Huong dan dung DXP

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng | Ngày 29/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: huong dan dung DXP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỬ DỤNG DXP 2004 SP2
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm D2
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thái Sơn
DXP 2004 SP2 là một chương trình thiết kế mạch điện tử khá phổ biến. Cũng có nhiều chương trình thiết kế khác nhưng DXP được coi là khá mạnh so với các bộ phần mềm khác. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách cài đặt và sử dụng DXP để tạo ra một mạch điện tử hoàn chỉnh. Bài hướng dẫn này chỉ dành cho những người mới làm quen với DXP. Bài hướng dẫn gồm 2 phần:
1: Hướng dẫn cài đặt phần mềm.
2: Hướng dẫn tạo một mạch điện tử hoàn chỉnh
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
DXP 2004 SP2
Đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị 1 đĩa CD chứa chương trình cài đặt. Hoặc chương trình cài đặt đã có sẵn trong ổ cứng.
Mở đĩa CD ra. Chạy file Setup.msi để bắt đầu cài đặt. Cửa sổ cài đặt hiện ra như hình dưới.
Nhấn Next để tiếp tục cài đặt. Cửa sổ cài đặt mới hiện ra. Chọn I accept the license agreement rồi nhấn Next 4 lần.
Quá trình cài đặt được tiếp tục.
Sau khoảng 4-5 phút quá trình cài đặt thành công. Nhấn Finish để kết thúc.
HƯỚNG DẪN CRACK
Sau khi cài đặt thành công, chúng ta tiến hành crack để có thể sử dụng chương trình.
Để crack chúng ta làm như sau:
Mở tệp crack trong đĩa CD.
Chạy file keygen.exe
Cửa sổ DXP2004 SP2 keyfilemaker and patch by AGAIN xuất hiện.
Nhập tên của người sử dụng vào mục User name .Các mục Licensing Mode, Expiry Date, Info không cần để ý tới.
Sau khi đã nhập tên.Chúng ta chọn Patch như hình dưới.
Cửa sổ Patch hiện ra.Chọn đường dẫn đến C:Program FileAltium2004 SP2 tại mục Look in.
Chọn file DXP.exe rồi nhấn Open như hình dưới.
Sau đó nhấn Generate để lưu file license như hình dưới.
Cửa sổ Save license hiện ra như hình dưới.
Tại mục Save in Chọn đường dẫn đến
C:Program FileAltium2004 SP2. Sau đó đặt tên cho License tại mục File name. Tên mặc định là DXP2004. Rồi nhấn Save như hình dưới.
Quá trình crack thành công.Nhấn Exit để kết thúc.
HƯỚNG DẪN TẠO MẠCH ĐIỆN TỬ
Khởi động chương trình.
Sau khi cài đặt thành công, để khởi động chương trình chúng ta chọn Start  All Programs  Altium SP2  DXP 2004 SP2.
Đây là giao diện chính của chương trình.
Để bắt đầu làm việc với DXP chúng ta cần tạo một Project mới.
Project là nơi chứa liên kết tới tất cả các tài liệu và các thiết đặt có liên quan đến thiết kế. Project File có dạng xxx.PrjPCB, là một file văn bản dạng ASCII liệt kê tất cả các tài liệu và các thiết đặt.
Khi một Project được biên dịch, tất cả các thay đổi trên các tài liệu trong Project sẽ được cập nhập đồng thời.
Để tạo một Project mới chúng ta chọn File  New  Project PCB Project.
Right click vào PCB_Project1 ở trong Project Panel, chọn Save Project.
Hộp thoại Save Project hiện ra.
Tại mục Save in chúng ta chọn đường dẫn nơi lưu Project.
Đặt tên cho Project tại mục File name. Tên mặc định là PCB_Project1. Sau đó nhấn nút Save để lưu Project.
Chúng ta cần tạo một tài liệu Schematic để tiến hành vẽ mạch nguyên lý.
Để tạo tài liệu Schematic chúng ta chọn FileNewSchematic.
