Hướng dẫn mở bài
Chia sẻ bởi Bích Nguyễn |
Ngày 21/10/2018 |
73
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn mở bài thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA:NGỮ VĂN
Lớp: Sư phạm Văn A
THỰC HÀNH
TIẾNG VIỆT_LÀM VĂN
NHÓM 10
THÀNH VIÊN NHÓM:
1.Đặng Tường Vy
2.Trương Thị Mai
3.Trần Thị Nhật Cương
4.Nguyễn Thị Bích Ngọc
TRÌNH BÀY VỀ NHỮNG CÁCH VIẾT MỞ BÀI
CHỨC NĂNG CỦA MỞ BÀI
Đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, nêu bật nội dung cần bàn luận.
YÊU CẦU CỦA MỞ BÀI
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12(cơ bản) cũng đã xác định rõ chức năng của phần mở bài:
-Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận.
-Hướng dẫn người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên.
-Gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
VỀ NỘI DUNG
VỀ HÌNH THỨC
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHẦN MỞ BÀI
Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc vào vấn đề.
Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.
Nêu giới hạn vấn đề: nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (một đề tài, một tác phẩm hay nhiều tác phẩm…).
Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với trước đó và đương thời (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể).
NỘI DUNG
Mở đầu đoạn: Nêu những câu dẫn dắt (có thể là những lời văn của mình, có thể là một câu thơ, đoạn văn của một tác giả, có thể là một câu chuyện nhỏ, một câu nói nổi tiếng của một nhân vật, một chính khách…).
Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính của bài viết (có thể đã nêu rõ trong đề, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu lên).
Phần kết đoạn: Nêu giới hạn vấn đề và phạm vi tư liệu mà bài viết sẽ trình bày. Phần này thường được nêu rõ trong đề bài, người viết chỉ cần nêu lại yêu cầu và đoạn trích, câu trích của đề bài.
NỘI DUNG
VÍ DỤ
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Trong văn học sau cách mạng tháng Tám đã có không ít tác phẩm viết về con người không may rơi vào tay giặc, trong nhà lao, trước cái chết vẫn hiên ngang bất khuất. Thật thú vị là trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công một hình tượng tuyệt vời về con ngườikhí phách, tài hoa trong nhà tù chờ ngày lĩnh án chém, ông Huấn Cao, nhân vật chính của tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Đoạn mở bài trên người viết đảm bảo đầy đủ nội dung của một đoạn mở bài.
- Phần dẫn dắt vấn đề: Nêu lên hình tượng những người anh hùng rơi vào tay giặc mà vẫn hiên ngang.
- Phần nêu vấn đề: Hình tượng nhân vật Huấn Cao mang khí phách hiên ngang và tài hoa.
- Giới hạn vấn đề: Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC
Ngắn gọn: Từ khâu dẫn dắt vấn đề đến khâu nêu tầm quan trọng, ý nghĩa (nếu có) chỉ ngắn gọn trong 6 – 8 câu. Nhưng vẫn cần đảm bảo được tính trọn vẹn của vấn đề và tránh lan man không nêu được vấn đề trung tâm.
Đầy đủ: Khi đọc xong mở bài phải làm cho người đọc hiểu được vấn đề đặt ra ở đây là gì, trong phạm vi nào và thao tác được vận dụng để giải quyết vấn đề đó như thế nào…Phần này nhất thiết cần đầy đủ tất cả các nội dung, quan trọng nhất là phải nêu đúng, đủ vấn đề của bài làm.
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC
Độc đáo: Đoạn mở bài cần phải gây được sự chú ý và gợi cho người đọc sự quan tâm, niềm hứng thú theo dõi sự trình bày ở các phần sau.
Giản dị, tự nhiên: Đòi hỏi khi viết phải có giọng điệu tự nhiên, có khả năng tạo ra cảm giác gần gũi, quen thuộc với người đọc (người nghe) và có sức gợi nghĩ (gợi cảm).
CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Dạng nổi (Lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, hình thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng trong đề bài. Ở đề bài này vấn đề cần bàn luận đã có sẵn.
Ví dụ 1: Vai tṛò của biển với đời sống nhân loại.
