Hướng dẫn công tác kiểm tra giám sát ở chi bộ

Chia sẻ bởi Trần Xuân Tường | Ngày 01/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn công tác kiểm tra giám sát ở chi bộ thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN
Thực hiện công tác kiểm tra giám sát ở chi bộ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG ỦY XÃ ĐÔNG HIẾU
HƯỚNG DẪN
ThỰc hiỆn công tác kiỂm tra giám sát Ở chi bỘ
I. Một số vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra giám sát
1. Công tác kiểm tra:
- Là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo thì phải kiểm tra.
Lãnh đạo
Kiểm tra
1. Công tác kiểm tra:
- Là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo thì phải kiểm tra.
Thì phải
- Nội dung chủ yếu công tác kiểm tra của Đảng là kiểm tra “việc” và kiểm tra “người”; kiểm tra “việc” là kiểm tra thực hiện chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng các cấp; kiểm tra “người” là kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên.
- Nội dung chủ yếu công tác kiểm tra của Đảng
NGƯỜI
KIỂM TRA
- Nội dung chủ yếu công tác kiểm tra của Đảng
NGƯỜI
KIỂM TRA
kiểm tra “người”
là kiểm tra thực
hiện nhiệm vụ của
người đảng viên.
kiểm tra “việc” là
kiểm tra thực
hiện chỉ thị, nghị
quyết, kết luận
của Đảng các cấp
- Mục tiêu kiểm tra xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ của tổ chức Đảng.
- Mục tiêu kiểm tra xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng từng thời kỳ của tổ chức Đảng.
Mục tiêu kiểm tra
TỪ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
- Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra là: “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”
CHIẾN ĐẤU
HIỆU QUẢ
- Tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra là: “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”
GIÁO DỤC
CHỦ ĐỘNG
- Chất lượng hiệu quả kiểm tra thể hiện qua việc chọn nội dung, đối tượng kiểm tra; việc thực hiện nguyên tắc, quy trình kiểm tra, việc kết luận và xử lý kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
- Chất lượng hiệu quả kiểm tra thể hiện
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH KIỂM TRA
KẾT LUẬN VÀ XỬ LÝ CÔNG MINH, CHÍNH XÁC, KIP THỜI
Việc chọn nội dung, đối tượng kiểm tra
- Phương pháp tiến hành kiểm tra là phải dựa vào tổ chức Đảng; phát huy tinh thần tự giác của đảng viên; tính xây dựng của quần chúng; làm tốt thẩm tra, xác minh; kết hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan.
Phương pháp tiến hành kiểm tra
kết hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan.
phát huy tinh thần tự giác của đảng viên
phải dựa vào tổ chức Đảng
phát huy tính xây dựng của quần chúng
làm tốt thẩm tra, xác minh
- Hình thức kiểm tra gồm có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường.
Hình thức kiểm tra gồm có
2. Công tác giám sát:
- Là việc các cấp ủy, tổ chức Đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên chịu giám sát trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức lối sống theo quy định của BCHTW.
Công tác giám sát
- Hình thức giám sát gồm có giám sát thường xuyên (thông qua giám sát trực tiếp+giám sát gián tiếp) và giám sát chuyên đề.
- Hình thức giám sát gồm có
giám sát thường xuyên
giám sát chuyên đề.
giám sát trực tiếp
giám sát gián tiếp
3. Sự giống nhau và khác nhau của công tác kiểm tra và giám sát trong Đảng
Giống nhau
- Kiểm tra giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng, do cấp ủy, tổ chức Đảng và UBKT thực hiện.
- Nội dung
đều là việc chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật nhà nước.
- Mục đích đều nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Khác nhau:
- Chủ thể kiểm tra rộng hơn chủ thể giám sát; tổ chức Đảng, đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.
- Đối tượng giám sát rộng hơn đối tượng kiểm tra, vì bao gồm cả thường trực cấp ủy, các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy lập ra; đối tượng giám sát và chủ thể tham gia giám sát phải được tổ chức Đảng có thẩm quyền phân công
- Giám sát không đi sâu thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật; giám sát nhằm cảnh báo, ngăn ngừa, tránh để xảy ra vi phạm.
- Kiểm tra là tiến hành đúng quy trình; coi trọng thẩm tra, xác minh; có kết luận kiểm tra và xử lý vi phạm đúng mức.