Hoặc Right click vào NewProject  Add New to ProjectSchematic.
Từ đây chúng ta có thể vẽ mạch nguyên lý trên Schematic mới tạo được. Chúng ta Save Project bằng cách Right click vào NewSchematic  Save.
Hộp thoại Save Schematic hiện ra.
Thao tác tương tự như Save Project.
Để thuận tiện trong việc hướng dẫn các bạn sử dụng DXP. Tôi xin hướng dẫn các bạn hoàn thành bản vẽ “ Mạch đa hài dao động ” sau đây.
Đầu tiên chúng ta hãy tạo một Project có chứa một Schematic có cùng tên là “Mach da hai”. Để tiện trong việc quản lý các file trong việc quản lý các file trong Project sau này.
Mở Schematic “Mach da hai.SCHDOC” ra. Bằng cách Double click vào link “Mach da hai.SCHDOC” ở Project Panel.Màn hình soạn thảo hiện ra. Và chúng ta có thể bắt đầu vẽ mạch nguyên lý cho bản vẽ. Chúng ta có thể mở rộng màn hình soạn thảo bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + F5.
Để bắt đầu với bản vẽ chúng ta hãy chọn khổ giấy cho bản vẽ. Bằng cách chọn Menu Design  Document Options…
Hộp thoại Document Options hiện ra. Chúng ta có thể hiệu chỉnh các giá trị cho giấy vẽ.
Tại thẻ Sheet Options.
Tại thẻ Parameters chúng ta có thể điền các giá trị như DocumentNumber, DocumentName... Bằng cách nhấn nút Edit. Hoặc có thể tạo thêm một giá trị mới bằng cách nhấn nút Add.
Tại thẻ Units chúng ta có thể chọn đơn vị đo là Imperial (Milimet, Inches, DXP Defaultes…) hoặc Metric (Milimet,Centimet,Meters…)
Để vẽ một mạch đa hài dao động như hình vẽ đã giới thiệu thì chúng ta cần 4 điện trở loại 1K và 100K, 2 tụ gốm (không phân cực), 2 transistor loại 2N3904, và nguồn Header 2. Tôi sẽ hướng đẫn các bạn lấy một trong số các linh kiện đó trong thư viện để đưa vào bản vẽ. Sau đó các bạn hãy thực hiện tương tự với các linh kiện khác.
Chúng ta hãy mở Library Panel bằng cách chọn Menu Design  Browse Library…
Hoặc click chuột vào nút Libraries ở góc trên bên phải màn hình.
Hoặc chọn System ở góc dưới bên phải màn hình. Chọn Libraries.
Library Panel hiện ra ở bên phải màn hình.
Cách tìm linh kiện như hình vẽ
Nếu như chúng ta không biết linh kiện thuộc thư viện nào,chúng ta hãy nhấn nút Search để tìm kiếm trong toàn bộ thư viện của DXP
Hộp thoại Libraries Search xuất hiện.
Nếu muốn tìm trên những thư viện sẵn có trong chương trình thì tích vào nút Available Libraries.
Nếu muốn tìm kiếm trên những thư viện khác thì tích vào nút Libraries on path và chọn đường dẫn đến thư mục chứa thư viên muốn tìm kiếm ở mục Path.
Sau khi tìm được linh kiện chúng ta Double click vào tên linh kiện hoặc chọn linh kiện rồi nhấn nút Place.
Linh kiện sẽ xuất hiện trên con trỏ chuột. Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí muốn đặt linh kiện. Nhấn nút Space để xoay linh kiện. Muốn lấy đối xứng theo các trục Ox,Oy thì nhấn X hoặc Y.
Trong khi di chuyển linh kiện chúng ta nhấn Tab để mở hộp thoại Component Properties. Và hiệu chỉnh các giá trị cho linh kiện.
