Hướng dẫn HS viết MB, KB trong bài văn tả cảnh
Chia sẻ bởi Hoàng Văn Toàn |
Ngày 10/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn HS viết MB, KB trong bài văn tả cảnh thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
I. Tên đề tài:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5A VIẾT TỐT CÁC KIỂU MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ CẢNH
II. Đặt vấn đề:
Việc giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay theo khuynh hướng giao tiếp, giúp trẻ động não suy nghĩ thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên đưa ra là mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Nó còn là nhu cầu của phụ huynh, của học sinh và đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Để đạt mục tiêu đó, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi để chọn lọc các phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Từ những suy nghĩ đó, kết hợp đọc sách tham khảo, say mê với phân môn tập làm văn, bản thân tôi dần phát hiện một số kiểu viết mở bài, kết bài khác nhau trong bài văn tả cảnh.
III. Cơ sở lí luận:
Môn tập làm văn là một trong các môn khó đối với cả người dạy và người học. Phân môn tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Học sinh lớp 5 được dạy các kĩ năng về kể chuyện, miêu tả người, cảnh vật. Bên cạnh đó, học sinh còn được rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê và nâng cao các kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn đã hình thành từ các lớp dưới. Trong đó, văn tả cảnh chiếm thời lượng rất nhiều so với quỹ thời gian ( gồm 14 tiết, từ tuần 1 – tuần 11), làm cơ sở ban đầu để các em học tốt phân môn tập làm văn ở lớp 5. Vì đây là thể loại mới nên giáo viên gặp không ít khó khăn, trăn trở khi hướng dẫn. Để bài viết của các em đạt hiệu quả cao đòi hỏi cả người dạy và người học hiểu được khái niệm, cấu tạo của từng phần trong dàn bài văn miêu tả. Trong đó, phần mở bài và kết bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh vào đề và kết thúc vấn đề một cách nhẹ nhàng, tạo ấn tượng cho người đọc. .
Xuất phát từ những yếu tố vừa nêu trên, tôi đưa ra một số kiểu viết mở bài (kết bài) trong bài văn tả cảnh.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình dạy phân môn tập làm văn lớp 5, đặc biệt là ở các bài: Luyện tập tả cảnh ( dựng đoạn mở bài, kết bài ), nhiều học sinh gặp lúng túng khi phân biệt các mở bài mẫu SGK đưa ra như: bài tập 1 trang 83 (SGK tập 1) trường hợp nào là mở bài trực tiếp, trường hợp nào là mở bài gián tiếp ; hoặc kết bài mẫu SGK đưa ra như bài tập 2 trang 84 (SGK tập 1), trường hợp nào là kết bài mở rộng, trường hợp nào là kết bài không mở rộng ; hoặc khi giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn mở bài ( hoặc kết bài ) với đề bài cho trước theo hai cách khác nhau thì các em không thể trình bày được.
Qua thực tế dạy học, trao đổi với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, tôi nhận thấy thật vất vả cho cả giáo viên và học sinh khi dạy, học với bài dạng này. Chỉ có một số ít học sinh có tính sáng tạo biết cách viết khi dựa vào các mở bài ( hoặc kết bài ) mẫu trong sách giáo khoa để viết theo cách của riêng mình. Còn lại phần lớn các em phải dựa dẫm, lấy nguyên ý của giáo viên để viết sao cho cố hoàn thành xong yêu cầu của bài tập đề ra mà chưa hiểu rõ làm thế nào để viết cho đủ ý, cho hay.
V. Nội dung nghiên cứu:
Từ những thực trạng trên đã thúc đẩy tôi chọn và viết đề tài này, nhằm giúp học sinh vừa có tính khái quát hóa vấn đề, vừa hình thành cho học sinh kĩ năng viết tốt các kiểu mở bài (kết hài) thông qua việc cung cấp, hình thành cho các em các khái niệm, cấu tạo, hình thức và cách viết các kiểu mở bài (kết hài) khác nhau như sau:
A. Mở bài:
I. Khái niệm:
- Mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đối với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
- Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Văn Toàn
Dung lượng: 191,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)