II. Kiểm tra đảng viên (kể cả chi ủy viên) trong chi bộ
Bước
chuẩn
bị
Bước
tiến
hành
Bước
Kết
thúc
1
3
2
1. Bước chuẩn bị:
- Lập quyết định và kế hoạch kiểm tra thông qua cấp ủy
- Nội dung đề cương hướng dẫn cho đảng viên viết bản giải trình
- Xây dựng lịch kiểm tra và phân công cho các thành viên Tổ kiểm tra
2. Bước tiến hành:
- Tổ kiểm tra làm việc với đảng viên được kiểm tra (mời cấp ủy, tổ trưởng Đảng tham dự) để thông báo quyết định, kế hoạch, thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu đảng viên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra theo đề cương, yêu cầu cung cấp tài liệu, phối hợp kiểm tra.
- Tổ kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh: Thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp các tổ đảng và đảng viên có liên quan, nhận bản giải trình, nghiên cứu tài liệu và các văn bản.
- Tổ kiểm tra làm việc với đảng viên được kiểm tra trao đổi những nội dung cần bổ sung, làm rõ; nếu thấy sai phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì yêu cầu đảng viên viết bản tự kiểm điểm. Tổ kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Đảng viên
3. Bước kết thúc:
- Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản cho cấp ủy.
- Cấp ủy thảo luận và dự thảo kết luận nội dung đã kiểm tra (có hoặc không có vi phạm) bằng văn bản.
- Tổ chức hội nghị chi bộ Nghe đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình hoặc tự kiểm điểm; Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; thông qua dự thảo kết luận kiểm tra; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, Chi bộ bỏ phiếu quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên được kiểm tra có vi phạm.
- Ra quyết định kỷ luật (nếu có); Thông báo quyết định kỷ luật trước chi bộ.
4. Lập và lưu hồ sơ kiểm tra:
1- Quyết định kiểm tra
2- Kế hoạch kiểm tra
3- Đề cương hướng dẫn viết bản giải trình hoặc bản kiểm điểm
4- Bản giải trình, bản tự kiểm điểm của đảng viên
5- Biên bản làm việc với đảng viên được kiểm tra
6- Báo cáo kết quả kiểm tra của Tổ kiểm tra
7- Thông báo kết luận kiểm tra của cấp ủy.
8- Biên bản các cuộc họp chi bộ, tổ Đảng
9- Quyết định kỷ luật (nếu có)
10- Các tài liệu liên quan
Sau một thời gian ra thông báo kết luận (có thể 3 tháng, 6 tháng, 1 năm) cấp ủy Đảng hoặc UBKT công văn cho tổ chức Đảng, đảng viên đã được kiểm tra giám sát báo cáo việc thực hiện sau kiểm tra giám sát bằng văn bản.
5. Kiểm tra việc thực hiện sau kiểm tra giám sát:
III. Giám sát thường xuyên
1. Giám sát trực tiếp:
a. Giám sát thông qua sinh hoạt thường kỳ (kiểm điểm công tác lãnh đạo, tự phê bình); phân tích chất lượng đảng viên:
b- Giám sát thông qua theo dõi, đôn đốc đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao:
2- Giám sát gián tiếp:
+ Nghiên cứu các bản nhận xét, đánh giá, phản ảnh của các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ, chi bộ.
+ Nghiên cứu các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác của các ban ngành đoàn thể trong đơn vị và của cấp trên để phát hiện vấn đề phục vụ việc giám sát.

+ Nghiên cứu đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ đảng viên
+ Nghiên cứu, khảo sát nắm tình hình theo yêu cầu của cấp uỷ.
1
2
3
3. Xử lý kết quả giám sát thường xuyên
Qua giám sát, chi bộ (chi uỷ) kịp thời phát huy ưu điểm, nhắc nhở, đề nghị đảng viên khăc phục thiếu sót, khuyết điểm (nếu có).
Nếu phát hiện đảng viên trong chi bộ có dấu hiệu vi phạm hoặc bị tố cáo thì chi bộ kiểm tra, xem xét theo thẩm quyền hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Chi bộ phân công chi uỷ viên phụ trách cộng tác kiểm tra theo dõi đảng viên được giám sát thực hiện, hoặc sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm (nếu có) báo cáo kết quả giám sát với chi bộ.