Vấn đề trọng tâm đă được nói rõ ở đề bài đó là khẳng định vai tṛò quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Ví dụ 2 : Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam
Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.
CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi…nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…
Ví dụ: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam
Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo...
Tuỳ thuộc vào nội dung, mục đích khuôn khổ bài viết, phương thức trình bày và phong cách diễn đạt mà người viết có sự lựa chọn cách viết cho phù hợp.
MỞ BÀI TRỰC TIẾP
MỞ BÀI GIÁN TIẾP
CÁC CÁCH MỞ BÀI
MỞ BÀI TRỰC TIẾP
Đặc điểm:
Mở bài trực tiếp là cách mở bài giới thiệu ngay vấn đề nghị luận.
Ưu-Nhược điểm
- Ưu điểm :
+ Đi thẳng ngay vào vấn đề một cách nhanh gọn, tự nhiên nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.
+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.
+Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
- Nhược điểm:
Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc, dễ khô khan, ít hấp dẫn.
VÍ DỤ
Đề bài: Phân tích tình huống “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
I.Mở bài trực tiếp
Truyện ngắn “Vợ nhặt “ của nhà văn Kim Lân( rút từ tập “Con chó xấu xí”-1962) hấp dẫn người đọc không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn bởi vì tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo,éo le.Phân tích truyện vợ nhặt ta sẽ thấy được cái tình và cái tài của tác giả.
-Vấn đề nghị luận: Tình huống “vợ nhặt”
- Cách thức nghị luận: Phân tích.
- Phạm vi tư liệu: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Phân tích cách mở bài trực tiếp đã đẫn dắt trực tiếp vào vấn đề đó là phân tích tình huống “ Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân. Nhưng cách làm này lại không lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
MỞ BÀI GIÁN TIẾP
Đặc điểm:
Mở bài gián tiếp là dẫn dắt vào đề bằng cách nêu các ý có liên quan đến vấn đề cần nghị luận để kích thích trí tò mò, gợi sự chú ý của người đọc rồi từ đó mới nêu lên vấn đề chính.
MỞ BÀI THEO KIỂU DIỄN DỊCH
Khái niệm: Mở bài theo kiểu diễn dịch tức là nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
Đề bài: Phân tích tình huống “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Trong các tác phẩm văn học việc xây dựng nên một tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng .Việc tạo nên một tình huống truyện độc đáo không chỉ khái quát ý nghĩa của truyện ngắn vợ nhặt mà còn tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc và với tác phẩm vợ nhặt .Và tình huống “Vợ nhăt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân đã làm được điều đó
MỞ BÀI THEO KIỂU QUY NẠP
Khái niệm: Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Đối với con người Việt Nam từ xưa đến nay việc cưới hỏi luôn có ý nghĩa quan trọng là việc mà cả cuộc đời cuả con người chỉ có một lần.Ấy vậy mà trong cảnh nạn đói năm 1945 việc cưới xin dường như chỉ như một trò đùa và người vợ tựa như một đồ vật mà dễ dàng nhặt được và đó cũng chính là tình huống “ Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
MỞ BÀI THEO KIỂU TƯƠNG LIÊN
Khái niệm: Mở bài theo kiểu tương liên là mở bài bằng cách bắt đầu nêu lên một ý tương tự hoặc có liên quan với ý của luận đề, có tác dụng gợi ra sự liên tưởng rồi chuyển sang luận đề.
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Nếu trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tình huống nhận thức khám phá về cái đẹp chân thiện mĩ và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống thì tình huống “ vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Lân lại là một tình huống truyện độc đáo mà éo le thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm và phản ánh hiện thực thảm khốc của nạn đói năm 1945 đã lí giải tại sao lai xuất hiện tình huống éo le như vậy
MỞ BÀI THEO KIỂU
TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP
Khái niệm: Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập là cách mở bài nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề nghị luận hoặc nêu lên các ý kiến đối lập nhau về vấn đề cần nghị luận. Cách mở bài này sáng tạo sự căng thẳng, không khí tranh luận ngay từ đầu bài viết, thu hút sự chú ý và gây hấp dẫn cho người đọc.
