Hướng dẫn dạy Nghề phổ thông năm học 2013-2014
Chia sẻ bởi Vũ Đăng Khôi |
Ngày 25/04/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn dạy Nghề phổ thông năm học 2013-2014 thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 1897/SGDĐT-GDTrH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 03 tháng 09 năm 2013
V/v hướng dẫn dạy Nghề phổ thông
năm học 2013-2014.
Kính gửi :
- Các phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường trung học phổ thông;
- Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai;
- Các trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Căn cứ công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2013 – 2013 của Bộ GD&ĐT; Văn bản số 10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2008 về hướng dẫn thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông; Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT hướng dẫn tổ chức dạy nghề phổ thông như sau:
1. Tổ chức dạy nghề phổ thông:
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS là nội dung giáo dục tự chọn (theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với thời lượng 70 tiết (2 tiết/tuần). Nghề phổ thông (NPT) là 1 trong 3 môn học tự chọn (NN2, Tin học, Nghề phổ thông) “Tin học trong chương trình NPT là Tin học văn phòng”, có thể bố trí thời lượng dạy học tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của các trường, trung tâm hoặc bố trí dạy học ngoài 6 buổi/tuần.
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THPT là nội dung giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Chương trình GDNPT lớp 11 có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày. Tài liệu dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành có 11 NPT: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng.
Các trường THCS, THPT, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm GDTX có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chuyên môn theo yêu cầu chương trình nghề phổ thông thì mới được tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh.
Trong trường hợp các đơn vị chưa có đủ giáo viên chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất cần hợp đồng với Trung tâm KTTH-HN hoặc Trung tâm GDTX nếu trung tâm đó đủ điều kiện dạy NPT để tổ chức hoạt động giáo dục NPT cho học sinh.
Đối với đơn vị có sử dụng giáo viên hợp đồng dạy nghề phổ thông phải xây dựng kế hoạch dạy và dự thảo hợp đồng với giáo viên và báo cáo Sở phê duyệt thì mới được tổ chức giảng dạy. Giáo viên hợp đồng giảng dạy phải cam kết tham gia làm giám khảo trong kì thi NPT theo yêu cầu của Sở.
Riêng các môn Nấu ăn , Cắt may, Thêu tay do đặc thù của đội ngũ giáo viên, do đó Sở chỉ giao cho Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh tổ chức dạy tại Trung tâm theo đúng quy định hiện hành;
Giáo viên dạy nghề phải có bằng chuyên môn (Đại học, Cao đẳng chuyên ngành) thuộc các NPT do Bộ GD&ĐT ban hành hoặc giáo viên Vật lí, Công nghệ đối với nghề Điện tử, Điện dân dụng; giáo viên Nữ công(giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật) đối với nghề Nấu ăn, Thêu, Cắt may; giáo viên Sinh học, Công nghệ đối với nghề Trồng rừng, Làm vườn, Nuôi cá.
Mỗi trường phải tổ chức giảng dạy ít nhất 02 NPT cho học sinh tự chọn đăng ký phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Sở sẽ tổ chức kiểm tra việc tổ chức dạy và học nghề phổ thông theo quy định.
2. Hồ sơ quản lý chuyên môn các lớp dạy nghề phổ thông
- Phân phối chương trình nghề phổ thông.
- Kế hoạch tổ chức dạy nghề phổ thông.
- Sổ gọi tên ghi điểm.
- Sổ đầu bài.
3. Hồ sơ giáo viên dạy nghề phổ thông:
- Kế hoạch giảng dạy (Sổ báo giảng).
- Giáo án.
- Sổ điểm cá nhân.
- Sổ điểm danh.
4. Tổ chức giảng dạy, học tập:
- Giáo viên phụ trách giảng dạy NPT phải có
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 1897/SGDĐT-GDTrH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 03 tháng 09 năm 2013
V/v hướng dẫn dạy Nghề phổ thông
năm học 2013-2014.
Kính gửi :
- Các phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường trung học phổ thông;
- Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai;
- Các trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Căn cứ công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2013 – 2013 của Bộ GD&ĐT; Văn bản số 10945/BGDĐT-GDTrH ngày 27/11/2008 về hướng dẫn thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông; Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT hướng dẫn tổ chức dạy nghề phổ thông như sau:
1. Tổ chức dạy nghề phổ thông:
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS là nội dung giáo dục tự chọn (theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với thời lượng 70 tiết (2 tiết/tuần). Nghề phổ thông (NPT) là 1 trong 3 môn học tự chọn (NN2, Tin học, Nghề phổ thông) “Tin học trong chương trình NPT là Tin học văn phòng”, có thể bố trí thời lượng dạy học tự chọn trong Kế hoạch giáo dục của các trường, trung tâm hoặc bố trí dạy học ngoài 6 buổi/tuần.
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở cấp THPT là nội dung giáo dục được quy định trong kế hoạch giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Chương trình GDNPT lớp 11 có 105 tiết (3 tiết/tuần), bố trí ngoài thời lượng học 1 buổi/ngày. Tài liệu dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành có 11 NPT: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng.
Các trường THCS, THPT, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm GDTX có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chuyên môn theo yêu cầu chương trình nghề phổ thông thì mới được tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh.
Trong trường hợp các đơn vị chưa có đủ giáo viên chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất cần hợp đồng với Trung tâm KTTH-HN hoặc Trung tâm GDTX nếu trung tâm đó đủ điều kiện dạy NPT để tổ chức hoạt động giáo dục NPT cho học sinh.
Đối với đơn vị có sử dụng giáo viên hợp đồng dạy nghề phổ thông phải xây dựng kế hoạch dạy và dự thảo hợp đồng với giáo viên và báo cáo Sở phê duyệt thì mới được tổ chức giảng dạy. Giáo viên hợp đồng giảng dạy phải cam kết tham gia làm giám khảo trong kì thi NPT theo yêu cầu của Sở.
Riêng các môn Nấu ăn , Cắt may, Thêu tay do đặc thù của đội ngũ giáo viên, do đó Sở chỉ giao cho Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh tổ chức dạy tại Trung tâm theo đúng quy định hiện hành;
Giáo viên dạy nghề phải có bằng chuyên môn (Đại học, Cao đẳng chuyên ngành) thuộc các NPT do Bộ GD&ĐT ban hành hoặc giáo viên Vật lí, Công nghệ đối với nghề Điện tử, Điện dân dụng; giáo viên Nữ công(giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật) đối với nghề Nấu ăn, Thêu, Cắt may; giáo viên Sinh học, Công nghệ đối với nghề Trồng rừng, Làm vườn, Nuôi cá.
Mỗi trường phải tổ chức giảng dạy ít nhất 02 NPT cho học sinh tự chọn đăng ký phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Sở sẽ tổ chức kiểm tra việc tổ chức dạy và học nghề phổ thông theo quy định.
2. Hồ sơ quản lý chuyên môn các lớp dạy nghề phổ thông
- Phân phối chương trình nghề phổ thông.
- Kế hoạch tổ chức dạy nghề phổ thông.
- Sổ gọi tên ghi điểm.
- Sổ đầu bài.
3. Hồ sơ giáo viên dạy nghề phổ thông:
- Kế hoạch giảng dạy (Sổ báo giảng).
- Giáo án.
- Sổ điểm cá nhân.
- Sổ điểm danh.
4. Tổ chức giảng dạy, học tập:
- Giáo viên phụ trách giảng dạy NPT phải có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đăng Khôi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)