- Lập và lưu trữ hồ sơ giám sát thường xuyên
III. Giám sát theo chuyên đề
1. Bước chuẩn bị
Hằng năm, chi bộ xâv dựng kế hoạch giám sát đối với đảng viên; thông báo cho đảng viên được giám sát biết ngay từ đầu năm về nội dung, mốc thời điểm, thời gian giám sát.
- Ra quyết định, kế hoạch giám sát chuyên đề; thông báo và thống nhất lịch GSCĐ với Đảng viên; yêu cầu đảng viên được giám sát chuẩn bị báo cáo giải trình và tài liệu phục vụ việc giám sát.
2. Bước tiến hành
- Tổ giám sát nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu có liên quan, làm việc với đảng viên, thông qua dự thảo báo cáo kết quả GSCĐ
- Tổ chức họp chi bộ để nghe đảng viên đựợc giám sát báo cáo giải trình và nghe báo cáo kết quả GSCĐ của Tổ; chi bộ thảo luận góp ý kiến cho đảng viên đuợc giám sát về những vấn đề liên quan.
Người chủ trì thay mặt chi bộ nhận xét, đánh giá, đề nghị đảng viên được giám sát tiếp thu ý kiến đóng góp của chi bộ để thực hiện, hoặc sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm (nếu có).
1
2
3
3. Bước kết thúc
Nếu phát hiện đảng viên được giám sát có dấu hiệu vi phạm thì chi bộ tiến hành kiểm tra hoặc báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Chi bộ phân công chi uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra theo dõi đảng viên được giám sát thực hiện, hoặc sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm; báo cáo kết quả giám sát với chi bộ.
- Lập và lưu trữ hồ sơ GSCĐ, gồm:
1.Quyết định GSCĐ
2.Kế hoạch GSCĐ
3.Đề cương
4.Bản giải trình của đảng viên
5.Biên bản làm việc
6.Báo cáo kết quả GSCĐ của Tổ
7.TBKL của cấp ủy.
8.Biên bản họp CB
9.Các tài liệu liên quan
IV. Một số mẫu biểu công tác kiểm tra giám sát
(Có mẫu kèm theo)
1.Chương trình công tác KTGS năm …
2.Quyết định kiểm tra (GSCĐ)
3/Kế hoạch kiểm tra (GSCĐ)
4/Mẫu đề cương hướng dẫn viết bản giải trình (Bản tự kiểm điểm)
5.Báo cáo kết quả kiểm tra (GSCĐ)
6.Trích Biên bản hội nghị chi bộ
7.Thông báo kết luận kiểm tra (GSCĐ)
8.Quyết định thi hành kỷ luật
9.Phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật
10.Biên bản kiểm phiếu
V. Nội dung và trích yếu nội dung văn bản kiểm tra giám sát
1. Nội dung kiểm tra, GSCĐ
Kiểm tra (GSCĐ) việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp uỷ cấp trên và của cấp uỷ cấp mình; các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; giữ gìn đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên; chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Có thể chọn 1 trong các nội dung sau:
- Kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc thực hiện nhiệm vụ Đảng viên.
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc thực hiện quy định số 47-QĐ/TW
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc khắc phục tồn tại sau kiểm điểm nghị quyết TW4.
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW
- Kiểm tra (hoặc GSCĐ) việc khắc phục tồn tại, khuyết điểm qua đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm.
- …… Nội dung khác mà chi ủy chi bộ thấy phù hợp.
2. Một số ví dụ viết tiêu đề và trích yếu nội dung văn bản kiểm tra giám sát
QUYẾT ĐỊNH (hay KH, BCKQ, TBKL)
Kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ đảng biên đối với
Đồng chí……………………………………
Chức vụ:……………………………………
QUYẾT ĐỊNH (hay KH, BCKQ, TBKL)
Giám sát chuyên đề đảng viên thực hiện nhiệm vụ đảng biên đối với
Đồng chí……………………………………
Chức vụ:……………………………………
Trên đây là hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra giám sát của chi bộ
Chân thành cảm ơn
các đồng chí
đã chú ý lắng nghe
DUYỆT NỘI DUNG
ĐẢNG ỦY XÃ ĐÔNG HIẾU
Kỹ thuật vi tính
Trần Xuân Tường
Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy
Mọi góp ý xin gửi về [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)