MỞ BÀI THEO KIỂU
TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Tình huống truyện là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của một tác phẩm. Bên cạnh những tác phẩm không có cốt truyện và tình huống truyện thì lại có những tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc, tiêu biểu là tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân. Tình huống gây nên sức ám ảnh cho người đọc, tái hiện khung cảnh nạn đói năm 1945 cũng như số phận rẻ rúng của con người trong thời điểm đó.
MỞ BÀI BẰNG CÁCH ĐẶT
CÂU HỎI (NGHI VẤN)
Khái niệm: Là kiểu mở bài mà người viết tự đề xuất câu hỏi về vấn đề cần bàn. Trả lời câu hỏi chính là cách giải quyết vấn đề, nêu lên được vấn đề cần bàn bạc.
VÍ DỤ
Đề bài: Đ. Điđrô đã nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Em hãy bình luận câu nói trên.
“Trong xã hội, ai lại chẳng muốn thành đạt trong mọi hoạt động, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt đó? Có thể nói, để tạo nên sự thành đạt thì có nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng một trong những yếu tố có giá trị kiên quyết đó chính là mục đích sống. Nhà văn Pháp Đ. Điđrô đã nêu ra kết luận: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Ở mở bài trên người viết nêu nghi vấn: “Cái gì tạo nên sự thành đạt đó?”. Trả lời cho nghi vấn này người viết đã nêu được vấn đề cần nghị luận: Yếu tố quyết định sự thành đạt chính là “mục đích sống”.
DẠNG HỖN HỢP
HỖN HỢP: Phối hợp tóm lược, liên tưởng, phát triển.
Vd: Đọc Truyện Kiều và toàn bộ thơ văn Nguyễn Du, ta thấy từ trong đáy lòng cuộc đời cũ chồng chất bao nhiêu oán hờn, bao nhiêu đau xót. Ta nhớ lại lời nhà Phật: nước mắt chúng sinh dồn lại còn nhiều hơn nước bốn bể. Ta càng thấy cuộc đời không thể nào không làm lại và ta càng thấy đẹp vô cùng, anh dũng vô cùng những con người anh hùng của thời đại chúng ta, những con người từ trong bể khổ vùng dậy đấu tranh cách mạng, kiên quyết làm lại cuộc đời.
CHÚ Ý
Đoạn mở bài đúng nhất thiết phải có hai nội dung:
+Thứ nhất, nêu vấn đề bàn bạc ở phần mở bài
+Thứ hai, nêu phạm vi tư liệu, giới hạn vấn đề.
Về hình thức, trình bày có ý tứ rõ ràng, câu gọn gàng, đúng ngữ pháp,ngữ nghĩa, đồng thời nêu được chủ đề của đoạn.
NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ
- Phần mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và vấn đề đó cần phải khái quát, ngắn gọn.
- Khi dẫn dắt vấn đề cần bám sát vấn đề trọng tâm nêu ở phần giữa của đoạn mở bài.
- Khi viết cần tránh đến mức tối đa những lỗi chính tả (lỗi về dùng từ, đặt câu).
CÁCH VIẾT MỘT MỞ BÀI HAY
-Một mở bài hay là một mở bài đưa ra vấn đề bất ngờ, khiến cho người ta có hứng thú tham gia vào việc giải quyết vấn đề đó.
-Muốn mở bài cho hay và thành thạo cần luyện tập bằng cách cùng một đề văn nhưng suy nghĩ và viết nhiều mở bài khác nhau. Các mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt tạo nên. Như vậy, người viết khi xác định được ba phần của đoạn mở bài, giữ lại hai phần sau (phần nêu vấn đề và phần giới hạn) và khéo léo thay đổi phần dẫn dắt vấn đề thì sẽ có mở bài hay.
MỘT MỞ BÀI HAY CẦN PHẢI
1) Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
2) Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?
3) Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ“độc đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt: Giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
4) Tự nhiên: Viết văn nói chung cần phải giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo
MỘT MỞ BÀI HAY CẦN TRÁNH
1) Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa, dẫn dắt mãi mà không gắn được vào việc nêu vấn đề.
2) Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
3) Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi
KHOA:NGỮ VĂN
Lớp: Sư phạm Văn A
THỰC HÀNH
TIẾNG VIỆT_LÀM VĂN
NHÓM 10
THÀNH VIÊN NHÓM:
1.Đặng Tường Vy
2.Trương Thị Mai
3.Trần Thị Nhật Cương
4.Nguyễn Thị Bích Ngọc
TRÌNH BÀY VỀ NHỮNG CÁCH VIẾT MỞ BÀI
CHỨC NĂNG CỦA MỞ BÀI
Đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, nêu bật nội dung cần bàn luận.
YÊU CẦU CỦA MỞ BÀI
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12(cơ bản) cũng đã xác định rõ chức năng của phần mở bài:
-Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận.
-Hướng dẫn người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên.
-Gợi hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
VỀ NỘI DUNG
VỀ HÌNH THỨC
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHẦN MỞ BÀI
Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc vào vấn đề.
Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.
Nêu giới hạn vấn đề: nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (một đề tài, một tác phẩm hay nhiều tác phẩm…).
Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với trước đó và đương thời (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể).
NỘI DUNG
Mở đầu đoạn: Nêu những câu dẫn dắt (có thể là những lời văn của mình, có thể là một câu thơ, đoạn văn của một tác giả, có thể là một câu chuyện nhỏ, một câu nói nổi tiếng của một nhân vật, một chính khách…).
Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính của bài viết (có thể đã nêu rõ trong đề, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu lên).
Phần kết đoạn: Nêu giới hạn vấn đề và phạm vi tư liệu mà bài viết sẽ trình bày. Phần này thường được nêu rõ trong đề bài, người viết chỉ cần nêu lại yêu cầu và đoạn trích, câu trích của đề bài.
NỘI DUNG
VÍ DỤ
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Trong văn học sau cách mạng tháng Tám đã có không ít tác phẩm viết về con người không may rơi vào tay giặc, trong nhà lao, trước cái chết vẫn hiên ngang bất khuất. Thật thú vị là trước cách mạng tháng Tám, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công một hình tượng tuyệt vời về con ngườikhí phách, tài hoa trong nhà tù chờ ngày lĩnh án chém, ông Huấn Cao, nhân vật chính của tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Đoạn mở bài trên người viết đảm bảo đầy đủ nội dung của một đoạn mở bài.
- Phần dẫn dắt vấn đề: Nêu lên hình tượng những người anh hùng rơi vào tay giặc mà vẫn hiên ngang.
- Phần nêu vấn đề: Hình tượng nhân vật Huấn Cao mang khí phách hiên ngang và tài hoa.
- Giới hạn vấn đề: Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC
Ngắn gọn: Từ khâu dẫn dắt vấn đề đến khâu nêu tầm quan trọng, ý nghĩa (nếu có) chỉ ngắn gọn trong 6 – 8 câu. Nhưng vẫn cần đảm bảo được tính trọn vẹn của vấn đề và tránh lan man không nêu được vấn đề trung tâm.
Đầy đủ: Khi đọc xong mở bài phải làm cho người đọc hiểu được vấn đề đặt ra ở đây là gì, trong phạm vi nào và thao tác được vận dụng để giải quyết vấn đề đó như thế nào…Phần này nhất thiết cần đầy đủ tất cả các nội dung, quan trọng nhất là phải nêu đúng, đủ vấn đề của bài làm.
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC
Độc đáo: Đoạn mở bài cần phải gây được sự chú ý và gợi cho người đọc sự quan tâm, niềm hứng thú theo dõi sự trình bày ở các phần sau.
Giản dị, tự nhiên: Đòi hỏi khi viết phải có giọng điệu tự nhiên, có khả năng tạo ra cảm giác gần gũi, quen thuộc với người đọc (người nghe) và có sức gợi nghĩ (gợi cảm).
CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Dạng nổi (Lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, hình thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng trong đề bài. Ở đề bài này vấn đề cần bàn luận đã có sẵn.
Ví dụ 1: Vai tṛò của biển với đời sống nhân loại.
Vấn đề trọng tâm đă được nói rõ ở đề bài đó là khẳng định vai tṛò quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Ví dụ 2 : Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam
Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.
CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi…nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…
Ví dụ: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam
Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo...
Tuỳ thuộc vào nội dung, mục đích khuôn khổ bài viết, phương thức trình bày và phong cách diễn đạt mà người viết có sự lựa chọn cách viết cho phù hợp.
MỞ BÀI TRỰC TIẾP
MỞ BÀI GIÁN TIẾP
CÁC CÁCH MỞ BÀI
MỞ BÀI TRỰC TIẾP
Đặc điểm:
Mở bài trực tiếp là cách mở bài giới thiệu ngay vấn đề nghị luận.
Ưu-Nhược điểm
- Ưu điểm :
+ Đi thẳng ngay vào vấn đề một cách nhanh gọn, tự nhiên nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.
+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.
+Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
- Nhược điểm:
Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc, dễ khô khan, ít hấp dẫn.
VÍ DỤ
Đề bài: Phân tích tình huống “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
I.Mở bài trực tiếp
Truyện ngắn “Vợ nhặt “ của nhà văn Kim Lân( rút từ tập “Con chó xấu xí”-1962) hấp dẫn người đọc không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn bởi vì tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo,éo le.Phân tích truyện vợ nhặt ta sẽ thấy được cái tình và cái tài của tác giả.
-Vấn đề nghị luận: Tình huống “vợ nhặt”
- Cách thức nghị luận: Phân tích.
- Phạm vi tư liệu: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Phân tích cách mở bài trực tiếp đã đẫn dắt trực tiếp vào vấn đề đó là phân tích tình huống “ Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân. Nhưng cách làm này lại không lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
MỞ BÀI GIÁN TIẾP
Đặc điểm:
Mở bài gián tiếp là dẫn dắt vào đề bằng cách nêu các ý có liên quan đến vấn đề cần nghị luận để kích thích trí tò mò, gợi sự chú ý của người đọc rồi từ đó mới nêu lên vấn đề chính.
MỞ BÀI THEO KIỂU DIỄN DỊCH
Khái niệm: Mở bài theo kiểu diễn dịch tức là nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
Đề bài: Phân tích tình huống “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Trong các tác phẩm văn học việc xây dựng nên một tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng .Việc tạo nên một tình huống truyện độc đáo không chỉ khái quát ý nghĩa của truyện ngắn vợ nhặt mà còn tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc và với tác phẩm vợ nhặt .Và tình huống “Vợ nhăt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân đã làm được điều đó
MỞ BÀI THEO KIỂU QUY NẠP
Khái niệm: Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Đối với con người Việt Nam từ xưa đến nay việc cưới hỏi luôn có ý nghĩa quan trọng là việc mà cả cuộc đời cuả con người chỉ có một lần.Ấy vậy mà trong cảnh nạn đói năm 1945 việc cưới xin dường như chỉ như một trò đùa và người vợ tựa như một đồ vật mà dễ dàng nhặt được và đó cũng chính là tình huống “ Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
MỞ BÀI THEO KIỂU TƯƠNG LIÊN
Khái niệm: Mở bài theo kiểu tương liên là mở bài bằng cách bắt đầu nêu lên một ý tương tự hoặc có liên quan với ý của luận đề, có tác dụng gợi ra sự liên tưởng rồi chuyển sang luận đề.
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Nếu trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tình huống nhận thức khám phá về cái đẹp chân thiện mĩ và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống thì tình huống “ vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Lân lại là một tình huống truyện độc đáo mà éo le thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm và phản ánh hiện thực thảm khốc của nạn đói năm 1945 đã lí giải tại sao lai xuất hiện tình huống éo le như vậy
MỞ BÀI THEO KIỂU
TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP
Khái niệm: Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập là cách mở bài nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề nghị luận hoặc nêu lên các ý kiến đối lập nhau về vấn đề cần nghị luận. Cách mở bài này sáng tạo sự căng thẳng, không khí tranh luận ngay từ đầu bài viết, thu hút sự chú ý và gây hấp dẫn cho người đọc.
