Hướng dẫn đánh giá phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Yên |
Ngày 09/10/2018 |
447
Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn đánh giá phong trào xây dựng trường học thân thiện HS tích cực thuộc Thể dục 1
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 1741/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn đánh giá kết quả
phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện,
học sinh tích cực”
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2009
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào này. Để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phong trào của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (sau đây gọi chung là trường) và các địa phương, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
1. Mục đích
1.1. Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục;
1.2. Kết quả đánh giá góp phần giúp các trường mầm non, phổ thông và các địa phương có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của người học.
2. Yêu cầu
2.1. Đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, sát thực tiễn nhằm động viên tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực của mỗi trường, thúc đẩy tinh thần hướng thiện trong hoạt động giáo dục;
2.2. Từ việc công khai kết quả đánh giá phong trào của các trường, góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
II. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ
1. Căn cứ mục tiêu của phong trào thi đua
Phong trào thi đua có các mục tiêu cơ bản sau đây:
1.1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên;
1.2. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện.
2. Căn cứ yêu cầu thực hiện phong trào thi đua
2.1. Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện;
2.2. Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện;
2.3. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh;
2.4. Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh;
2.5. Phát huy tính tự giác của mọi thành viên trong trường tham gia phong trào và tổ chức các hoạt động phù hợp với thực tiễn địa phương.
3. Căn cứ kết quả thực hiện các nội dung cụ thể
3.1. Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
a) Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng và ấm áp về mùa lạnh; trồng và chăm sóc thường xuyên cây bóng mát, vườn hoa cây cảnh;
b) Có nhà vệ sinh sạch sẽ; đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe;
c) Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3.2. Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp học sinh tự tin học tập:
a) Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kỹ năng tư
Số: 1741/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn đánh giá kết quả
phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện,
học sinh tích cực”
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2009
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào này. Để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phong trào của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (sau đây gọi chung là trường) và các địa phương, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
1. Mục đích
1.1. Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục;
1.2. Kết quả đánh giá góp phần giúp các trường mầm non, phổ thông và các địa phương có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của người học.
2. Yêu cầu
2.1. Đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, sát thực tiễn nhằm động viên tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực của mỗi trường, thúc đẩy tinh thần hướng thiện trong hoạt động giáo dục;
2.2. Từ việc công khai kết quả đánh giá phong trào của các trường, góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.
II. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ
1. Căn cứ mục tiêu của phong trào thi đua
Phong trào thi đua có các mục tiêu cơ bản sau đây:
1.1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên;
1.2. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện.
2. Căn cứ yêu cầu thực hiện phong trào thi đua
2.1. Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện;
2.2. Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện;
2.3. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh;
2.4. Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh;
2.5. Phát huy tính tự giác của mọi thành viên trong trường tham gia phong trào và tổ chức các hoạt động phù hợp với thực tiễn địa phương.
3. Căn cứ kết quả thực hiện các nội dung cụ thể
3.1. Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
a) Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng và ấm áp về mùa lạnh; trồng và chăm sóc thường xuyên cây bóng mát, vườn hoa cây cảnh;
b) Có nhà vệ sinh sạch sẽ; đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe;
c) Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3.2. Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp học sinh tự tin học tập:
a) Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kỹ năng tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Yên
Dung lượng: 82,27KB|
Lượt tài: 6
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)