Sau khi các giá trị của linh kiện đã được hiệu chỉnh xong chúng ta đặt linh kiện xuống giấy vẽ bằng cách Left click vào vị trí muốn đặt linh kiện. Tiếp tục di chuyển và Left click vào vị trí tiếp theo để đặt tiếp một linh kiện giống như thế lên giấy vẽ. Sau đó Right click để kết thúc lệnh. Nếu muốn hiệu chỉnh lại giá trị cho linh kiện ta Double click vào linh kiện. Hộp thoại Component Properties sẽ hiện ra.
Thực hiện tương tự với các linh kiện khác ta được như sau:
Để phóng to một vị trí bất kì chúng ta chọn Menu View  Area
Hoặc Right click chọn View  Area
Sau đó Left click kéo chọn phần muốn phóng to.
Kêt quả như sau:
Để trở về trạng thái bình thường chúng ta chọn Menu View  Fit Document
Hoặc Right click chọn View  Fit Document
Nếu muốn phóng to toàn bộ màn hình chúng ta chọn Menu View  Fit All Objects
Hoặc Right click chọn View  Fit All Objects
Ngoài ra, để phóng to một vị trí bất kì chúng ta còn có thể để con trỏ chuột vào vị trí muốn phóng to rồi nhấn Ctrl + sử dụng con lăn chuột.
Thực hiện tương tự với các lệnh trong Menu View như Zoom In, Zoom Out, lệnh Zoom last tương tự như lệnh Fit All Objects.
Bây giờ chúng ta tiến hành nối các linh kiện lại với nhau. Để nối các linh kiện lại với nhau chúng ta làm như sau:
Chọn Menu Place  Wire

Hoặc nhấn nút Wire trên thanh công cụ.
Con trỏ chuột chuyển sang dấu cộng. Đưa con trỏ đến đầu ra của đối tượng click chuột kéo đến đầu vào của đối tượng tiếp theo và click chuột. Right click để kết thúc lệnh.
Sau khi nối các linh kiện lại với nhau chúng ta được kết quả như sau:
Sử dụng nguồn cấp VCC cho đường mạch điện. Chọn nút Power Sources trên thanh công cụ và chọn kiểu nguồn phù hơp. Đặt vào vị trí trên bản vẽ.
Đặt nguồn VCC cho mạch điện.
Sau khi đặt nguồn chúng ta được một mạch điện hoàn chỉnh như sau:
VẼ MẠCH IN
Sau khi hoàn thành bản vẽ mạch nguyên lý chúng ta sẽ tiến hành vẽ mạch in cho mạch điện.
Đầu tiên chúng ta cần tạo một tài liệu có dạng xxx.PCBDOC
Để tạo một tài liệu xxx.PCBDOC chúng ta chọn Menu File  New  PCB.
Hoặc Right click vào Project chọn Add new to Project  PCB.
Bước tiếp theo chung ta thiết lập các thông số cần thiết cho giấy vẽ. Sau khi thiết lập xong chọn Menu File  Save (Ctrl + S) để lưu các thiết đặt Cách làm như sau:
Chọn Menu Design  Board Options.Hộp thoại Board Options hiện ra.
Trong mục Measurement Unit chúng ta chọn đơn vị cho bản vẽ. Trong mục Visible Gird xác định sự hiển thị của lưới trên màn hình. Markers cho phép chọn hiển thị của lưới là đường thẳng (Lines) hay điểm (Dots) còn Gird 1,Gird 2 cho phép lựa chon khoảng cách giữa các điểm lưới trên màn hình thiết kế.
Tiếp theo chúng ta vào Menu Design  Rules. Xuất hiện hộp thoại sau:
Tại đây chúng ta sẽ thiết lập các thông số liên quan trực tiếp đến bản mạch in sẽ vẽ. Để thiết lập khoảng cách giữa các đường mạch với nhau cũng như giữa các đường mạch với các chân linh kiện ta chọn trong mục Design Rules  Electrical  Clearance  Clearance. Để thiết lập độ rộng lớn nhất và nhỏ nhất của các đường mạch ta chọn Design Rules  Routing  Width.
