Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Quang | Ngày 22/10/2018 | 111

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH LÀM BÀI TẬP

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết TW IV khóa VII (0l/l993); Nghị quyết TW II Khóa VIII (12/1996); Được thể chế hóa trong Luật giáo dục (12/1998); được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo.
Qua một thời gian thực hiện tôi thấy rằng : Việc giảng dạy vật lí không chỉ dừng lại ở việc làm cho học sinh hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình, sách giáo khoa, mà điều quan trọng hơn là rèn luyện cho các em khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ học tập và những vấn đề thực tiễn đã đề ra. Bài tập vật lý có một vị trí quan trọng trong dạy học vật lý. Trước hết bài tập giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các hiện tượng, các quy luật vật lý, biết phân tích và vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề về thực tiễn cuộc sống.
Trong nhiều trường hợp dù giáo viên cố gắng trình bày tài liệu một các mạch lạc, lô gic, phát biểu định luật một các chính sách, làm thí nghiệm đúng yêu cầu, đúng nguyên tắc và kết quả thuyết phục cũng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ để học sinh hiểu sâu và nắm vững kiến thức. Chỉ có thông qua bài tập dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho học sinh tự lực vận dụng kiến thức đã được học trong các trong các tình huống khác nhau thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và mới có thể biến thành kiến thức của học sinh. Đặc biệt trong quá trình giải bài tập học sinh phải sử dụng thao tác tư duy khác nhau như: so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trìu tượng hóa để giải quyết vấn đề. Nên có thể nói bài tập vật lý là một trong những phương tiện tốt nhất để rèn luyện và phát triển tư duy, óc tưởng tượng khả năng độc lập trong suy nghĩ để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, cũng như rèn luyện tính kiên trì của học sinh.
Ngoài ra giờ bài tập vật lí còn là cơ hội để giáo viên bổ sung những kiến thức mà trong giờ lí thuyết chưa có điều kiện đề cập đến. Khi giải bài tập học sinh huy động được kiến thức của nhiều phần, nhiều chương cho nên bài tập cũng là một hình thức ôn tập.
Cuối cùng chúng ta thấy rằng: Bài tập cũng là một phương tiện không thể thiếu trong việc kiểm tra đánh giá, đánh giá sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Về phương lý luận dạy học bài tập vật lí còn góp phần tạo đường 1iên hệ ngược trong quá trình dạy học, giúp giáo viên điều kiện điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho thích hợp.
Tóm lại: Có thể nói bài tập giữ một vai trò quan trọng trong dạy học vật lý ở trường phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 8 mới được bắt đầu làm quen với giải quyết các bài tập định lượng. Nhưng hiện nay đa số học sinh khi giải bài tập không theo một phương pháp nhất định nên khi làm bài dễ mắc sai lầm. Chính vì vậy để giải tốt một bài tập không thể làm theo cách mò mẫm mà phải có phương pháp rõ ràng nên tôi chọn chuyên đề “Hướng dẫn cho học sinh phương pháp làm bài tập”.

II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 9.
Giáo viên giảng dạy môn vật lý 9.
2. Cơ sở nghiên cứu:
Rút kinh nghiệm từ quá trình dạy các tiết bài tập ở khối 9 của bản thân ở các năm trước và hiện tại.
Qua kinh nghiệm dự giờ các giáo viên trong tổ.
Qua trao đổi với đồng nghiệp
3. Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra thăm dò.
Nghiên cứu tài liệu.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Rèn luyện cho học sinh phương pháp làm bài tập.
I/ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 9
Tổng số tiết 2 tiết / tuần x 35 tuần.
Gồm:
Thực hành 7 tiết.
Ôn tập tổng kết 9 tiết.
Kiểm tra 4 tiết.
Số tiết bài học 50
Trong 50 bài học hầu như bài nào cũng có bài tập.
II/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Có rất nhiều loại bài tập như: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm, bài tập có nội dung lịch sử, bài tập có nội dung thực tế, bài tập có nội dung giả tạo..., chuyên đề này chỉ đề cập về bài tập định lượng.
Bài tập định lượng có thể phân thành hai loại như sau:
a. Bài tập mang tính chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)