MỞ BÀI THEO KIỂU
TƯƠNG PHẢN, ĐỐI LẬP
Đề bài: Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân
Tình huống truyện là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của một tác phẩm. Bên cạnh những tác phẩm không có cốt truyện và tình huống truyện thì lại có những tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc, tiêu biểu là tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân. Tình huống gây nên sức ám ảnh cho người đọc, tái hiện khung cảnh nạn đói năm 1945 cũng như số phận rẻ rúng của con người trong thời điểm đó.
MỞ BÀI BẰNG CÁCH ĐẶT
CÂU HỎI (NGHI VẤN)
Khái niệm: Là kiểu mở bài mà người viết tự đề xuất câu hỏi về vấn đề cần bàn. Trả lời câu hỏi chính là cách giải quyết vấn đề, nêu lên được vấn đề cần bàn bạc.
VÍ DỤ
Đề bài: Đ. Điđrô đã nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Em hãy bình luận câu nói trên.
“Trong xã hội, ai lại chẳng muốn thành đạt trong mọi hoạt động, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt đó? Có thể nói, để tạo nên sự thành đạt thì có nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng một trong những yếu tố có giá trị kiên quyết đó chính là mục đích sống. Nhà văn Pháp Đ. Điđrô đã nêu ra kết luận: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Ở mở bài trên người viết nêu nghi vấn: “Cái gì tạo nên sự thành đạt đó?”. Trả lời cho nghi vấn này người viết đã nêu được vấn đề cần nghị luận: Yếu tố quyết định sự thành đạt chính là “mục đích sống”.
DẠNG HỖN HỢP
HỖN HỢP: Phối hợp tóm lược, liên tưởng, phát triển.
Vd: Đọc Truyện Kiều và toàn bộ thơ văn Nguyễn Du, ta thấy từ trong đáy lòng cuộc đời cũ chồng chất bao nhiêu oán hờn, bao nhiêu đau xót. Ta nhớ lại lời nhà Phật: nước mắt chúng sinh dồn lại còn nhiều hơn nước bốn bể. Ta càng thấy cuộc đời không thể nào không làm lại và ta càng thấy đẹp vô cùng, anh dũng vô cùng những con người anh hùng của thời đại chúng ta, những con người từ trong bể khổ vùng dậy đấu tranh cách mạng, kiên quyết làm lại cuộc đời.
CHÚ Ý
Đoạn mở bài đúng nhất thiết phải có hai nội dung:
+Thứ nhất, nêu vấn đề bàn bạc ở phần mở bài
+Thứ hai, nêu phạm vi tư liệu, giới hạn vấn đề.
Về hình thức, trình bày có ý tứ rõ ràng, câu gọn gàng, đúng ngữ pháp,ngữ nghĩa, đồng thời nêu được chủ đề của đoạn.
NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ
- Phần mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và vấn đề đó cần phải khái quát, ngắn gọn.
- Khi dẫn dắt vấn đề cần bám sát vấn đề trọng tâm nêu ở phần giữa của đoạn mở bài.
- Khi viết cần tránh đến mức tối đa những lỗi chính tả (lỗi về dùng từ, đặt câu).
CÁCH VIẾT MỘT MỞ BÀI HAY
-Một mở bài hay là một mở bài đưa ra vấn đề bất ngờ, khiến cho người ta có hứng thú tham gia vào việc giải quyết vấn đề đó.
-Muốn mở bài cho hay và thành thạo cần luyện tập bằng cách cùng một đề văn nhưng suy nghĩ và viết nhiều mở bài khác nhau. Các mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt tạo nên. Như vậy, người viết khi xác định được ba phần của đoạn mở bài, giữ lại hai phần sau (phần nêu vấn đề và phần giới hạn) và khéo léo thay đổi phần dẫn dắt vấn đề thì sẽ có mở bài hay.
MỘT MỞ BÀI HAY CẦN PHẢI
1) Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
2) Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?
3) Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ“độc đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt: Giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
4) Tự nhiên: Viết văn nói chung cần phải giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo
MỘT MỞ BÀI HAY CẦN TRÁNH
1) Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa, dẫn dắt mãi mà không gắn được vào việc nêu vấn đề.
2) Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
3) Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bích Nguyễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)