Sau khi đã thiết lập xong các thông số cho bản vẽ chúng ta Save lại tài liệu này.
Save tài liệu này tương tự như Save Project và Save tài liệu Schematic đã trình bày ở phần trước.
Mở tài liệu Schematic vẽ mạch nguyên lý của mạch điện.
Chọn Menu Design  Update PCB Document…
Hộp thoại Engineering Change Order hiện ra. Yêu cầu xác nhận các thiết bị được chuyển lên mạch in.
Nhấn nút Validate Changes để xác nhận. Sau đó nhấn nút Execute Changes để thực hiện công việc.
Nhấn nút Report Changes để xem công việc sẽ thực hiện, những thiết bị nào sẽ được đưa lên mạch in. Nhấn Close để đóng hộp thoại.
Kết thúc công việc, trên mạch in sẽ xuất hiện các thiết bị với hình dạng thực tế. Chúng ta có thể tùy ý sắp xếp chúng trên mạch in một cách hợp lý.
Sau khi đã sắp xếp linh kiện chúng ta có thể tiến hành việc đi dây. Chúng ta có thể đi dây tự động hoặc bằng tay.
Đi dây tự động.
Nếu muốn đi dây tự động cho toàn bộ mạch chúng ta chọn Menu Auto Route  All. Xuất hiện hộp thoại.
Trong Edit Layer Direction cho phép thiết lập các thông số liên quan đến lớp mạch. Edit Rules cho phép thiết lập các thông số liên quan đến đường mạch. Cuối cùng nhấn Route All để thực hiện quá trình đi dây.
Đi dây bằng tay.
Để đi dây bằng tay chúng ta sử dụng các công cụ trong Menu Place.
Công cụ Interactive Routing cho phép nối các đường mạch lại với nhau.
Công cụ Pad cho phép chúng ta đặt các lỗ khoan tự do.
Công cụ Via cho phép chúng ta đặt các lỗ Via để liên kết các Net ở các lớp mạch với nhau.
Công cụ Line dùng để vẽ các đường thẳng.
Ngoài ra còn có các công cụ khác dùng để sử dụng vào các trường hợp cụ thể.
Các công cụ trên thường cố sẵn ở trên thanh công cụ.
Sau khi kết thúc quá quá trình chạy dây tự động chúng ta có thể có đuợc kết quả như sau.
Nếu muốn xem mạch điện của chúng ta ở dạng 3D ngoài thực tế chúng ta chọn Menu View  Broad 3D.Mạch điện của chúng ta vừa vẽ có dạng như sau:
Như vậy chúng ta đã hoàn thành quá trình vẽ mạch đa hài dao động với chương trình DXP 2004 SP2. Đối với các mạch điên tử khác các bạn thực hiện tương tự. Công việc cuối cùng là chúng ta in mạch in lên giấy.
Để thiết lập trang in chúng ta Chọn Menu File  Page Setup. Hộp thoại Composite Properties hiện ra.
Mục Printer Page cho phép lựa chọn khổ giấy và chiều giấy. Scaling chọn lựa tỷ lệ vủa bản mạch được in ra. Color Set đặt chế độ màu cho bản vẽ.
Để thiết lập các thông số về sự xuất hiện của các lớp mạch trên bản mạch in chung ta chọn Advanced. Hộp thoại xuất hiện. Lớp mạch nào không cần sử dụng chúng ta xóa đi. Tích vào Holes để hiện các lỗ khoan khi in.
Nếu muốn thêm các layer chọn Multi Composite Print . Right click, chọn Properties. Xuất hiện hộp thoại. Trên hộp thoại này cho phép Add, Remove, Move up, Move down các layer
Sau khi thiết lập các thông số xong chúng ta có thể tiến hành in bản mạch lên giấy. Chúng ta có thể in lên giấy in Hồng Hà hoặc giấy Đề can. Đối với giấy Đề can chúng ta có thể in những đường mạch cỡ 10 mil còn giấy Hồng Hà chúng ta nên in những đường mạch cỡ 15 mil trở lên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)