Hướng dãn nhiệm vụ thanh tra năm học 2008- 2009
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Yên |
Ngày 09/10/2018 |
320
Chia sẻ tài liệu: Hướng dãn nhiệm vụ thanh tra năm học 2008- 2009 thuộc Thể dục 1
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 7623/BGDĐT-TTr
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2008 - 2009
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 21 tháng 8 năm 2008
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 40/2000/QH10 và số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X, Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009, Thanh tra Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra đối với các Sở GD&ĐT như sau:
Phần I
Nhiệm vụ trọng tâm
1. Cơ quan Thanh tra giáo dục các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế; đổi mới hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động thanh tra. Tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
2. Tăng cường công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”(Hai không), cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, việc đảm bảo cho trẻ 5 tuổi được học lớp Mầm non 5 tuổi trước khi vào học lớp 1. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy và học, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, xét lên lớp, tuyển sinh, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ trong các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo.
Phần II
Các nhiệm vụ cụ thể
I. Củng cố tổ chức Thanh tra các cấp
1. Thanh tra Bộ GD&ĐT
- Tiếp tục tuyển dụng, bổ sung biên chế đảm bảo về phẩm chất, năng lực và nghiệp vụ thanh tra. Quan tâm công tác bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thanh tra.
- Tiếp tục xây dựng Đề án Đổi mới công tác thanh tra trong Chiến lược Phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2008 – 2020.
- Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức theo quy định của Lãnh đạo Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Thanh tra Sở GD&ĐT
- Các sở GD&ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương phối hợp với Thanh tra tỉnh và Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan Thanh tra Sở đảm bảo đạt khoảng 10% biên chế cơ quan Sở, trường hợp đặc biệt tỷ lệ đó có thể cao hơn, trong đó có 01 thanh tra viên có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Bổ nhiệm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên theo Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Việc điều động, tuyển dụng cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra phải lựa chọn từ những cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, có phẩm chất, uy tín và năng lực.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra; tham mưu với Lãnh đạo Sở về việc bổ nhiệm, chuyển ngạch và nâng ngạch cho cán bộ thanh tra theo quy định.
- Lựa chọn
Số: 7623/BGDĐT-TTr
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2008 - 2009
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 21 tháng 8 năm 2008
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 40/2000/QH10 và số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X, Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009, Thanh tra Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra đối với các Sở GD&ĐT như sau:
Phần I
Nhiệm vụ trọng tâm
1. Cơ quan Thanh tra giáo dục các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế; đổi mới hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động thanh tra. Tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
2. Tăng cường công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”(Hai không), cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, việc đảm bảo cho trẻ 5 tuổi được học lớp Mầm non 5 tuổi trước khi vào học lớp 1. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy và học, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, xét lên lớp, tuyển sinh, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ trong các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo.
Phần II
Các nhiệm vụ cụ thể
I. Củng cố tổ chức Thanh tra các cấp
1. Thanh tra Bộ GD&ĐT
- Tiếp tục tuyển dụng, bổ sung biên chế đảm bảo về phẩm chất, năng lực và nghiệp vụ thanh tra. Quan tâm công tác bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thanh tra.
- Tiếp tục xây dựng Đề án Đổi mới công tác thanh tra trong Chiến lược Phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2008 – 2020.
- Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức theo quy định của Lãnh đạo Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Thanh tra Sở GD&ĐT
- Các sở GD&ĐT căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương phối hợp với Thanh tra tỉnh và Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để kiện toàn tổ chức thanh tra, bố trí biên chế cho cơ quan Thanh tra Sở đảm bảo đạt khoảng 10% biên chế cơ quan Sở, trường hợp đặc biệt tỷ lệ đó có thể cao hơn, trong đó có 01 thanh tra viên có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính. Bổ nhiệm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên theo Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Việc điều động, tuyển dụng cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra phải lựa chọn từ những cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, có phẩm chất, uy tín và năng lực.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra; tham mưu với Lãnh đạo Sở về việc bổ nhiệm, chuyển ngạch và nâng ngạch cho cán bộ thanh tra theo quy định.
- Lựa chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Yên
Dung lượng: 18,84KB|
Lượt tài: 4
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)