Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 11 - HKII (2011 - 2012)

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Diện | Ngày 26/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 11 - HKII (2011 - 2012) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN THỜI – CÀ MAU
TỔ NGỮ VĂN

ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ II
[Năm học: 2011 – 2012]

A.KIẾN THỨC CƠ BẢN:

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
1. Tác giả: Phan Bội Châu:
Học giỏi nổi tiếng, từng đỗ giải nguyên, từng bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan gây dựng phong trào chống Pháp; Sự nghiệp thơ văn đồ sộ, phong phú đều nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng.
2.Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- 1905 là năm đất nước vẫn đang trong hoàn cảnh tăm tối, mịt mờ.
- Theo chủ trương của hội Duy Tân, PBC chia tay bạn bè sang Nhật Bản tranh thủ sự giúp đỡ của nước này đối với phong trào CM Việt Nam. Trước khi lên đường, vào lúc chia tay (trong bữa cơm ngày Tết do PBC tổ chức tại nhà mình) PBC đã sáng tác bài thơ này.
b. Nội dung và nghệ thuật.
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, táo bạo về chí làm trai của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX.
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, hình tượng thơ đẹp và đậm chất sử thi.
3. Luyện tập:
Cảm nhận về bài thơ Xuất dương lưu biệt của PBC.

HẦU TRỜI
1.Tác giả: Tản Đà
Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”. Thơ văn ông có thể xem như gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Bài thơ in trong tập “Còn chơi” (1921).
- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên
- Biểu hiện rõ đặc điểm thơ Tản Đà:
+ cái tôi lãng mạn bay bổng trong thơ đã làm nên điệu tâm hồn mới mẻ. Nó vừa hài hòa, phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm thương, ưu ái.
+ gạch nối của hai thời đại thi ca: trung đại và hiện đại.
b. Nội dung và nghệ thuật
- Qua câu chuyện Hầu Trời, nhà thơ mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân. Đó là một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
- Giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu tự nhiên, thoả mái, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh…

VỘI VÀNG
1.Tác giả: Xuân Diệu
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ sau cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu hướng vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ
- In trong tập "Thơ thơ" xuất bản 1938
- Vội vàng là một trong bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng, in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (thiết tha, rạo rực, băn khoăn - Hoài Thanh) và tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo nghệ thuật thơ ông.
b. Nội dung và nghệ thuật.
- Phần đầu: niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người về cuộc đời
+ Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu
+ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian
Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm về thời gian tuần hoàn của người xưa)
Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Diện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)