Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 11 - HKI (2011 - 2012)
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Diện |
Ngày 26/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn ôn tập Ngữ Văn 11 - HKI (2011 - 2012) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11- HỌC KÌ I (Năm học: 2011 – 2012)
I. PHẦN TIẾNG VIỆT: (Lưu ý: Phần tiếng Việt không có trong đề thi – Ôn tập TV làm cơ sở cho phân môn làm văn).
1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
- Đặc điểm của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Mối quan hệ 2 chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2.Thực hành về thành ngữ, điển cố:
Nhận diện và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.
3.Ngữ cảnh:
- Khái niệm.
- Các nhân tố của ngữ cảnh.
4. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Khái niệm:
- Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí:Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn)
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện của 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí.
5. Bản tin: Viết được một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống.
II. PHẦN VĂN HỌC:
1.VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự)- Lê Hữu Trác
a) Nội dung
- Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa.
+ Quang cảnh tráng lệ, trang nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử…).
+ Cung cách sinh hoạt, nghi lễ khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu, người hạ, cảnh khám bệnh…)
- Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+ Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
+ Lúc đầu có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y.
- Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
b) Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, lựa chọn được những chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.
c) Luyện tập:
(1)-Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực nơi phủ chúa Trịnh và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.
(2)-Con người Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
2. TỰ TÌNH- Hồ Xuân Hương
a) Nội dung
- Hai câu đề : + Câu 1: Bối cảnh không gian, thời gian
+ Câu 2: Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình
- Hai câu thực
Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa cay đắng; nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ).
- Hai câu luận
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người như mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu kết
Tâm trạng chán chường buồn tủi – hệ quả của khát vọng hạnh phúc và cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
b) Nghệ thuật
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non,…)
c) Luyện tập:
(1)-Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II)
3. CÂU CÁ MÙA THU- Nguyến Khuyến
a. Nội dung
- Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập, vừa cân đối, hài hoà; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
- Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh
I. PHẦN TIẾNG VIỆT: (Lưu ý: Phần tiếng Việt không có trong đề thi – Ôn tập TV làm cơ sở cho phân môn làm văn).
1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
- Đặc điểm của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Mối quan hệ 2 chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2.Thực hành về thành ngữ, điển cố:
Nhận diện và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.
3.Ngữ cảnh:
- Khái niệm.
- Các nhân tố của ngữ cảnh.
4. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Khái niệm:
- Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí:Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn)
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện của 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí.
5. Bản tin: Viết được một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống.
II. PHẦN VĂN HỌC:
1.VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự)- Lê Hữu Trác
a) Nội dung
- Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa.
+ Quang cảnh tráng lệ, trang nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử…).
+ Cung cách sinh hoạt, nghi lễ khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu, người hạ, cảnh khám bệnh…)
- Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+ Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
+ Lúc đầu có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y.
- Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
b) Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, lựa chọn được những chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh.
- Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước.
- Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.
c) Luyện tập:
(1)-Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực nơi phủ chúa Trịnh và thái độ của tác giả trước hiện thực đó.
(2)-Con người Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
2. TỰ TÌNH- Hồ Xuân Hương
a) Nội dung
- Hai câu đề : + Câu 1: Bối cảnh không gian, thời gian
+ Câu 2: Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình
- Hai câu thực
Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa cay đắng; nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ).
- Hai câu luận
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người như mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu kết
Tâm trạng chán chường buồn tủi – hệ quả của khát vọng hạnh phúc và cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
b) Nghệ thuật
Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non,…)
c) Luyện tập:
(1)-Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II)
3. CÂU CÁ MÙA THU- Nguyến Khuyến
a. Nội dung
- Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập, vừa cân đối, hài hoà; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
- Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Diện
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)