HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 6 HỌC KỲ II
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lực |
Ngày 18/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 6 HỌC KỲ II thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP SINH HỌC 6 HỌC KỲ II
1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Sự thụ phấn: Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Sự thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tủ.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện cần cho sự thụ tinh.
2. Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn?
1.Hoa tự thụ phấn:
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc.
Ví dụ: Hoa chanh, hoa cam.
2.Hoa giao phấn:
- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.
- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị-nhụy không chín cùng một lúc.
Ví dụ: Hoa ngô, hoa mướp.
3.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Có lợi cho thụ phấn
Bao hoa
Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp, có màu sắc sặc sỡ
Giúp sâu bọ drễ nhận biết được hoa
Nhị hoa
Có hạt phấn to, dính và có gai
Hạt phấn dễ dính bám vào cơ thể sâu bọ
Nhụy hoa
Đầu nhụy thường có chất dính
Dính hạt phấn
Đặc điểm khác
Có hương thơm, mật ngọt
Giúp dẫn dụ saau bọ
4. Việc nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
Việc nuôi ong trong vường cây ăn quả vừa có lợi cho cây , vừa có lợi cho con người:
+ Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn, làm cho cây sai quả hơn.
+ Ong lấy mật được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn.
5. Trình bày quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả?
*Quá trình thụ tinh gồm 2 hiện tượng:
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên ( nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn.
+ Ống phần xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu tiếp xúc với noãn.
2. Hiện tượng thụ tinh
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính.
* Kết hạt:
+ Hợp tử ( phôi
+ Noãn ( hạt chứa phôi
* Tạo quả:
+ Bầu nhụy( quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa).
6. Trình bày đặc điểm của các loại quả?
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
* Quả khô:
- Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.
- Chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.
Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan……
+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
Vd: quả thìa là, quả chò….
* Quả thịt :
- Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.
- Chia thành 2 nhóm :
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước.
Vd: quả cam, cà chua….
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.
Vd: quả xoài, quả nhãn….
7. Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào?
Quả mọng
Qủa hạch
Có phần thịt quả rất dày và mọng nước.
Ví dụ: Quả cà chua, quả chanh, quả đu đủ, quả chuối....
Ngoài phần thịt còn có hạch rất cứng chứa hạt ở bên trong.
Ví dụ: Quả táo, quả đào, quả mơ....
8. Vì sao người ta thu hoạch quả đỗ đen và quả đỗ xanh trước khi quả chín khô
Vì: Nếu để quả chín khô thì vỏ quả sẽ nứt ra và hạt sẽ văng ra ngoài khi đó ta không thu hoạch được
9. Hạt gồm những bộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lực
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)