ năng, thái độ căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.

Mục tiêu cần đạt được: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Số câu hỏi, thời gian dự kiến và điểm cho mỗi câu hỏi.
Câu hỏi phải rõ ràng để học sinh phải xác định rõ yêu cầu của đề bài. Tránh ra những câu đa nghĩa.

KHUNG CỦA MỘT ĐỀ KIỂM TRA
1. Mục tiêu đánh giá.
2. Yêu cầu của đề.
3. Ma trận đề.









m- là số câu hỏi; n- trọng số điểm
4. Đề bài (Dựa vào ma trận đề để ra đề)
5. Đáp án.

HD SOẠN GIÁO ÁN
CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN
Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong HS đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?
Mục tiêu được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp
Mục tiêu phải cụ thể để GV, HS có thể tự đánh giá được sau khi học xong bài
Kiến thức
- Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gội tên, vẽ ra, mô tả, nêu tên, nêu đặc điểm, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví dụ,...
Hiểu: Giải thích, minh hoạ, nhận biết, phán đoán,.....
Vận dụng: Xử lí tình huống, phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề,..
Kỹ năng
Quan sát, nhập, tìm kiếm, sửa đổi, sắp xếp, thực hiện các thao tác,...biết khởi động..., trình bày, so sánh, đối chiếu, phân loại, tạo báo cáo, tạo bảng, tính toán, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá...
Thái độ
Có ý thức, tự giác, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối
b, Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học
c, Các hoạt động dạy - học.
Các hoạt động này phải nhằm thực hiện các mục tiêu của bài học.
- Trong từng hoạt động phải làm rõ hoạt động nào là của GV hoạt động nào là của HS.
- Cần áp dụng phương pháp nào trong mỗi hoạt động.
- Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều
- Trong từng hoạt động GV nên ghi rõ các bước:
+ Mục tiêu của hoạt động: cụ thể hơn mục tiêu chung.
+ Cách tiến hành: GV áp dụng PP nào, HS làm gì?
+ Hoạt động của GV: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận,..
d, Tổng kết đánh giá cuối bài.
Tổng kết bài
Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính.
Có thể dùng phiếu đánh giá thay cho tổng kết.
Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho HS về nhà.
Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết.
Cải tiến đánh giá
+ HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài
+ Bài học đã đạt được mục tiêu đề ra chưa?
+ Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp và hiệu quả
e, Khung một bài soạn.
TÊN BÀI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức.
Kỹ năng.
Thái độ (nếu có)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên.
Chuẩn bị của học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC





IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Việt Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)